Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 34 - 39)

7. Kết cấu luận văn:

1.2. Thông điệp về trẻ em trên báo điện tử

1.2.1. Khái niệm và quá trình phát triển của báo điện tử

“Báo điện tử” về cơ bản được hiểu là một phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động nhờ vào kết nối internet. Báo điện tử là sản phẩm gắn liền với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin. Trong thời đại kĩ thuật số, báo điện tử có

những bước phát triển vượt bậc, trở thành mối đe dọa đối với nhiều loại hình báo chí khác.

Cũng có không ít người quan niệm báo điện tử là một loại hình báo chí có sự can thiệp của công nghệ cao, được chế tác, xuất bản và chạy trên môi trường điện tử.

Tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 đưa ra khái

niệm “Báo điện tử”: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài”.

Tiến sĩ Thang Đức Thắng, Phó Giám đốc FPT Internet, Tổng biên tập báo

VnExpress định nghĩa loại hình báo chí mới này là "tờ báo thực hiện các chức năng báo chí bằng phương tiện Internet".

Mặc dù không thống nhất trong một khái niệm nhưng nhìn chung có thể hiểu báo mạng điện tử là loại báo mà người ta đọc trên những công cụ có kết nối internet.

Báo mạng điện tử ra đời gắn liền với sự xuất hiện của Internet. Đầu những năm 1990, internet thực sự phát triển mạnh mẽ, trở thành cơn bão càn quét hầu khắp các nước lớn trên thế giới. Tỷ lệ người sử dụng Internet tăng lên một cách chóng mặt. Năm 1992, Word Wide Web (gọi tắt là web) ra đời đánh dấu một kỉ nguyên cho Internet và báo điện tử.

Theo các nhà nghiên cứu thì tờ báo mạng đầu tiên trên thế giới là từ “Diễn đàn Chicago” (Chicago Tribune), ra đời vào tháng 5/1992, máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ American Online. Một trong những hãng truyền thông lớn nhất thế giới là CNN (Mỹ) đã chạy thử nghiệm phiên bản báo mạng từ năm 1993. Sau đó BBC (Anh) lên mạng từ 13/9/1994. Đó là những dấu mốc quan trọng của loại hình báo chí này. Phần lớn website tin tức hồi đó đều là phiên bản điện tử của báo giấy hoặc truyền hình.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới. Thế giới thông tin thực sự bùng nổ khi chỉ cần “lướt web” mọi người tiếp cận được khối lượng tin tức lớn cùng với hình thức thể hiện phong phú đa dạng: tin về kinh tế, chính trị, xã hội , văn hóa, giải trí... Tin truyền tải bằng chữ viết, ảnh, video, audi... Theo thống kê của Newslink, năm 1996 trên toàn thế giới có 1335 tờ báo mạng điện tử, đến năm 1998 là 4925 tờ và đầu

năm 2000 là 8474 tờ. Tại các nước châu Á, xu thế phát triển báo mạng điện tử chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ sau năm 2000.

Ở Việt Nam, ngày 5/3/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet ở Việt Nam để điều hòa, phối hợp việc quản lý, phát triển dịch vụ Internet tại Việt Nạm. Ngày 19/11/1997 Việt Nam chính thức hòa mạng Internet. Tuy nhiên phải đến năm 2002, khi các nhà cung cấp dịch vụ xuất hiện, chấm dứt tình trạng độc quyền trong cung cấp dịch vụ hạ tầng kết nối internet thì thị trường này mới thực sự sôi động và mức độ cạnh tranh ngày càng cao.

Theo Thứ trưởng Mai Liêm Trực – Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn

thông (cũ) nay là Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: “Một trong những lý do sau này giúp Internet ở Việt Nam phát triển hơn đó chính là sự kiện báo điện tử ra đời. Có thể nói sự ra đời của báo điện tử là một dấu mốc lớn, góp phần thay đổi cách thức truyền tải thông tin và thói quen tiếp cận tin tức của đại đa số công chúng”.

Đến hết năm 2009, cả nước có khoảng gần 80 tờ báo điện tử và các phiên bản điện tử của báo in; hơn 100 trang tin điện tử và gần 20.000 website (số liệu thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông). Hiện nay quy mô báo mạng điện tử ở Việt Nam ngày càng lớn. Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2014, hiện cả nước có 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo Trung ương, 113 báo địa phương), 646 tạp chí (513 tạp chí Trung ương, 133 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia. Số lượng các cơ quan báo chí in trong năm 2014 tăng 07 cơ quan đó là các tạp chí nghiên cứu khoa học chuyên ngành của các Trường đại học. Số lượng báo điện tử có 98 báo, tạp chí điện tử, tăng 03 báo và 03 tạp chí so với năm 2013.

Trải qua gần 20 năm phát triển, báo điện tử ngày càng chứng minh được đây là một phương tiện thông tin hiệu quả và hữu ích về mọi mặt. Tri thức của công chúng trở nên thiếu hụt và nhỏ bé giữa “biển” thông tin khổng lồ mà báo điện tử cung cấp. Và để bù đắp những hiểu biết ngoài kinh nghiệm, kiến thức của mình, công chúng truy cập báo điện tử mỗi ngày. Hoạt động này vừa “cứu cánh” cho công chúng, vừa giúp báo điện tử phát triển ngày một mạnh mẽ.

1.2.2. Ưu và nhược điểm của báo điện tử trong việc truyền tải thông điệp

Ngay từ khi mới ra đời, báo điện tử đã chứng minh nó là một loại hình tiên tiến, hiện đại, giúp thỏa mãn nhu cầu và sở thích tìm hiểu tin tức của công chúng. Báo điện tử thực sự là mối de dọa đối với các loại hình báo chí khác như báo in, phát thanh, truyền hình trong việc truyền tải thông tin và lôi kéo công chúng. Tuy nhiên không phải ngay từ đầu, báo điện tử đã biết phát huy lợi thế của mình. Trước đây, những người làm báo mạng chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyển tin bài từ báo giấy lên báo mạng và phần đa trong số họ là dân công nghệ thông tin, không được đào tạo về nghiệp vụ báo chí. Theo thời gian, khuyết điểm này dần được khắc phục và những ưu điểm được phát huy làm cho báo điện tử ngày càng trưởng thành và có vị thế trước các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Cũng giống bất kì sự vật, hiện tượng nào tồn tại trong xã hội, báo điện tử mang trong mình những ưu nhược điểm khác nhau.

Báo điện tử gắn liền với công nghệ nên những ưu nhược điểm của nó phần lớn cũng xuất phát từ đây.

Sự cạnh tranh tin tức ở các loại hình báo chí với nhau chủ yếu ở các yếu tố: “mới”, “độc” và “nhanh”. Riêng yếu tố “nhanh”, báo điện tử đã làm rất “tròn trịa” và trở thành ưu điểm đáng nói đầu tiên.

Khi một sự kiện hiện tượng vừa mới xảy ra, nhà báo có thể “tung” thông tin lên mạng bằng những thao tác rất đơn giản, nhanh chóng. Thời lượng cho việc này chỉ mất vài phút. Như vậy các loại hình báo chí khác rất khó khăn để cạnh tranh với báo điện tử ở yếu tố này.

Nếu như truyền hình có lợi thế truyền tải trực tiếp thì bây giờ báo mạng cũng làm được điều này một cách rất khéo léo. Những tin bài tường thuật trực tiếp thường được nhấn mạnh bằng việc thêm các từ “trực tiếp” hoặc “live” ở đầu bài hoặc “nhấn F5 để cập nhật” ở cuối bài... Các nhà báo thường sử dụng cách thức này đối với những tin tức quan trọng, được đông đảo công chúng quan tâm, chờ đợi như

“Quá trình cứu các nạn nhân trong vụ sập hầm Đạ Dâng”; “Diễn biến tìm kiếm máy bay Germanwings mất tích”...

Tin bài trên báo điện tử được viết ngắn gọn và cập nhật ngay mỗi khi có sự việc hiện tượng xảy ra. Chính vì vậy báo điện tử là phi định kì, thời gian tin bài xuất bản phụ thuộc vào thời điểm sự kiện, hiện tượng xảy ra. Tùy theo cách triển khai thông điệp, số lượng tin bài không giới hạn. Độc giả có thể tìm được ngay tin bài ở trang chủ và những tin liên quan ở trang trong. Trong mỗi bài viết, mặc dù không giới hạn chữ, hình ảnh, video, audi... nhưng để đạt được hiệu quả, mỗi tin bài không nên kéo dài quá hai trang màn hình.

Tính thẩm mỹ, đa dạng trong cách thể hiện tin bài là một ưu thế nổi trội khác của báo điện tử. Với sự trợ giúp của kĩ thuật công nghệ, hiệu ứng màu sắc, ảnh động, âm thanh... được tích hợp một cách khéo léo ngay trong cùng một tin bài. Khi thỏa mãn được giác quan “nhìn”, báo điện tử sẽ tiến gần hơn tới đích truyền tải thông điệp và làm thay đổi nhận thức, hành vi của độc giả.

Tin bài của báo điện tử dù đồ sộ bao nhiêu cũng được “gói gọn” trong thư viện mạng mênh mông. Đó chính là kho lưu trữ khổng lồ không giới hạn số lượng, thời gian... Người dùng chỉ cần “click chuột”, đã có hàng loạt thông tin hiển hiện trước mắt. Ngoài ra những đường link xuất hiện trong tin bài hoặc bên ngoài là sợi dây siêu liên kết, giúp thông tin mở rộng, phong phú và đa dạng.

Khi tin bài là cầu nối giữa cơ quan báo chí với công chúng thì sự tương tác qua lại của hai chủ thể này là cần thiết để khẳng định hiệu quả truyền tin. So với các loại hình báo chí khác, báo điện tử đã tận dụng lợi thế này một cách tự tin và nhuần nhuyễn. Tính tương tác của báo điện tử được thể hiện qua các lời bình luận phía dưới tin bài, việc trả lời các câu hỏi khảo sát, gửi thư điện tử... của độc giả. Việc thiết kế trang báo cho phép độc giả thực hiện các thao tác này một cách đơn giản và dễ dàng. Ngoài ra các cơ quan báo chí còn tổ chức các diễn đàn để công chúng tham gia bình luận hoặc tổ chức những cuộc trò chuyện trực tuyến.

Quá trình tương tác giúp độc giả thỏa mãn việc nêu ý kiến; còn về phía cơ quan báo chí sẽ hiểu rõ hơn công chúng cũng như rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu. Đặc biệt, nhiều tờ báo còn lấy những ý kiến của độc giả để sáng tạo nên một tác phẩm báo chí khác, làm cho thông tin trở nên đa dạng và nhiều màu sắc hơn.

Vì chạy đua thời gian đưa tin với các loại hình báo chí khác hoặc với các trang báo điện tử khác, những tin bài xuất hiện trên báo điện tử thường ít được kiểm chứng kĩ càng. Độ tin cậy vì thế cũng không cao. Các thao tác chỉnh sửa tin bài được thực hiện dễ dàng vì vậy người sáng tạo tác phẩm báo chí có phần dễ dãi, có thể đăng lên rồi lại rút về hoặc sửa lại thông tin... Điều này khiến độc giả hoang mang và dè dặt hơn khi lấy tin từ báo điện tử.

Thông tin trên báo điện tử là khổng lồ tuy nhiên lại là một “mớ thập cẩm” đủ thứ tốt – xấu, đúng – sai lẫn lộn. Người dùng nếu không tỉnh táo và đủ tri thức dễ bị hoang mang, xao động. Vì vậy tìm hiểu nguồn tin là yếu tố quan trọng để khẳng định chất lượng tin bài.

Về phía cơ quan báo chí, các hacker là mối đe dọa khi hệ thống tin bài có thể bị xâm nhập lấy cắp hoặc thay đổi. Chính vì vây an ninh mạng là mối quan tâm hàng đầu của những người lãnh đạo cơ quan báo chí. Ngoài ra báo điện tử cũng tiềm ẩn những nguy cơ biến thành công cụ can thiệp chính trị, xăm lăng văn hóa từ các nước lớn sang các nước nhỏ hơn...

Rõ ràng trong cuộc chiến giành giật công chúng với các phương tiện truyền thông đại chúng khác, báo điện tử còn phải nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng báo điện tử ngày nay đã trở thành một lực lượng truyền thông quan trọng, lấn át các loại hình báo chí khác ở một số khía cạnh. Báo điện tử giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao dân trí, giáo dục thẩm mỹ nhất là cho thế hệ trẻ. Tuy báo điện tử ra đời sau nhưng nó vẫn là một lực lượng trong đội quân xúc kích trên lĩnh vực thông tin - văn hóa của Đảng, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Báo điện tử có chức năng, nhiệm vụ của báo chí nói chung và một số chức năng riêng. Báo điện tử đã trở thành một loại hình báo chí phát triển nhanh và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin đại chúng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 34 - 39)