Về số lượng, nội dung và hình thức đưa tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 121 - 143)

7. Kết cấu luận văn:

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông điệp về trẻ em trên báo

3.2.2.3 Về số lượng, nội dung và hình thức đưa tin

Những thông tin về trẻ em trên báo chí có thể là kì diệu nhưng cũng có thể là khủng khiếp đối với những cá nhân có liên quan và cả cộng đồng rộng lớn. Vì thế viết về trẻ em là lĩnh vực cần thận trọng trong cả cách khai thác đề tài, cách viết hay cách đưa lên mặt báo. Nhà báo phải biết chắt lọc, xử lý thông tin, đặt mình vào vị trí của trẻ để viết sao cho có liều lượng.

Mọi vấn đề liên quan đến trẻ luôn được khuyến khích nêu lên mặt báo dù đó là thông tin phản ánh cái tích cực hay tiêu cực. Những thông điệp truyền tải càng rõ ràng, chi tiết và chạm tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống thì trẻ em càng được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn. Thực tế những hành vi bạo hành trẻ em đã có xu hướng giảm hoặc ít nhất là bị xã hội soi xét kĩ, lên án khi báo chí vào cuộc và phản ánh. Hoặc những số phận éo le được quan tâm, sẻ chia kịp thời khi báo chí kêu gọi cộng đồng giúp đỡ... Những góc tiếp cận đa dạng này đã biểu hiện cuộc sống đầy màu sắc có liên quan đến trẻ đang diễn ra mỗi ngày, ở mỗi nơi trên thế giới. Và rõ ràng khi báo chí phản ánh thông tin càng thiết thực và gần gũi thì càng nhận được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng.

Song song với nhu cầu thông tin của công chúng, cần đảm bảo lượng tin bài có liên quan đến trẻ em xuất hiện trên mặt báo so với các vấn đề khác không quá chênh lệch. Đặc biệt cần bám sát các sự kiện lớn có tác động trực tiếp đến trẻ em để

tăng số lượng tin bài như dịp lễ 1/6; 20/11 hay tuyên truyền chiến dịch tiêm chủng... Đồng thời cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến đối tượng các em nhỏ dễ bị tổn thương trong xã hội, trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng nông thôn, miền núi, trẻ em vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Các cơ quan truyền thông cần duy trì thường xuyên, đổi mới nội dung, đa dạng hình thức các chương trình, chuyên mục về trẻ em. Thông tin cần chính xác, khoa học, hấp dẫn để lôi cuốn được đông đảo công chúng người lớn và trẻ em. Tuyệt đối tránh đưa tin theo kiểu giật gân, câu khách và chạy theo lợi nhuận.

Đưa các tin bài, chuyên mục trẻ em ở vị trí quan trọng, bắt mắt, dễ thu hút sự chú ý của độc giả. Nếu có thể hãy tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để gia tăng ảnh hưởng. Mở rộng phạm vi chủ đề về trẻ em, quan tâm đến mọi nhóm đối tượng trẻ em. Nếu làm tốt những nhiệm vụ này, tiến trình thực hiện các quyền trẻ em ở nước ta sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

3.3 Tiểu kết

Chương 3 của luận văn đã đưa ra những kết luận và kiến nghị rút ra từ cuộc khảo sát tin bài trong năm 2014 trên 3 tờ báo điện tử là Dân trí, Vietnamnet và Tuổi trẻ. Trước hết luận văn đưa ra dự báo trong tương lai loại hình báo điện tử tiếp tục phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Còn độc giả luôn quan tâm chú ý và tìm hiểu đối với tin bài về trẻ em, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến trẻ em là nạn nhân và hình ảnh trẻ em vui vẻ, hạnh phúc.

Chương 3 cũng đưa ra những kiến nghị có tính chất tham khảo để tăng cường chất lượng thông điệp về trẻ em trên báo điện tử. Đặc biệt là giúp những thông điệp này luôn được soi chiếu dưới góc nhìn chân - thiện - mỹ.

KẾT LUẬN

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 27 triệu trẻ em từ 0 – 16 tuổi, trong đó có hơn 1,6 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật BVCS&GD TE. Chính vì vậy trẻ em là nhóm đối tượng cần được báo chí tôn trọng bảo vệ trong việc khai thác đề tài.

Những thông tin liên quan đến trẻ em luôn được dư luận đón nhận và quan tâm tìm hiểu. Chắc hẳn nhiều người đều đồng ý với quan điểm rằng sự cố gắng của mỗi bậc cha mẹ hôm nay chính là vì cuộc sống sau này của con cái. Thế nên chúng ta – những độc giả - không vui mừng sao được khi đọc được thông tin trẻ em vui khỏe, hạnh phúc; nhưng cũng không thể không đau xót, làm ngơ trước hình ảnh những em bé gặp sóng gió, bất hạnh trong cuộc đời. Báo chí chính là sợi dây gắn kết giữa những con người xa lạ với nhau nhưng cùng chung lý tưởng vì một thế hệ tương lai của đất nước.

Giữa trẻ em và báo chí luôn có mối quan hệ thân thiết, chặt chẽ. Trẻ em vừa là đối tượng phản ánh của báo chí, vừa là chủ thể tiếp nhận sản phẩm báo chí. Báo chí bằng sức mạnh của ngòi bút, hình ảnh, thước phim, phải luôn coi việc bảo vệ trẻ em là trên hết. Đó đồng thời cũng là nhiệm vụ cao cả mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Nhắc đến “Trẻ em” là người ta liên tưởng đến một cái gì đó mỏng manh, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ và giám sát để có thể lớn lên trở thành người lớn. Đồng thời trẻ em cũng được coi là một đối tượng cần được giáo dục, giúp đỡ, nuôi dưỡng để tiếp nối sự phát triển của xã hội. Như vậy có thể thấy vấn đề trẻ em luôn phức tạp và mâu thuẫn, đòi hỏi mọi người phải có cái nhìn sâu sắc toàn diện. Thế nhưng bao trùm lên trên hết, trẻ em cần được nhìn nhận bằng con mắt nhân ái, tràn đầy tình thương yêu và sự cảm thông, chia sẻ.

Trẻ em xuất hiện trên báo chí trước hết là thể hiện sự quan tâm của cộng đồng tới thế hệ măng non này. Trẻ đi học, đi chơi, trẻ gặp nạn, trẻ vi phạm pháp luật... tất cả mọi khía cạnh đều được báo chí phản ánh một cách toàn diện, kĩ càng. Điều này đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của người lớn, giúp họ có

kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng, để đảm bảo trẻ em luôn được sống và phát triển trong môi trường tốt đẹp nhất.

Qua khảo sát của tác giả luận văn cho thấy những thông tin như trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều đó cho thấy một thực trạng đáng buồn là còn rất nhiều trẻ em đang phải sống khổ sở, không được hưởng những quyền cơ bản và tất nhiên là càng không thể tiến gần tới những nhu cầu cao cấp hơn. Bên cạnh đó các thông tin như trẻ gặp tai nạn, trẻ bị xâm hại tình dục... vẫn xuất hiện mỗi ngày trên mặt báo. Những thông tin đó thực sự gây hoang mang, bức xúc cho người đọc. Trẻ em yếu ớt, nhỏ bé thế, làm sao có thể chống cự lại được mà không để lại những vết tích trên thân thể hay tâm hồn? Trẻ em đáng lẽ được nâng niu, yêu chiều thì lại trở thành nạn nhân của người lớn.

Trong quá trình phản ánh thông tin, trước khi có sự can thiệp của người lớn, báo chí cần bảo vệ trẻ em bằng những thế mạnh của mình. Điều này phải được thể hiện như tôn trọng hình ảnh, tiếng nói trẻ em; luôn đặt lợi ích trẻ em lên trên hết, đề cao những mặt có lợi cho trẻ đồng thời giảm thiểu những cái có hại...

Phóng viên Lâm Hoài của báo Tuổi trẻ cũng đã từng chia sẻ, là một nhà báo nhưng anh đồng thời cũng là một người cha, chính vì vậy khi viết về một tin bài có liên quan tới trẻ em, anh thường đặt mình vào vị thế của người cha, người mẹ để xem những thông tin đó có lợi cho con mình không? Có làm con mình đau đớn, khó xử, buồn bã hay không?... Đó chính là thứ tình cảm bản năng mà không phải trường lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nào cũng dạy được. Và thực tế là với bất kì đề tài nào, nếu nhà báo nhìn nhận bằng trái tim nhân đạo, rõ ràng trẻ em sẽ được bảo vệ và tôn vinh đúng mực.

Báo chí không chỉ đưa tin đơn thuần mà phải thấy được tầm quan trọng của việc tạo nên “chiến dịch” khi đưa tin. Báo chí phải là “ngọn cờ đầu” nhìn nhận được các vấn đề cấp bách của trẻ em để phản ánh và giúp xã hội giải quyết như vấn nạn bạo hành, bạo lực học đường... Không những thế cần tăng cường những thông tin có tính thẩm mỹ để góp phần tạo nên diện mạo tươi đẹp, lành mạnh cho con trẻ. Những nội dung tin bài này cần được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Và theo đó

các tòa soạn báo phải tạo điều kiện như mở thêm chuyên mục, chuỗi sự kiện... có liên quan tới trẻ.

Về cơ bản mỗi thông điệp nhỏ trên báo chí sẽ “góp gió thành bão”, giúp trẻ em đạt được những quyền lợi cơ bản, có được một cuộc sống lành mạnh và tương lai tốt đẹp. Khi làm tốt được những điều này, dư luận lên tiếng ủng hộ tức là những thông điệp của nhà báo đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản khi viết về trẻ em.

Sự bàn tán của cộng đồng, những hiệu ứng của dư luận luôn là thước đo giá trị thông điệp trên báo chí. Nó giúp mỗi người nhìn nhận lại những vấn đề thực sự cấp bách có liên quan tới trẻ, từ đó có những điều chỉnh và định hướng nhất định. Xã hội nhờ đó ngày một tốt đẹp và trẻ em cũng ngày càng được yêu thương, trân trọng hơn.

Tuy nhiên bức tranh về trẻ em trên báo chí không phải lúc nào cũng màu hồng và đầy tính nhân đạo như mong muốn của tất cả chúng ta. Trong một vài trường hợp, trẻ em lại chính là nạn nhân của báo chí bởi sự vi phạm đạo đức của nhà báo. Điều này là đặc biệt nghiêm trọng bởi lẽ trẻ em gần như không có khả năng “chống trả” lại. Hệ quả là dẫn đến những tác động xấu đến tâm sinh lý của trẻ. Không những thế hiệu ứng sẽ lan rộng ra bên ngoài xã hội, gây bức xúc trong cộng đồng và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của những thế hệ trẻ em khác.

Nhưng cũng may mắn thay, những thiếu sót này chỉ chiếm số lượng rất nhỏ và cũng nhanh chóng được đính chính, sửa đổi. Người ta ví báo chí là thứ quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp) nhưng không vì thế mà những vi phạm không bị công chúng lên án chỉ trích, tẩy chay. Và chắc chắn đó sẽ là bài học đắt giá để mỗi người cầm bút cần phải tỉnh táo hơn nữa khi sáng tạo nên một thông điệp, đặc biệt đó lại là thông điệp có liên quan tới trẻ em.

Với 3 tờ báo điện tử là Dân trí, Tuổi trẻ và Vietnamnet, mỗi tờ đều có hướng phản ánh thông tin khác nhau nhưng tất cả đều trên tinh thần bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ. Chính nhờ uy tín và vị thế của những tờ báo này mà sức lan tỏa của thông điệp là rất rộng lớn, tác động cùng lúc đến hàng triệu người. Thông điệp hay và

đúng giúp các quyền lợi trẻ em được đảm bảo nhưng nếu ngược lại sẽ là thứ vũ khí sát thương gây đau đớn và dai dẳng cho tất cả những người tiếp nhận.

Vậy phải làm thế nào để những thông điệp về trẻ em trên báo mạng điện tử luôn phát huy tính hiệu quả?

Hơn ai hết trước tiên người làm báo phải tự trau dồi kiến thức để những câu chữ viết ra luôn nồng nàn tình thương và ngập tràn sự cảm thông, chia sẻ. Trong tương lai, báo mạng điện tử tiếp tục là kênh thông tin quan trọng để độc giả tìm kiếm thông tin. Chính vì vậy các thông điệp có liên quan đến trẻ em trên báo điện tử cần phải đáp ứng được các nhu cầu của người dùng từ nội dung cho đến hình thức truyền tải. Khi đã có nguồn nhân lực đảm bảo cho sự ra đời của những tác phẩm báo chí hay thì sự hỗ trợ từ tòa soạn cho đến các chính sách của Đảng và Nhà nước là hết sức cần thiết. Điều này cho phép những thông điệp về trẻ em có tính mục đích lớn hơn, tác động sâu rộng hơn, từ đó sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp.

Trong khi thông tin về trẻ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của độc giả thì báo chí càng phải nỗ lực hơn nữa. Và nhờ sự đầu tranh bền bỉ của báo chí, xã hội sẽ ngày một tốt đẹp hơn và trẻ em ngày càng được phát triển toàn diện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Bình (1998), Giới thiệu Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

2. Bill Kovach & Tom Rosenstial (2013), Các yếu tố của báo chí, Nxb Thông

Tấn.

3. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại,

Nxb Lý luận Chính trị.

4. Nguyễn Văn Dũng (2004), Báo chí với trẻ em, Nxb Lao động.

5. Nguyễn Văn Dững (2008), Nhà báo với trẻ em Việt Nam, Nxb Lao động.

6. Nguyễn Văn Dững (2001), Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em, Nxb Lao

động.

7. Hà Minh Đức (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, Nxb

Giáo dục.

8. Hà Minh Đức (1996), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, Nxb

Giáo dục.

9. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 3, Nxb

Giáo dục.

10.TS Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

11.Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội

12.Vũ Kim Hải (2006), Sổ tay phóng viên Các thủ thuật làm báo điện tử, Nxb

Thông tấn.

13.Helena Thorfinn (2003), Truyền thông đạo đức nghề nghiệp với trẻ em, Nxb

Chính trị Quốc gia

15. Nguyễn Quang Hòa (2012), Nghề báo, những bài học nhớ đời, Nxb Thông tin và

truyền thông.

16.Trần Thị Thúy Hảo, (2005), Báo in với vấn đề quyền tham gia của trẻ em hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Báo chí học, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

17.Hội nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Nxb

Hội nhà báo.

18. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn. Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

19. Khoa Báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (2001), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 4.

20. Nguyễn Thế Kỷ (2013), Báo chí dưới góc nhìn thực tiễn, Nxb Thông tấn

21. Kỷ yếu hội thảo “Báo chí với quyền trẻ em – đạo đức và kỹ năng”, Hà Nội,

ngày 23/6/2014.

22.TS. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp trong môi trường truyền thông hiện đại, Nxb Thông tin và Truyền thông.

23.Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

24.Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề báo nói, Nxb Văn hóa – Thông tin. Hà

Nội.

25.Mai Quỳnh Nam (2002), Thông điệp về trẻ em trên báo hình và báo in, tạp chí Xã

hội học, số 2, tr.39-52

26. Nhiều tác giả (2006), Pháp luật xử lý vi phạm hành chính và vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em, Nxb Tư pháp.

27.Nguyễn Thu Nguyệt (2007), Vấn đề Hôn nhân – gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo chí, Nxb Khoa học Xã hội.

28. Nguyễn Ngọc Oanh (2014), Nhà báo với trẻ em – Kiến thức và kĩ năng, Nxb

Thông Tấn.

30. Hoàng Phê (2014), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội.

31. Dương Xuân Sơn (2011), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội.

32. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 121 - 143)