Báo điện tử Tuổi trẻ (http://tuoitre.vn/)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 54)

7. Kết cấu luận văn:

2.1.1.3. Báo điện tử Tuổi trẻ (http://tuoitre.vn/)

Báo Tuổi trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Tp.HCM.

Báo điện tử Tuổi trẻ (Tuổi trẻ Online) ra mắt chính thức từ 1/12/2013. Chỉ chưa đầy 2 năm sau, Tuổi trẻ Online đã vươn lên vị trí thứ 3 về số lượt người truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới. Hiện nay với tên miền mới (http://tuoitre.vn), báo điện tử Tuổi trẻ đón nhận khoảng 4 triệu lượt truy cập/ngày.

Theo Http://alexa.com, cho đến ngày 11/3/2013, Tuổi trẻ Online đứng đầu trong tất cả các báo trực tuyến và báo in và được Alexa xếp hạng 27 trong tất cả các trang web tại Việt Nam; thứ 4.972 toàn cầu.

Ngày 20/3/2010 Tuổi trẻ online chính thức đổi giao diện mới. Đây là bước phát triển mới của Tuổi trẻ online sau 2 lần đổi giao diện vào năm 2004 và 2007. Theo

báo cáo ngày 14/10/2010, nhóm nghiên cứu của Vietnam Report chính thức giới thiệu Báo cáo Nghiên cứu hành vi sử dụng Internet tại Việt Nam cho thấy, 85% độc giả của báo Tuổi trẻ online là nam. Bên cạnh đó kết quả cũng chỉ ra rằng, Tuổi trẻ là kênh truyền thông hiệu quả cho những thương hiệu vì đối tượng đọc là những người có khả năng kiếm tiền tốt.

Trong danh sách xếp hạng 200 tờ báo hàng đầu thế giới ngày 28/01/2010, theo đánh giá xếp hạng của trang web thư mục và tìm kiếm quốc tế International Media & Newspapers, Tuổi trẻ xếp ở vị trí 34. Đứng đầu là The New York Times (Mỹ), The Guardian (Anh), tờ The People's Daily (Trung Quốc) hay La Repubblica (Ý). Tại châu Á, Tuổi trẻ đứng vị trí thứ 6 sau The People's Daily, China Daily (Trung Quốc), Huriyet (Thỗ Nhĩ Kỳ), Yomuri Shimbun, Ashashi Simbun (Nhật Bản).

Báo điện tử Tuổi trẻ đã tận dụng rất tốt thế mạnh vốn có của một tờ báo điện tử nhằm thu hút thêm lượng bạn đọc, đó chính là khả năng đa phương tiện. Báo đã mở thêm các chuyên mục mới như các chương trình giao lưu trực tuyến, mở các diễn đàn để tăng tính tương tác với bạn đọc, chương trình radio online, chương trình truyền hình Tuổi trẻ, các chương trình tường thuật trực tuyến cũng đã thu hút được rất nhiều bạn đọc.

Trong số các báo điện tử hiện nay, Tuổi trẻ vẫn dẫn đầu về chất lượng với tiêu chí “rất tốt” với tỷ lệ bình chọn của người đọc là 54,4%, tiếp đến là Vietnamnet: 50,2%.

Nằm trong thương hiệu Tuổi trẻ đó, những tin bài có liên quan đến trẻ em đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của công chúng. Thông điệp được tận

dụng tối đa các hình thức audi, video... nên có sức cuốn hút và tác động đặc biệt. 2.1.2. Về số lượng và nội dung thông điệp

Những tin bài về trẻ em xuất hiện trên 3 tờ báo điện tử Dân trí, Vietnamnet và Tuổi trẻ đều hướng đối tượng tiếp nhận là người lớn. Chính vì vậy nội dung thông điệp rất phong phú đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của công chúng.

Thông tin về trẻ em, ngoài việc phản ánh thực tế còn vì mục đích nêu cao vai trò và trách nhiệm của người lớn trong việc bảo đảm cho trẻ em một cuộc sống lành mạnh và phát triển toàn diện. Tuy lượng tin bài có liên quan tới trẻ em khá khiêm

tốn so với các đề tài khác nhưng mỗi ngày đều có sự tiến bộ về số lượng cũng như chất lượng.

Ở mỗi tờ báo các tin bài có liên quan đến trẻ em đều được phân bố trong những chuyên mục mang tính đặc thù. Qua khảo sát ta có kết quả như sau:

Bảng 2.1: Tỷ lệ tin bài có liên quan đến trẻ em trên báo Dân trí năm 2014.

Báo Dân trí Chuyên mục Tổng Pháp luật Giáo dục Xã hội Sức khỏe Nhân ái Nhịp sống trẻ Tổng tin bài 6.072 3.960 12.312 4.620 2.160 3.384 32.508 Số lượng bài có liên quan đến trẻ em 360 564 612 732 1.200 156 3.624 Tỷ lệ % 5,9 14,2 0,4 15,8 55,6 4,7 11,1

Bảng 2.2: Tỷ lệ tin bài có liên quan đến trẻ em trên báo Vietnamnet năm 2014.

Báo Vietnamnet

Chuyên mục Tổng

Xã hội Đời sống Bạn đọc Giáo dục

Tổng tin bài 5232 5400 1188 5364 17.184

Số lượng tin bài có liên quan đến

trẻ em

492 1320 216 672 2.700

Bảng 2.3: Tỷ lệ tin bài có liên quan đến trẻ em trên báo Tuổi trẻ năm 2014. Báo Tuổi trẻ Chuyên mục Tổng Pháp luật Chính trị - xã hội Giáo dục Nhịp sống trẻ Sức khỏe Bạn đọc Tổng tin bài 3.048 19.500 2.088 1.140 1.920 2.484 30.180 Số lượng tin bài có liên quan đến trẻ em 180 468 492 120 768 240 2.268 Tỷ lệ % 5,9 6 23,6 10,5 40 9,7 7,5

Bảng số liệu trên cho thấy, báo Dân trí và báo Tuổi trẻ đều có 6 chuyên mục có liên quan đến trẻ em với lượng tin bài được phản ánh khá lớn. Điều này đồng nghĩa với nội dung thông điệp mà 2 tờ báo này gửi gắm tới công chúng rất phong phú và đa dạng.

Trong 3 báo thì Dân trí có tổng lượng tin bài liên quan đến trẻ em lớn nhất với 3624 tin bài. Tiếp theo là Vietnamnet với 2700 tin bài và cuối cùng là Tuổi trẻ với 2268 tin bài.

Ở báo Vietnamnet, những tin bài có liên quan đến trẻ em được phân bố trong 4 chuyên mục lớn. Tuy chuyên mục ít hơn nhưng những thông tin phản ánh có liên quan đến trẻ em cũng khá lớn, chiếm tỉ lệ 15, 7% so với tổng tin bài.

Những thông điêp về trẻ em, nếu quan trọng sẽ được đặt ở vị trí trang chủ dễ thu hút sự chú ý của độc giả, sau đó được lưu trữ ở phía trong chuyên mục các báo. Khi thông điệp càng nhiều thì xác suất tin bài được độc giả tiếp nhận càng lớn. Nhờ đó nhà báo càng dễ dàng đạt được mục đích đề ra.

Nhìn chung, những thông tin liên quan đến trẻ em xuất hiện trong các chuyên mục trên của 3 báo đều tập trung vào 8 nội dung chính sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ các nội dung về trẻ em năm 2014.

STT Nội dung Báo

Vietnamnet Báo Dân trí Báo Tuổi trẻ 1 Trẻ có hoàn cảnh khó khăn Số lượng 216 480 11 Tỷ lệ (%) 17,25 22,6 0,63 2 Trẻ gặp tai nạn Số lượng 28 132 120 Tỷ lệ (%) 2,24 6,21 9,38 3 Nạn bạo hành Số lượng 24 84 24 Tỷ lệ (%) 1,92 3,95 1,88 4 Bạo lực học đường Số lượng 24 12 12 Tỷ lệ (%) 1,92 0,56 0,94

5 Trẻ bị xâm hại Số lượng 60 60 36

Tỷ lệ (%) 4,79 2,82 2,81 6 Vấn đề giáo dục Số lượng 432 564 468 Tỷ lệ (%) 34,50 26,55 36,56 7 Vấn đề sức khỏe Số lượng 456 732 720 Tỷ lệ (%) 36,42 34,46 56,25 8 Trẻ vi phạm pháp luật Số lượng 12 60 9 Tỷ lệ (%) 0,96 2,82 0,7

Qua bảng số liệu cho thấy, ở mỗi tờ báo có sự chênh lệch về tỷ lệ các nội dung khác nhau. Điều này góp phần thể hiện mức độ chú trọng từng vấn đề của mỗi tờ báo.

2.1.1.1. Trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Báo Dân trí có chuyên mục “Tấm lòng nhân ái”, báo Vietnamnet có tiểu mục “Sẻ chia” và báo Tuổi trẻ có sự kiện “Nhịp cầu nhân ái” – chính là “mảnh đất” để giới thiệu đến độc giả những số phận đang gặp khó khăn và cần sự chia sẻ của công chúng. Chính vì vậy lượng tin bài có liên quan tới trẻ em nằm trong đề tài này

chiếm tỷ lệ khá lớn so với báo Tuổi trẻ (0,63%), trong khi đó Dân trí là 22,6%, Vietnamnet là 17,25%.

Việt Nam hiện nay có 2,6 triệu trẻ em khó khăn đang cần sự giúp đỡ. Những trẻ em này không có cơ hội được hưởng thụ và phát triển toàn diện về trí tuệ, tinh thần và lớn lên trong môi trường xã hội không được tôn trọng. Trẻ em nghèo thường phải nghỉ học sớm để đi làm giúp đỡ gia đình hoặc bị đẩy lên thành phố làm các công việc như đánh giày, bán báo... rất dễ sa đà vào các tệ nạn hoặc là nạn nhân của lạm dụng tình dục, bạo hành... Không những vậy, người thân và cũng chính các em thường mang những căn bệnh khó cứu chữa hoặc phải điều trị rất tốn kém. Trên

Dân trí ngày 16/8/2014 có bài “Vợ chồng trẻ lao đao vì 2 con cùng mắc bệnh hiểm nghèo” kể về câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ đang đi đến bước đường cùng khi

hai trong số 3 đứa con bị mắc bệnh hiểm nghèo là tim bẩm sinh, hơn thế người con thứ hai còn bị điếc, đục thủy tinh thể. Tất cả phí sinh hoạt gia đình và chữa chạy cho con chỉ trông chờ vào người chồng làm thuê trên thành phố. Thế nên nợ nần lại thêm chồng chất, khó khăn lại thêm bội phần. Câu chuyện khiến ai cũng thương xót bởi lẽ cái vòng tròn nghèo khó cứ quẩn quanh, các em khó có thể thoát ra ngoài. Trong khi bố mẹ các em không có khả năng nuôi dưỡng thì báo chí nên đứng ra làm cầu nối, đưa những bàn tay nhân hậu cứu vớt và hỗ trợ phần nào cho các em.

Khi những thông điệp như vậy được truyền tải, nó khiến dư luận quan tâm và

làm xuất hiện nhiều hành động đẹp trong cộng đồng. Thế nên những tin như: “Hơn 175 triệu đồng đến với bé Minh Châu” (đăng trên Dân trí ngày 19/8/2014 của tác giả Thế Nam); “Bạn đọc ủng hộ gần 80 triệu, bé Anh Hưng đã được phẫu thuật”

(đăng trên Vietnamnet ngày 28/72014 của tác giả Đức Toàn)... vẫn tiếp tục xuất hiện trên báo, nhân lên niềm vui, hạnh phúc cho độc giả lẫn những người có hoàn cảnh khó khăn.

2.1.1.2. Trẻ gặp tai nạn

Báo Dân trí có số lượng tin bài phản ánh về các hiện tượng trẻ em gặp tai nạn khá lớn, là 132 tin bài (chiếm tỷ lệ 6,21%), tiếp theo là báo Tuổi trẻ (chiếm tỷ lệ 9,38%) và cuối cùng là báo Vietnamnet: 28 tin bài (chiếm tỷ lệ 2,24%).

Những thông tin xuất hiện trên báo chí cho thấy có quá nhiều nguy hiểm, bất trắc xung quanh như trẻ dễ dàng gặp tai nạn trong nhà với điện, nước, cầu thang hay ngoài đường với xe cộ, ao hồ...

Ví dụ trong những tháng nghỉ hè, trẻ em thường có xu hướng trốn bố mẹ đi tắm ở các bờ đê, ao hồ, sông suối. Hậu quả là nhiều tai nạn đuối nước thương tâm đã xảy ra.

Trên báo Vietnamnet có đăng loạt bài như vậy, ví dụ ngày 31/7/2014 có tin “Cứu bạn chết đuối, nam sinh nghèo tử vong” của tác giả Cao Thái. Bài báo đưa ra

thông tin xót xa, cậu bé Nguyễn Quang Triều (học sinh lớp 7) do lao ra cứu 2 em nhỏ sẩy chân đã bị nước cuốn ra xa và chìm xuống sông... Câu chuyện khiến ai cũng phải bàng hoàng, đau đớn. Nó không chỉ là hồi chuông báo động tình trạng nguy hiểm khi trẻ không biết bơi mà còn lên án sự lơ là của các bậc cha mẹ. Ở một khía cạnh khác, bài báo còn nêu lên tấm gương quên mình cứu bạn của em Nguyễn Quang Triều. Một hành động dũng cảm bắt nguồn từ đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Với hàng loạt thông tin tương tự, dư luận xã hội đã thực sự “nổi sóng” bởi cái chết của trẻ em – chính là đỉnh điểm nỗi đau của tất cả chúng ta.

Như vậy những thông tin như trên thực sự cần thiết vì nó liên quan tới sinh mạng của trẻ em – nhóm đối tượng cần có sự chăm sóc, giám sát của người lớn. Thông qua báo điện tử, những thông điệp như thế này sẽ gia tăng sức ảnh hưởng tới các bậc cha mẹ, giúp họ nhìn nhận rõ sự nguy hiểm của việc trẻ em không biết bơi, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả.

Những thông tin tai nạn khác như: “Ngã ban công, bé 3 tuổi chấn thương sọ não” (đăng trên Dân trí của tác giả Tú Anh ngày 17/6/2014)... đã thể hiện sự sao

nhãng của người lớn trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Những vụ tai nạn này thường gây nên thương tích nặng nề hoặc ra cái chết oan nghiệt cho trẻ. Phần lớn các tin bài này đều xác định trẻ em gặp nạn thường là con em của những gia đình nghèo, neo đơn hoặc thiếu sự giám sát, chăm sóc của người lớn.

Báo Tuổi trẻ ngày 04/05/2014 có tin “Điều tra vụ 2 học sinh chết do sụp hố công trình” của tác giả Trà Giang. Bài báo nêu lên sự vụ của hai học sinh 13 tuổi và

12 tuổi do rủ nhau tắm ở hố công trình mà dẫn đến cái chết thương tâm. Những thông điệp này là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ cần thiết phải chú ý theo sát con cái hơn nữa. Bởi lẽ khi để sự việc xảy ra, con trẻ là người chịu đau đớn nhất còn những bậc làm cha mẹ sẽ không thể an lòng trong suốt cuộc đời. Chính vì

vậy, bên cạnh đưa tin, cần thiết trên báo chí xuất hiện những bài như: “Cách sơ cứu đúng với những tai nạn trẻ thường gặp” (đăng trên Vietnamnet ngày 18/7/2014 dẫn

nguồn theo Tri thức trẻ).

2.1.1.3. Nạn bạo hành

Khi trẻ bị dày vò về tinh thần hay để lại vết tích trên thân thể, điều đó có nghĩa là trẻ đang bị bạo hành. Đây được xem là vấn nạn nhức nhối thể hiện sự băng hoại đạo đức của một bộ phận nhóm người trong xã hội.

Báo Dân trí khá tích cực trong việc phản ánh các sự vụ với 84 tin bài (chiếm 3,95% so với tổng tin bài); báo Vietnamnet là 24 tin bài (chiếm 1,92% so với tổng tin bài); báo Tuổi trẻ là 24 tin bài (chiếm 1,88% so với tổng tin bài).

Bạo hành ở trẻ em ngày nay không chỉ dừng lại ở việc dùng bạo lực làm tổn thương thân thể, gây thương tích mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm mà hậu quả là gây ra những cơn sang chấn tâm lý nặng nề. Trẻ em đáng lẽ được yêu chiều thì lại là nơi để người lớn trút những cơn tức giận, những cáu gắt, bực bội. Những sự vụ này ngày càng bị đẩy đi xa với số lượng ngày một nhiều và mức độ trầm trọng hơn. Bạo hành xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, ngay tại nhà, trường học, ngoài đường phố... Người thực hiện hành vi bạo hành trẻ có thể là bố, mẹ, thầy cô giáo, bảo mẫu, ông bà... Nguyên nhân bởi lẽ trẻ em không có khả năng tự vệ, phản kháng hay kêu cứu; các bậc phụ huynh cũng lơ là chăm sóc và các quy định pháp luật cũng chưa thực sự sát sao với tình hình thực tế.

Trên báo Dân trí ngày 23/12/2014 có tin “Cha đốt con gái 6 tuổi vì nghi trộm tiền của bạn” của tác giả Trung Kiên. Vì nghi bé H. trộm mấy ngàn đồng của

bạn, dù chưa xác minh cụ thể sự việc nhưng ông Ph. đã nổi nóng lôi con gái về nhà “dạy bảo” bằng cách châm lửa vào giấy hơ khắp người khiến em bị bỏng. Hay trên

nhập viện” của tác giả Lê Dân. Nguyên nhân chỉ vì bé khóc mà cô giáo sẵn cầm ca

múc nước đánh vào đầu bé N. Rất nhiều tin bạo hành như vậy ngày ngày vẫn xuất hiện trên mặt báo khiến ai cũng cảm thấy thương cảm, đau xót và đầy căm phẫn. Nhiều vụ việc khác còn được phanh phui dưới dạng video clip khiến thông điệp gửi đến công chúng càng có sức mạnh ngàn cân. Rõ ràng nhờ báo chí đi đầu, kêu gọi sự quan tâm của dư luận mà vấn nạn này đã được các cấp chính quyền chú ý hơn. Trường học, giáo viên bị đưa vào “tầm ngắm” soi xét về kĩ năng, đạo đức một cách kĩ càng. Các em cũng được bố mẹ dạy cách tự bảo vệ và báo lại cho người lớn khi có sự việc xảy ra... Tất cả những động thái đó khiến cho trẻ em được an toàn, hưởng những quyền lợi chính đáng và có sự phát triển toàn diện.

Đó là những câu chuyện có thật, con người có thật hiện hữu trong xã hội mà những tưởng không bao giờ tồn tại nếu báo chí không lên tiếng.

Ở trên thế giới, nhiều trẻ em cũng gặp hoàn cảnh tương tự như tin “Chấn động clip người giúp việc bạo hành trẻ em” của tác giả Thu An đăng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 54)