Về hình thức thể hiện thông điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 68 - 74)

7. Kết cấu luận văn:

2.1.2. Về hình thức thể hiện thông điệp

Khảo sát trên 3 tờ báo điện tử cho thấy, thể loại Tin, Phóng sự là chủ yếu được sử dụng để truyền tải thông điệp. Ngoài ra còn có các thể loại khác như phản ánh, bình luận, chân dung...

Tin là thể loại được sử dụng nhiều nhất khi truyền tải thông điệp. Nguyên nhân xuất phát từ đặc trưng của các tờ báo tiện tử là luôn ưu tiên phản ánh các sự vật hiện tượng một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin và nhanh chóng. Độc giả của báo điện tử chỉ cần “lướt” tin là nắm được nội dung thông điệp trong đó. Như vậy có thể coi tin là là thể loại mũi nhọn của báo điện tử.

Đối tượng và đề tài của tin rất phong phú, cho phép những vấn đề có liên quan tới trẻ em xuất hiện trên báo điện tử một cách đầy đủ, đa dạng. Thể loại tin thường được sử dụng khi chuyển tải các thông tin có tính chất thời sự. Chính vì vậy thông điệp về vấn đề trẻ em luôn được cập nhật nhanh và tác động mạnh tới công chúng. Ví dụ như:

“Đi câu cá cải thiện bữa ăn, học sinh lớp 6 chết đuối” của tác giả Doãn Công đăng trên báo Dân trí ngày 20/7/2014; “TP.HCM: Giải tán 866 nhóm lớp mầm non không phép” dẫn nguồn theo Lao động đăng trên Vietnamnet ngày 11/12/2014; “Phẫu thuật một bệnh nhi bị xoắn tinh hoàn” đăng trên Tuổi trẻ ngày 15/08/2014...

Ngoài ra để miêu tả những hình ảnh trẻ em tươi vui, hạnh phúc, thể loại tin có nhiều ảnh hay gọi là “chùm ảnh” hay “phóng sự ảnh” được tận dụng tối đa để tăng

hiệu quả thông tin. Tin “Những cặp mẹ con có phong cách sành điệu nhất Hollywood” (dẫn nguồn từ Tri thức trẻ đăng trên Vietnamnet ngày 22/12/2014)

đưa đến cho bạn đọc hình ảnh những em bé nước ngoài xinh đẹp với nụ cười rạng

rỡ. Hay tin: “Những em bé đáng yêu "đốn tim" cư dân mạng thời gian qua” đăng

trên báo Dân trí của tác giả Hoàng Dung ngày 01/6/2014... Tất cả những chùm ảnh đẹp lung linh này đã truyền cảm hứng, niềm hạnh phúc cho độc giả một cách tự nhiên, gần gũi.

Bên cạnh thể loại tin thì phóng sự cũng được sử dụng nhiều khi truyền tải thông điệp. Thể loại phóng sự có ưu thế trong việc phản ánh hiện thực và đặc biệt là đi sâu khám phá số phận của một con người, một tập thể người có tính chất điển hình trong những bối cảnh cụ thể. Mỗi phóng sự là một câu chuyện về con người hoặc sự việc mà qua đó thể hiện được nỗi niềm, tâm trạng của tác giả. Chính vì lẽ đó thể loại phóng sự thường được sử dụng khi truyền tải những câu chuyện, những số phận éo le, bất hạnh. Ngôn ngữ phóng sự có khả năng biểu đạt chân thực những trạng thái cảm xúc nhờ vậy thông điệp sẽ tác động mạnh tới nhận thức, tình cảm của độc giả.

Bài phóng sự “Đắng lòng trước cảnh người mẹ nghèo chết mòn nhìn 4 con thơ dị tật” (tác giả Bảo Sương – Doãn Công cập nhật lúc 6:30 sáng thứ năm ngày

01/5/2014) đăng trong chuyên mục “Tấm lòng nhân ái” của báo Dân trí là một ví dụ. Câu chuyện kể về gia đình có 4 em nhỏ sinh ra trong gia đình nghèo khó, đứa bị bệnh đao, đứa bị bại não. Trong khi đó mẹ phải nằm liệt giường vì nhiều căn bệnh hành hạ. Chỗ nương tựa duy nhất của cả nhà là người chồng, người cha. Ngôn ngữ viết cùng những hình ảnh trong bài khiến độc giả rơi nước mắt trước số phận éo le của gia đình nghèo khổ này. Và với những tấm lòng trắc ẩn, chắc chắn họ biết phải làm gì để hỗ trợ, giúp gia đình các em nhỏ vơi bớt đi nỗi khó khăn, nhọc nhằn. Như vậy thông điệp mà tác giả gửi đến công chúng rất rõ ràng và đầy tính nhân văn.

Những thông điệp được trình bày trên 3 tờ báo trên đều đảm bảo được tiêu chí rõ ràng, bắt mắt với title chính, phụ đan xen và ảnh trong bài rõ nét. Phần lớn tin bài

đều có ảnh chụp rõ ràng (97%), tập trung chủ yếu ở những tin bài có tính chất xã hội, thời sự. Tuy nhiên phần đa số lượng ảnh trong bài chỉ là 1 hoặc 2 ảnh. Có một số bài phóng sự ảnh thì mang đặc trưng là nhiều ảnh cùng những lời chú thích ngắn gọn phía dưới. Với những dạng tin bài “nguội” như cách thức nuôi dạy con cái, chăm sóc sức khỏe..., hình trong bài thường được lấy ảnh nước ngoài để minh họa.

Trong số 3 tờ báo trên thì Tuổi trẻ là tờ báo thường tận dụng ảnh vẽ (một trong những biểu hiện của graphics – đồ họa) để minh họa trong bài viết. Đây là một trong những xu hướng của truyền thông hiện đại và mang tính hiệu quả rất cao. Năm 2006, một học giả phương Tây trong một cuốn sách về graphic đã nói rằng, 1 graphics có hiệu quả hơn 3000 chữ. Như vậy nhờ gắn thêm hình vẽ mà công chúng đã tiếp nhận thông điệp một cách hào hứng hơn; thông điệp cũng trở nên bắt mắt,

thú vị. Ví dụ như bài: “Học cùng con” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Hương đăng

trên Tuổi trẻ ngày 20/02/2014 có một bức vẽ minh họa vui với hình ảnh con đang

ngồi học còn người mẹ đứng dạy một bên. Hoặc bài: “Mẹ nên biết: Cách tắm cho con trong mùa đông để bé không bị lạnh” (dẫn nguồn Tri thức trẻ, đăng trên

Vietnamnet ngày 22/12/2014) thì thông tin bài viết đã được viết trực tiếp lên các bức vẽ, giúp người đọc tiếp nhận thông điệp một cách dễ dàng, tự nhiên.

Rõ ràng việc sử dụng các hình ảnh minh họa cho bài viết đã làm tăng mức độ tiếp nhận thông điệp của công chúng. Thông điệp trở nên ấn tượng, giảm sự nhàm chán của câu chữ.

Thông điệp được truyền tải phần lớn sử dụng cách thức viết tin bài thông thường gồm nhiều chữ, một số ảnh cùng tít chính phụ đan xen. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, nắm bắt được nhiều xu thế mới tin bài có file âm thanh, video kèm theo cũng được chú trọng. Điều này thể hiện sự đa dạng trong cách trình bày, giúp thông điệp trở nên sinh động và dễ nhớ.

Các báo đều có đội ngũ phóng viên, biên tập viên giỏi, có kĩ thuật tác nghiệp tốt cùng với sự hỗ trợ trang thiết bị công nghệ cao nên nhiều bài viết được minh họa video rất rõ ràng, sống động. Vietnamnet có kênh truyền hình riêng, Tuổi trẻ có chuyên trang Tuổi trẻ TV và Dân trí cũng có chuyên mục Video riêng biệt.

Trên báo Dân trí ngày 02/12/2014 có tin: “Bé trai 2 tuổi bị bỏ quên trên taxi” của tác giả Đình Thảo, bên cạnh 4 bức hình chụp thì có kèm thêm 1 video. “Trao 60 triệu đồng cho cậu bé không tay” của tác giả Duy Tuấn - Long Đậu – Kông

Thành đăng trên Vietnamnet ngày 27/12/2014, ngoài 1 bức hình thì bài còn kèm thêm 1 video ghi lại cảnh cậu bé tập viết bằng chân với những nét chữ ngay ngắn, tròn trịa. Có thể nói những thước phim sống động đó đã thu hút thêm sự chú ý của độc giả và làm tăng sức mạnh truyền tải thông điệp tới công chúng.

Riêng báo Tuổi trẻ là tờ báo duy nhất trong 3 tờ báo trên có sử dụng file âm thanh

đọc bài viết. Chúng ta có thể dễ dàng tìm đọc những bài viết như vậy như: “Đau đầu gửi trẻ trước và sau tết” (tác giả Lưu Trang đăng trên Tuổi trẻ ngày 20/1/2014); “Ông Phước cảm hóa trẻ mê game” (tác giả Sơn Lâm đăng trên Tuổi trẻ ngày

10/3/2014)... File âm thanh thường được đặt ngay dưới sapo của mỗi bài viết với giọng đọc ấm ấp, truyền cảm. Như vậy rõ ràng, công chúng ngày càng được phục vụ một cách cẩn thận và thiết thực. Tuổi trẻ đã đưa thế mạnh của phát thanh ứng dụng vào báo điện tử một cách khéo léo. Nhờ đó độc giả có thể tận dụng thời gian vừa làm việc khác, vừa nghe thông tin mà không cần “dán” mắt vào màn hình. Tiếp nhận qua tai nghe, thông điệp trên báo mạng điện tử cũng trở nên mới lạ và đặc biệt.

Về mặt ngôn ngữ, những bài viết phần lớn đều thể hiện được sự tôn trọng trẻ em và tràn đầy tình yêu thương. Nhìn chung ngôn ngữ sạch sẽ, đơn giản, dễ hiểu, vừa giúp độc giả nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng vừa thể hiện được tình cảm chân thành của nhà báo. Đây đồng thời cũng là những yêu cầu cơ bản khi viết tin cho báo điện tử bởi lẽ độc giả thường chỉ lướt qua rất nhanh, bài viết ngắn gọn, súc tích sẽ lưu được sự chú ý của họ hơn những bài dài lê thê, không có điểm nhấn.

Những bài viết phản ánh về cuộc sống xung quanh các em, những câu chuyện trường lớp, những tấm gương học sinh giỏi, chăm ngoan, các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng biết vươn lên trong cuộc sống được xây dựng thông qua những từ ngữ giản dị nhưng đầy sự cảm phục với dòng cảm xúc mạch lạc và chân thành. Trên báo

Vietnamnet có phóng sự: “Học sinh cưỡi bè tre vượt sông tìm chữ” ngày 12/11/2014,

em bé trên chặng đường đi tìm chữ phải đối mặt với sự nguy hiểm của việc cưỡi bè tre trên sông. Xuyên suốt trong bài phóng sự là những ngôn từ giàu cảm xúc thể hiện được sự xót xa, lo lắng của tác giả, đồng thời đã truyền thông điệp đến cho người đọc

một cách tự nhiên, ấn tượng. Tin: “Một học sinh giao nộp 18 triệu đồng nhặt được tại Khu mộ Đại tướng” đăng trên báo Dân trí ngày 19/12/2014 của tác giả Hoàng Phúc có những dòng thể hiện sự cảm phục của tác giả như: “Được biết, hoàn cảnh của gia đình em Ly rất khó khăn, hành động đẹp của em Ly khiến mọi người rất cảm phục”.

Việc thể hiện cảm xúc của nhà báo ở đây là cần thiết để tôn vinh hành động của em gái trong một xã hội vẫn còn tồn tại nhiều bất trắc, lọc lừa.

Trong khi đó viết về những số phận éo le thì câu chữ sẽ tràn ngập tình yêu, sự sẻ

chia như bài “Xin đừng thu dép của em” của cô giáo Lý Thị Thủy đăng trên báo

Tuổi trẻ ngày 18/3/2014. Đây chính là nỗi niềm của một cô giáo trước hình ảnh em

học sinh “lập cập rúm ró trong bộ quần áo đã ngả màu, đôi dép nhựa cũ kỹ”. Câu

chuyện đã lấy đi nước mắt của không biết bao người khi tái hiện lại cuộc sống của em gái khó khăn đến nỗi không có một đôi dép tử tế trong ngày trường đón đoàn

thanh tra. Không những vậy bằng giọng văn đầy xót xa khi miêu tả: “Đôi dép nhựa run run trên tay em hướng về phía tôi, mắt em rưng rưng và rồi em rụt tay lại.”

cũng khiến người đọc như nhỏ lệ cùng em. Đã nghèo em lại còn mắc bệnh ngứa ngày toàn thân, dù đã cố gắng nhưng cũng không thể đủ tiền đi viện chữa trị. Câu

chuyện đầy xót xa này kết thúc với lời của mẹ em “nó thích đi học lắm” và sự

chung tay quyên góp số tiền ít ỏi của thầy cô giáo trong trường cũng khiến người đọc thêm an lòng, tin tưởng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn cho em sau này.

Riêng những tin bài viết về các tai nạn đáng tiếc sẽ đầy cảm động nhưng không

làm khơi gợi nỗi đau cho những người liên quan. Ví dụ như tin: “6 học sinh nhập viện do đu quay rơi” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 05/4/2014 của tác giả M.Quang đã

đưa thông tin một cách ngắn gọn và không kèm theo hình ảnh. Như vậy thông tin tai nạn sẽ nhẹ nhàng và đỡ xót xa hơn.

Những bài viết về giáo dục, nuôi dạy con trẻ lại được thể hiện qua những dòng

tỉnh thức mẹ tặng con sau Noel” của độc giả Mẹ Sáo đăng trên Vietnamnet ngày

25/12/2014

Các tin bài về hướng dẫn y tế, chăm sóc sức khỏe thì ngôn ngữ mang tính khoa

học, chuẩn xác như tin: “Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm thấp” (đăng trên Dân trí ngày 21/12/2014 của tác giả Khánh Hồng), “Sức khỏe bé sơ sinh bị bệnh hiếm gặp tiến triển tốt” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 18/10/2014 của tác giả L.TH.H...

Cả 3 tờ báo điện tử đều là những thương hiệu lớn và có vị trí cao trong làng báo cả nước. Với đội ngũ phóng viên, biên tập viên đông đảo, luôn lấy chất lượng làm đầu chính vì vậy 95% lượng tin bài là do nhà báo của tòa soạn đó sáng tạo. Còn lại một số ít tin bài phải lấy nguồn từ báo khác để đảm bảo sự đa dạng và kịp thời. Cá biệt có chuyên mục “Đời sống” của báo Vietnamnet, do chưa được chú trong nên tin bài 95% là copy; chỉ có một số ít là tự sản xuất.

Trong những năm gần đây, nhiều tòa soạn đã “mở rộng cửa” cho những tin bài mà tác giả không phải là “người nhà”. Đó chính là những bài viết của độc giả hay của những chuyên gia tư vấn. Nhờ vậy mà lượng thông tin trên báo chí trở nên đa dạng, nhiều màu sắc và chất lượng cũng được nâng cao.

Tuổi trẻ và Vietnamnet đều có chuyên mục “Bạn đọc” là nơi mà những “nhà báo công dân” thể hiện những suy nghĩ về một vấn đề, sự kiện theo cách nhìn cá nhân. Đồng thời giữ cho mối quan hệ tương tác giữa độc giả và tòa soạn được bền vững, liên tục. Nhờ đó thông điệp cũng trở nên mới lạ và linh hoạt.

Bài viết “Nói với con về "tình dục", chuyện khó cũng phải làm” đăng trên báo

Tuổi trẻ ngày 06/12/2014 là của độc giả Đỗ Thị Lương. Bài viết đồng thời cũng chính là sự sẻ chia của tác giả trong việc nuôi dạy con gái về vấn đề giới tính tình dục. Vấn đề này không phải của riêng cá nhân tác giả nên đã nhận được nhiều ý kiến bình luận của các độc giả khác, thể hiện ở những lời bình luận phía dưới tin bài.

Với những thông điệp có dẫn lời của chuyên gia, độc giả thường cảm thấy tin tưởng và dễ thuyết phục hơn. Thông điệp này có thể do chuyên gia viết hoặc xuất hiện nhiều ý kiến chuyên gia trong một thông điệp.

Trên báo Tuổi trẻ Trẻ có tin “Bắt chước hành vi xấu từ truyền hình, hãy cẩn trọng!” đăng tải ngày 17/12/2014 của ThS tâm lý lâm sàng Nguyễn Thị Diệu Anh.

Bài viết nêu lên thực trạng các chương trình truyền hình, các bộ phim hoạt hình... gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức của trẻ. Theo ThS Diệu Anh thì trẻ sẽ dễ dàng bắt chước nên việc giám sát nội dung truyền hình là việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh những luận điểm, lời khuyên của chuyên gia, phía dưới bài báo còn có bảng

hỏi để điều tra ý kiến của độc giả “Khi xem truyền hình chung với con mình, nếu gặp một cảnh không phù hợp với lứa tuổi, bạn thường làm gì?”

Như vậy chúng ta thấy có sự đa dạng trong các hình thức truyền tải thông điệp từ thể loại, hình ảnh đến ngôn ngữ trong tin bài trên báo điện tử. Nhờ đó mà công chúng nắm bắt các chi tiết thông điệp một cách dễ dàng, dễ hiểu và dễ nhớ. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp thông điệp trên báo điện tử có sức lôi cuốn và sức sống lâu dài trong lòng bạn đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)