7. Kết cấu luận văn:
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông điệp về trẻ em trên báo
3.2.2 Giải pháp từ phía các cơ quan báo chí
3.2.2.1 Về đội ngũ phóng viên, biên tập viên
Nhà báo hay là các phóng viên, biên tập viên chính là những người sáng tạo nên các thông điệp để truyền tải tới công chúng. Những thông điệp về trẻ em luôn
đòi hỏi sự khắt khe từ quá trình tìm kiếm đề tài đến cách truyền tải nên hơn ai hết nhà báo phải vừa có kĩ năng tác nghiệp, lại vừa có đạo đức nghề nghiệp.
Kĩ năng làm việc
Thực tế hiện nay việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên làm việc với trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí chưa được chú ý. Có người còn coi các tác phẩm báo chí viết cho trẻ em là “nhỏ”, “đơn giản” trong khi lao động sống của một phóng viên cho một tác phẩm báo chí về trẻ em thường gấp 2 – 3 lần so với một tác phẩm bình thường. Rõ ràng ở đây còn do chính quan niệm của các nhà báo có trách nhiệm. Vị thế của đội ngũ phóng viên viết về đề tài trẻ em nói chung chưa được quan tâm và tạo điều kiện thích đáng, chưa tương xứng với quan điểm của Đảng và sự mong đợi của xã hội hiện nay.[6, tr. 101]
Nhanh nhạy trong kĩ năng phát hiện vấn đề là yêu cầu không thể thiếu của mỗi nhà báo viết về trẻ em. Nhà báo phải bám sát cuộc sống của trẻ em từ đó thấy được niềm vui, nỗi buồn của trẻ, nghe được tiếng nói của trẻ em, kể cả những điều mà trẻ không dám nói với người lớn... Hòa mình vào cuộc sống của trẻ em khi đi thực tế là nguyên tắc số một giúp nhà báo nắm vững được hiện thực cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của trẻ. Từ đó có những bài viết với những vấn đề thể hiện được những bức xúc trong cuộc sống của trẻ em hiện nay, tìm ra được những tấm gương, những điển hình tiên tiến trong cuộc sống “vì trẻ em”.
Nếu nắm vững Quyền trẻ em và thực trạng thực hiện Quyền trẻ em ở phạm vi quốc gia, các tỉnh hoặc địa phương, nhà báo có một công cụ pháp lý quan trọng để phân tích thực tiễn, phát hiện vấn đề cho các bài viết của mình. Cũng đi thực tế, có thể người khác thì không nhìn thấy “vấn đề” nhưng người nắm vững Quyền trẻ em và luật pháp về trẻ em thì dễ dàng hơn rất nhiều.
Cần theo dõi thường xuyên và học tập cách thức triển khai các vấn đề bức xúc của trẻ em hiện nay của các cơ quan, đoàn thể và cá nhân chuyên làm công tác thiếu nhi từ đó xác định được tính bức xúc của những vấn đề đã, đang và sẽ xảy ra với trẻ em trong một thời điểm xác định nào đó.
Nguyên tắc bảo vệ sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ em sẽ chi phối tỷ lệ “ca ngợi cái tốt” và “phê phán cái xấu” khi viết cho trẻ em.
Tóm lại kết quả tác động của dư luận sẽ là những tiêu chí để nhà báo và các cơ quan báo chí viết về trẻ em và cho trẻ em quyết định chính xác rằng: nên hay không nên, đưa cái tốt và cái xấu với tỷ lệ nào trên báo chí, nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện Quyền trẻ em, đồng thời hạn chế được tối đa những mặt tiêu cực cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến đặc điểm nhân cách của nhóm tuổi. Do đó phóng viên nên nắm vững các giai đoạn phát triển của tâm lý trẻ em.
Muốn viết về trẻ em, người làm báo trước hết phải có lòng yêu trẻ, biết chia sẻ cảm thông và đặc biệt là phải biết giao tiếp với trẻ.
Trước khi tiến hành một cuộc giao tiếp với trẻ em, nếu có điều kiện thời gian, nhà báo nên có sự chuẩn bị chu đáo về thời gian, địa điểm, nội dung trao đổi... Khác với người lớn, trẻ em phần lớn không có mục đích giao tiếp một cách rõ ràng chính vì vậy trẻ ít khi có tính tích cực trong giao tiếp với những người hoàn toàn xa lạ nếu người lớn không làm cho nó thiện cảm và thích thú. Làm quen và tạo được cảm tình cũng như tạo sự tin cậy ở trẻ sẽ chiếm một vị trí có tính chất quyết định.
Một nhà báo khi tiếp xúc với trẻ em cần phải xác định rõ ràng mình đang ở vai nào, vị trí nào trong giao tiếp với trẻ để khiến trẻ có cảm giác tin tưởng và gửi gắm mọi tâm tư tình cảm của mình.
Với nguồn tư liệu phong phú mà nhà báo có được qua các cuộc tiếp xúc với các em, trên cơ sở nắm vững hiện trạng chung của trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Trước khi thể hiện tác phẩm, nhà báo cần phải phân tích, kiểm chứng lại những thông tin mà mình thu nhận được. Có như vậy thì bài viết mới có thể phản ánh trung thực, sinh động về sự kiện và thực trạng của các em. Trong mỗi tác phẩm báo chí, việc sử dụng chi tiết như thế nào cho trẻ em là một vấn đề cần sự thận trọng và trách nhiệm, cũng như thể hiện rõ nhất đạo đức nghề nghiệp của nhà báo viết về trẻ em.
Vấn đề nổi trội nhất của tính hấp dẫn là tiếng nói của các em, chính kiến, nguyện vọng của trẻ em. Hãy để cho các em nói lên tất cả, đừng mượn lời, đừng nói thay, nói hộ các em. Khi bắt tay vào xử lý tư liệu để viết hoặc làm một tác phẩm báo
chí, phóng viên bao giờ cũng lưu ý tới ngôn ngữ thể hiện. Ngoài ra một bài viết về trẻ em có sức thu hút người đọc trước hết bởi đầu đề và phần dẫn. Sử dụng đầu đề nhằm tạo ra những bất ngờ, những thắc mắc buộc người đọc phải quan tâm đến bài viết là vấn đề quan trọng nhằm tạo sự chú ý và hứng thú cho người đọc, người nghe, người xem. Ngoài cách đặt đầu đề và cách lôi cuốn bạn đọc ở ngay đầu bài, một bài viết cho trẻ em muốn hấp dẫn thường xuyên nên có những đầu đề phụ hấp dẫn khiến người đọc khi lật qua đã thấy cần phải đọc chi tiết. Trong mỗi bài viết, nhất là các bài nêu gương người tốt việc tốt, các phóng sự, điều tra... ảnh minh họa kèm bài cũng đóng vai trò rất quan trọng bởi tự thân những bức ảnh đã thể hiện được ý đồ của tác giả muốn thể hiện trong bài viết. Ảnh góp phần cho tác phẩm có sức hấp dẫn hơn cả về nội dung lẫn hình thức.
Đạo đức nghề nghiệp
Hoạt động báo chí tác động đến tâm tư, tình cảm, nhân cách, lối sống... của con người nói chung trong xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động báo chí có phạm vi tác động lớn với tính chất tương đối phức tạp, chính vì vậy vấn đề đạo đức nghề nghiệp báo chí trở nên nóng hổi, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Hoạt động báo chí luôn đòi hỏi tính nhân văn cao cả, vì hạnh phúc của cộng đồng vì vậy đạo đức nghề nghiệp báo chí không chỉ là đòi hỏi từ phía dư luận xã hội mà còn là sự thôi thúc từ bên trong nhận thức của mỗi nhà báo. Muốn được như thế, trước hết nhà báo phải là nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội, thường xuyên có ý thức tu dưỡng rèn luyện, cầu thị học hỏi và rút kinh nghiệm nghề nghiệp.
Trong mọi hoạt động của mình, từ khi nảy sinh ý tưởng, phát hiện và lựa chọn chủ đề, đề tài, tiếp cận, thu thập thông tin – dữ liệu đến hình thành tác phẩm đòi hỏi nhà báo luôn luôn thể hiện yêu cầu tính nhân văn, đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ trong những năm gần đây, trẻ em bị xâm hại có xu hướng gia tăng. Báo chí khi viết về những trường hợp như thế cần phải cân nhắc, thận trọng. Bởi lẽ cuộc sống của những trẻ em được phản ánh trong đó có thể sẽ tồi tệ hơn nếu nhà báo vi phạm những quy tắc đạo đức cơ bản.
Nhiều nước trên thế giới đã có quy ước đạo đức viết về trẻ bị xâm hại, nhất là xâm hại tình dục, rằng cấm tiết lộ những thông tin, dữ liệu và theo đó người ta biết được tên và địa chỉ của người bị hại. Hoặc khi chuẩn bị công bố các thông báo về tình hình hay nguyên nhân của các vụ phạm tội, phóng viên sẽ không được nêu tên bất cứ tội phạm chưa thành niên nào...
Nói tới vấn đề đạo đức nghề nghiệp, những tiêu chí của nó đã được soạn thảo thành đề cương giảng dạy trong nhà trường hay ở các lớp bồi dưỡng kiến thức. Những người làm báo cần nghiên cứu tài liệu để nắm rõ cũng như có phương hướng giải quyết trong mỗi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên nếu chưa có cơ hội tiếp cận, nhà báo sẽ bằng trái tim nhân hậu để cho ra đời những tác phẩm báo chí có chất lượng và không vi phạm các nguyên tắc đạo đức cơ bản.
Thông tin trên báo chí phải đúng sự thật nhưng cách truyền tải tới công chúng như thế nào để dư luận ủng hộ lại phụ thuộc rất nhiều tới đạo đức nhà báo. Chính vì vậy vấn đề đạo đức nhà báo hôm nay hay ngày mai sẽ còn tiếp tục là tiêu chí quan trọng để độc giả đánh giá chất lượng của mỗi bài viết có nội dung liên quan đến trẻ em.
3.2.2.2 Về cách thức làm việc của tòa soạn
Hiện nay đề tài về trẻ em trên báo điện tử đã gây được nhiều sự chú ý hơn từ bạn đọc, dư luận. Ttuy nhiên trên thực tế, ngay từ cách thức làm việc tòa soạn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Dường như có những ngầm ý ngay trong lòng các tòa soạn báo, đó là xem vị trí của những nhà báo làm về mảng trẻ em thấp kém hơn so với những đồng nghiệp chuyên phụ trách các vấn đề “đao to búa lớn” như giao thông, kinh tế, chính trị... Ngoài ra ở nhiều cơ quan báo chí, người ta coi việc trả nhuận bút cho những tác phẩm viết về đề tài trẻ em chỉ bằng 75% so với các tác phẩm khác như là điều tất nhiên... Những hạn chế này đã làm giảm hiệu quả của những tin bài được đăng tải và khiến cho mục tiêu báo chí vì quyền lợi trẻ em khó đạt được kết quả như ý.
Vậy để giải quyết vấn đề này, các cấp lãnh đạo ở mỗi tòa soạn cần nhìn nhận đúng đắn vai trò của nhà báo với các chế độ đãi ngộ tương xứng. Khi nhà báo viết
về trẻ em được an lòng, họ sẽ chuyên tâm hơn khi sáng tạo tác phẩm. Kết quả cuối cùng là trẻ em được hưởng lợi và tất nhiên người lớn cũng thêm niềm tin và hi vọng cho tương lai tốt đẹp của trẻ.
Tạo điều kiện cho các nhà báo viết về đề tài trẻ em
Để sớm “lấy lại công bằng” cho những nhà báo làm về mảng đề tài này, trước hết từ người lãnh đạo cơ quan báo chí đến tất cả những đồng nghiệp nên nhìn nhận đúng công sức của nhà báo chuyên viết về trẻ em. Thực tế để sáng tạo nên một thông điệp có liên quan đến trẻ em, nhà báo phải mất rất nhiều công sức. Ngoài ra vì tính nhân văn và cộng đồng của những tin bài này, các nhà báo viết về trẻ em phải được tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như nhận được các khoản thu nhập tương xứng. Có như vậy nhà báo sẽ toàn tâm toàn ý hơn trong vấn đề chuyên môn của mình.
Những người viết về mảng trẻ em không chỉ cần tình yêu trẻ mà còn phải có các kĩ năng, kiến thức cần thiết. Luật pháp đã có những quy định cụ thể về quyền thông tin, quyền bảo hộ cho trẻ... Trong giới truyền thông thì có những quy chuẩn, quy tắc về quyền thông tin trẻ em trên báo chí. Nhà báo nên có sự tham chiếu dưới luật để không có sự vi phạm đáng tiếc. Không những thế để sáng tạo nên một tác phẩm báo chí về trẻ em, nhà báo phải có sự lao động cần mẫn và rất vất vả. Viết về các em các nhà báo biết cách tiếp xúc, trò chuyện với trẻ em, không được dẫn dắt trẻ em nói theo hướng người lớn mong muốn hay không có lợi cho các em...
Chính vì vậy mỗi tòa soạn nên tổ chức các khóa đào tạo hoặc gửi phóng viên đến các lớp đào tạo ngắn hạn để tăng cường “tay nghề” cho phóng viên. Có như vậy các tác phẩm báo chí ra đời vừa hay, vừa đúng định hướng lại có tác dụng nhất định khi truyền tải tới cộng đồng.
Hội Nhà báo cần tăng cường tập huấn kỹ năng truyền thông về trẻ em cho đội ngũ cán bộ các cơ quan truyền thông đại chúng. Cần quán triệt nguyên tắc tiếp cận quyền trong truyền thông đại chúng về trẻ em. Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh-Xã hội tổ chức các giải báo chí chất lượng cao về trẻ em và cho trẻ
em. Những hoạt động này cần thiết phải được tổ chức thường xuyên để khuyến khích các nhà báo và đem lại nhiều lợi ích cho họ hơn.
Tăng cường thêm tin bài và chuyên mục liên quan tới trẻ em
Hiện nay nhiều tòa soạn báo đã mở thêm các chuyên mục dành riêng cho những tin bài có liên quan đến trẻ em. Điều này giúp độc giả tiếp xúc và nhận diện những thông điệp một cách dễ dàng. Tuy nhiên so với các chuyên mục, đề tài khác, những thông tin về trẻ em vẫn đang còn “lép vế”. Vì vậy trong tương lai, cần thiết các tòa soạn phải tăng cường thêm chuyên mục để tin bài về trẻ em có chỗ đứng ổn định. Khi có chuyên mục riêng, độc giả dễ dàng tìm kiếm thông tin theo mục đích riêng của mỗi người.
Tiếp tục mở rộng đề tài để những thông tin về trẻ em được đa dạng và thiết thực. Những thông tin về trẻ em có thể khai thác ở rất nhiều khía cạnh nên người lãnh đạo phải luôn bám sát các sự kiện xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Công ước về quyền trẻ em... để chỉ đạo phóng viên đưa ra những tin, bài hay, đánh mạnh và đúng thời điểm. Mỗi tin bài về trẻ em khi được gắn liền với các sự kiện lớn của xã hội sẽ càng có sức cộng hưởng và tác động lớn hơn.
Số lượng tin bài cũng nên đi kèm với chất lượng để thông điệp về trẻ em luôn được độc giả đón nhận và điều chỉnh theo hướng tích cực từ nhận thức, thái độ đến điều chỉnh hành vi. Kết quả là trẻ em sẽ được quan tâm đúng mực, hưởng mọi lợi ích cơ bản và có một tương lai tốt đẹp hơn.
Chế tài xử phạt
Báo chí có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em trong từng hình ảnh, câu chữ nhưng cũng chính báo chí đôi khi là nguyên nhân gây hại cho trẻ. Khi nhà báo làm tốt sẽ được khen ngợi nhưng những sai lầm cũng không thể bỏ qua, phải xử phạt bằng những chế tài cụ thể.
Trong các tin bài, nhân vật được đề cập thường là những đối tượng rất mong manh yếu ớt, luôn cần sự chăm sóc và bảo vệ của người lớn. Chính vì vậy tính nhân đạo và nhân văn trong mỗi tác phẩm là điều kiện cần thiết. Trong thực tế đã xảy ra không ít trường hợp nhiều tin bài vi phạm các điều khoản như tiết lộ thông tin chi
tiết, cụ thể về trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị cưỡng hiếp... hoặc nhìn nhận không đúng vai trò của trẻ, sử dụng ngôn từ thiều chuẩn mực... Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến trẻ cũng như toàn thể xã hội.
Trước những tin bài này, ngay ở mỗi toàn soạn phải có các chế tài xử phạt phù hợp. Đây là việc làm cần thiết để răn đe và điều chỉnh lại nhận thức của các nhà báo. Nhà báo khi vi phạm có thể bị cắt giảm lương thưởng, hạ mức thi đua.... Nếu những tin bài gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng tới trẻ cần phải có những lời