7. Kết cấu luận văn:
1.3. Góc nhìn văn hóa đối với thông điệp trẻ em trên báo điện tử
1.3.1. Góc nhìn văn hóa đối với thông điệp về trẻ em
Con người có một nhu cầu nội tại – một bản năng – muốn biết những gì đang
đói khát tri thức của con người”. Báo chí chỉ đơn giản là một hệ thống xã hội tạo ra
để cung cấp tin tức, nhằm thỏa mãn nhu cầu đó của con người.
Chúng ta cần tin tức để sống, để tự bảo vệ mình, gắn bó với nhau, nhận ra bạn bè hay kẻ thù... Tin tức giúp con người hoàn thiện tri thức và thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Tìm hiểu thông tin về trẻ em cũng nằm trong nhu cầu chung đó của loài người. Tuy nhiên thông tin này đặc biệt hơn bởi lẽ nó liên quan đến trẻ em – lớp người còn non nớt, cần được chở che, là thế hệ măng non trong mỗi gia đình và xã hội. Những gì liên quan đến trẻ em đều gắn liền với sợi dây tình cảm, tính nhân văn, nhân ái. Người ta nói rằng, dễ đi vào lòng người nhất chính là những thông tin làm nảy sinh tình cảm, vậy nên thông tin về trẻ em từ bước đầu đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của công chúng.
Thông tin về trẻ em ở đây là những tác phẩm báo chí viết về trẻ em, hướng đối tượng tiếp nhận là người lớn. Đây là một dạng “báo chí vì trẻ em”.
Những năm gần đây, tin tức về trẻ em ngày càng được chú trọng trên báo chí. Điều này thể hiện sự quan tâm của xã hội trong vấn đề bảo vệ quyền lợi trẻ em theo tinh thần Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Những tin bài này không phải là dạng tin tức đơn thuần mà ẩn chứa trong nó những thông điệp được gửi gắm tới người lớn, tới toàn xã hội.
Trong thông tin về trẻ em và thực hiện quyền trẻ em, báo chí có vai trò đi đầu và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong xã hội. Những bài viết về trẻ em nếu tràn trề tình yêu thương sẽ góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho toàn xã hội. Nhưng ngược lại sẽ gây tổn hại tới trẻ và gây bức xúc dư luận. Đó chính là tình trạng thông tin thiếu tính văn hóa vẫn xuất hiện nhiều trên các trang báo mạng điện tử hiện nay.
Công chúng dựa vào báo chí để nắm bắt thông tin và gửi gắm niềm tin vậy nên báo chí phải là chỗ dựa tinh thần để công chúng tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Điều này đặc biệt quan trọng hơn khi xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Do đó tính văn hóa của báo chí trở thành
tiêu chí của một nền báo chí vì con người. Bản thân thuật ngữ “văn hóa” đã gắn liền với ý niệm về cái tốt, cái đẹp, cái thẩm mỹ.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa nhưng các nhà văn hóa đều thống nhất cho rằng văn hóa là các giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tiếp cận dưới góc độ giá trị học, văn hóa là các giá trị chân, thiện, mỹ do con người sáng tạo ra nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong đề tài luận văn này, tác giả luận văn giới hạn vấn đề thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa là dưới góc nhìn từ giá trị chân, thiện, mỹ - giá trị mang tính phổ quát của văn hóa.
Nói đến văn hóa là nói đến tính nhân đạo, nhân văn, vì sư phát triển của nhân loại (cá nhân và cộng đồng). Nhân đạo có thể hiểu là những phẩm chất đạo đức thể hiện ở nhận thức, thái độ và hành vi sự yêu thương, quý trọng, chăm sóc và bảo vệ con người, nhất là những con người đang gặp khó khăn, trắc trở. Tính nhân văn đề cao, quý trọng, ca ngợi, bảo vệ những giá trị chung của cộng đồng, vì lợi ích chính đáng của con người. Tính nhân loại là vì hòa bình, ổn định, sự tiến bộ và phát triển của tất cả các nước trên thế giới không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa. Mặc dù biểu hiện ở những cấp độ khác nhau nhưng những khái niệm trên đều hướng tới vẻ đẹp chân thiện mỹ, những giá trị cơ bản của văn hóa nhân loại.
Truyền thông báo chí dưới góc nhìn văn hóa là thái độ tiếp cận, đánh giá các sự kiện và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến cộng đồng cũng như số phận con người trên cơ sở cái tốt, cái đúng, cái đẹp. Đó là cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì quyền con người và sự tiến bộ xã hội. Riêng đối với những thông tin về trẻ em, tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa là yêu cầu đặt lên hàng đầu đối với báo chí.
Khách quan, trung thực là bản chất của báo chí cách mạng. Trên thực tế, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính chất khách quan, trung thực của những thông điệp mà nó đem đến cho công chúng. Nếu tờ báo đưa tin sai và dù sau đó có đính chính, xin lỗi thì uy tín cũng bị hạ thấp. Còn nếu nhà báo viết sai sự thật thì vừa vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vừa tự hạ thấp danh dự lại gây ảnh hưởng lớn cho xã hội.
Khách quan, trung thực vừa là đăc điểm, vừa là yêu cầu tồn tại của báo chí. Tính trung thực có thế biểu hiện ở các mức độ như sự kiện phải được thông báo xác thực, đúng bản chất của nó, không thêm thắt các chi tiết làm cho sự kiện bị sai lệch hoặc có thể là sự kiện ấy tiêu biểu cho tình hình thời sự và những vấn đề đặt ra trong công tác tư tưởng, định hướng.
Tin tức chính là dữ liệu giúp độc giả biết được và suy nghĩ về thế giới bên ngoài. Và thực tế phẩm chất chủ yếu nhất của thông tin đó phải sử dụng được và tin tưởng được. Mong muốn phản ánh được sự thật này vô cùng mạnh mẽ và xuất phát từ tự thân người đưa tin. Nhà báo phải đi tìm sự thật và đó cũng là những gì xã hội đòi hỏi nhà báo phải thực hiện.
Nguyên lý đầu tiên của báo chí là đi tìm sự thật mà không mưu cầu lợi ích cũng chính là những gì giúp phân biệt báo chí với những loại hình truyền thông khác. Sự thật ở đây phải được diễn ra từ quá trình lựa chọn đề tài, sắp xếp các chi tiết đến việc tương tác giữa nhà báo với công chúng. Một khi đã kiểm tra được tính xác thực của sự kiện, nhà báo cố gắng tường thuật một cách công bằng và đáng tin về ý nghĩa của sự kiện, có giá trị cho đến thời điểm đó và có thể được điều tra thêm. Trong sự hỗn độn của thế giới xung quanh, sự trung thực của báo chí sẽ đạt được mức cao nhất khi biết cách loại bớt các thông tin sai lệch, sai sự thật, các thông tin tự thổi phồng và để cho công chúng tự phản ứng với các thông tin mới. Tiếp theo sẽ là những quá trình sàng lọc. Ở nghĩa này, cuộc tìm kiếm sự thật trở thành một cuộc đối thoại.
Trong những giờ đầu tiên của sư kiện xảy ra, khi sự chính xác là yếu tố đòi hỏi cao nhất, có lẽ đó cũng là điều quan trọng nhất. Chính trong thời điểm này, thái độ công chúng sẽ hình thành, đôi khi rất khó lay chuyển trong bối cảnh mà thông tin được trình bày.
Ngày nay với sự bùng nổ thông tin, thông tin đúng bản chất sự việc trở thành yêu cầu cấp thiết. Công chúng đòi hỏi báo chí phải “chiến đấu” hết sức để đi tìm sự thật. Phải biết sàng lọc để loại bỏ tin đồn, lời nói bóng gió, những chi tiết không quan trọng, những chuyện bên lề để tập trung vào sự thật. Độc giả đang bị bao vây bởi các sự kiện tràn ngập nên họ cần có những thông điệp biết nhấn mạnh những gì
quan trọng cần biết và loại bỏ những điều thừa thãi. Thay vì mất thời gian để tự mình sắp xếp thông tin thì độc giả cần có nguồn tin bảo đảm được với họ những gì có thật và quan trọng.
Đối với thông điệp về trẻ em trên báo chí, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta luôn đòi hỏi báo chí phải nhìn thẳng và sự thật, đánh giá đúng sự thật, phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội có liên quan tới cuộc sống trẻ em. Báo chí phải truyền tải được những thông điệp giúp người lớn làm tốt hơn công việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe hay bảo vệ trẻ khỏi những mối nguy cơ trong cuộc sống. Do đó những thông điệp phải bao quát được mọi mặt trong đời sống, không lẩn tránh hay cường điệu hóa bất kì sự kiện nào.
Thông điệp trước hết bắt nguồn từ tri thức và ngòi bút của nhà báo. Thông điệp có hiệu quả hay không? ảnh hưởng tới xã hội như thế nào?... tất cả đều phụ thuộc vào năng lực và đặc biệt là đạo đức của nhà báo.
Không phải tự nhiên mà thời gian gần đây, vấn đề đạo đức nhà báo bị dư luận soi xét kĩ càng. Nguyên nhân xuất phát từ những sự vi phạm đạo đức của nhà báo như lợi dụng trẻ để viết bài “câu khách”, nêu rõ tên tuổi trẻ bị hiếp dâm khiến trẻ mặc cảm, tự ti, dùng ngôn ngữ trịch thượng khi nói với trẻ...
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng có sức tác động và ảnh hưởng sâu rộng. Mỗi hình ảnh, mỗi câu chữ được ví như những thứ “vũ khí” sắc bén. Chính vì vậy nhà báo phải có kĩ năng và đạo đức tốt khi viết về trẻ em. Như phóng viên Kiên Trung của báo điện tử Vietnamnet đã chia sẻ: “Thông điệp của báo chí, đó là giúp trẻ em được hạnh phúc hơn đúng với những giá trị mà xã hội hướng đến”. Nếu trên mặt báo xuất hiện những tin tức tốt, có tính định hướng, giáo dục thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Ngược lại nếu trong một tin bài, đạo đức nhà báo “có vấn đề”, rõ ràng sẽ gây hậu quả khôn lường.
Viết về trẻ em – nhóm đối tượng đặc biệt – thì vấn đề đạo đức nhà báo phải được đặt ở mức độ cao hơn. Thông tin nếu liên quan tới trẻ em thì nhà báo cần phải xem xét nhiều khía cạnh trước khi công khai một sự thật nào đó. Bởi lẽ “sự thật” nếu không được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, nhân văn thì “sự thật” lại là con dao 2 lưỡi, vừa làm tổn thương tới trẻ, vừa gây bức xúc dư luận.
Trẻ em là nhóm công chúng dễ bị tổn thương do vấn đề tâm sinh lý chưa ổn định nên viết về trẻ em, nhất là những trường hợp ốm đau, nghèo khó cần phải cẩn trọng, cân nhắc kĩ càng. Bởi lẽ những trẻ em này thường rất mặc cảm tự ti với thân phận, đặc biệt khi phải sống chung trong môi trường với các trẻ em hạnh phúc, đủ đầy khác. Trẻ em trước khi được nhà trường, gia đình bảo vệ thì chính nhà báo phải đi đầu trong việc bảo vệ trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
“Giá trị đạo đức được sinh ra, được bảo tồn trong dư luận xã hội, trong quan niệm của cộng đồng. Ở đâu có con người thì ở đó có quan niệm đạo đức và đương nhiên có quan niệm giá trị chi phối hành vi. Ở trong đời sống xã hội, có những hành vi pháp luật không cấm nhưng đạo đức không cho phép. Như vậy đạo đức có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức, quản lý xã hội”. [5, tr. 215]
Là con người, ai cũng mong muốn có được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Những thông tin mang tính tích cực, những điều hay, lẽ tốt và cái đẹp luôn được chúng ta hân hoan đón nhận. Đơn giản những tin tức đó khiến tâm hồn ta thoải mái, tình yêu thương giữa người với người thêm tràn trề và đặc biệt chúng ta có quyền tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp. Rõ ràng với tốc độ lan truyền của báo mạng điện tử, hơn ai hết nhà báo phải có trách nhiệm trong việc sáng tạo nên những thông điệp mang đậm tính thẩm mỹ như vậy. Nếu mỗi ngày trên mặt báo xuất hiện những tin tức hay, rõ ràng cái đẹp sẽ được nhân rộng và khi đó những thói xấu, tin xấu sẽ bị lu mờ và thu nhỏ.
Từ “thẩm mỹ” trong các thứ tiếng châu Âu bắt nguồn từ aisthetikos – tiếng Hy Lạp nghĩa là: có liên quan tới sự lĩnh hội mang tính cảm xúc. Trong tiếng Pháp esthétique, tiếng Trung Quốc (mà ta phiên âm ra) thì từ này gắn liền với ý niệm về cái đẹp, cái thẩm mỹ và những cái thuộc lĩnh vực nghệ thuật. [10, tr. 45]
Nhu cầu thẩm mỹ là khát vọng của con người muốn vươn tới cái đẹp trong những biểu hiện rất đa dạng của nó, muốn trải nghiệm nó và muốn hoạt động theo những quy luật của cái đẹp. Giá trị thẩm mỹ bao gồm những cái đẹp cả về nội dung và hình thức. Đó chính là từ hình thể bên ngoài cho đến tính tình, thế giới nội tâm.
Giá trị thẩm mỹ thẩm thấu trong mọi hình thái ý thức, mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội, mọi cách thức tổ chức đời sống vật chất và văn hoá tinh
thần của cá nhân và cộng đồng... làm cho cuộc sống trở nên hài hòa, tốt đẹp. Nó tạo cơ sở cho hoạt động đánh giá, giúp con người khám phá, khẳng định, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, làm phong phú, phát triển đời sống văn hoá thẩm mỹ xã hội.
Cái đẹp đích thực là cái đẹp phải đạt tới tính đúng đắn, chân thực của cuộc sống, tính nhân bản, nhân văn tốt đẹp và tính hoàn chỉnh, toàn vẹn, biểu cảm, hoàn thiện thẩm mỹ. Theo đó, sự hài hòa Chân - Thiện - Mỹ luôn được coi là hệ tiêu chí tổng hợp để đánh giá cái đẹp. Nếu như giá trị đạo đức được xác định ở tính không thể chia cắt giữa tình cảm và lý trí, ý chí, thì giá trị thẩm mỹ được xác định nổi bật ở tình cảm, ở khả năng gợi ra những cung bậc tinh tế, phong phú với nhiều sắc thái khác nhau của cảm xúc thẩm mỹ tích cực của con người. Cảm xúc thẩm mỹ trở thành cái có mục đích tự thân tham gia vào các giá trị thẩm mỹ. Văn hoá thẩm mỹ là bộ phận tinh tế của văn hoá xã hội, là lĩnh vực thể hiện rõ nét và đặc trưng nhất tính nhạy cảm và những năng lực sáng tạo của con người "theo quy luật của cái đẹp".
Trải qua quá trình từ việc tìm tòi, xử lý thông tin liên quan đến trẻ em để tạo nên một tác phẩm báo chí hay, yêu cầu tiếp theo cho các cơ quan báo chí là sử dụng thông điệp đó như thế nào cho hiệu quả và có tác động tích cực đến dư luận xã hội?
Có thông điệp dù cũ nhưng nhờ được tái tạo bằng cách viết mới, mật độ phủ sóng trên báo cao thì ý nghĩa thông điệp đó vẫn mới mẻ. Đây là điều cần thiết để “hồi sinh” những thông tin có ý nghĩa tới việc bảo vệ và nâng cao đời sống cho trẻ em.
Thông điệp đăng tải nên đúng lúc và đúng liều lượng, có chừng mực để tạo ra hiệu ứng xã hội tốt nhất, phù hợp với tâm lý và tâm trạng xã hội. Sự tác động của những thông điệp về trẻ em được truyền tải trên báo chí ở mức độ nào là tùy thuộc vào sức thuyết phục và độ tin cậy của nguồn tin và thời điểm thông điệp xuất hiện.
Thông điệp khi được phát ra, đầu tiên sẽ tác động lên ý thức, nhận thức của người tiếp nhận.
Ý thức là một trạng thái tinh thần thực tế của ý thức xã hội, tồn tại, hiện diện