Xu hướng kết nối với mạng xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 104 - 106)

7. Kết cấu luận văn:

3.1. Dự báo về xu hướng phát triển của báo điện tử và mối quan tâm của xã hội

3.1.1.4 Xu hướng kết nối với mạng xã hội

Một điều dễ dàng nhận ra, ngày nay số lượng độc giả vào đọc báo ít hơn truy nhập mạng xã hội. Trong số đó, 60% người dùng truy nhập internet từ mobile. Do đó, mạng xã hội đã buộc báo chí phải thay đổi trước áp lực cạnh tranh thông tin cũng như thay đổi nền tảng tiếp cận người đọc của chính mình. Ở Việt Nam, nếu các báo lớn (báo giấy) khi có tin bài hot thường "găm" báo giấy ra rồi mới đưa lên điện tử. Nay xu thế này phải đảo ngược lại, phải đưa lên điện tử trước. Với các nền tảng, thứ tự ưu tiên cũng cần thay đổi: Social first, rồi đến mobile/ipad first và cuối cùng mới là web first. [40]

Theo số liệu do Công ty We Are Social (trụ sở ở Anh quốc) công bố vào tháng 1/2015, Việt Nam hiện có dân số khoảng 90,7 triệu người, trong đó có 39,8 triệu người sử dụng Internet, (chiếm gần 44% dân số cả nước); có 28 triệu người thiết lập tài khoản MXH. Được biết, trung bình người Việt Nam tiêu tốn 3 giờ 4 phút mỗi ngày trên MXH. Còn theo công bố của Facebook, hiện có 19,6 triệu tài khoản Facebook ở Việt Nam. [41]

Mạng xã hội vẫn tiếp tục là cuộc chơi mà tất cả các tờ báo đều phải gia nhập nếu muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn này. Xu hướng này thể hiện rõ ràng nhất qua sự “mất giá” của trang chủ của các tờ báo mạng.

Xu hướng này có nghĩa là nếu trước đây, đọc báo điện tử có nghĩa là vào trang chủ (homepage) của những tờ báo mình yêu thích hay tin cậy, xem có tin gì mới, bài gì hay để bấm vào từng bài, từng tin để đọc; thì bây giờ là họ vào đọc tin, bài từ giới thiệu (referal) của nơi khác, đa phần là Facebook và các mạng xã hội khác, từ các “siêu thị tin tức” như Google News hay Yahoo News, từ gợi ý của bạn bè qua email, tin nhắn và từ kết quả tìm kiếm. Năm 2014, doanh thu quảng cáo trực tuyến là 51 tỷ USD thì riêng thị phần của 5 hãng truyền thông lớn sở hữu những mạng xã hội (Google, Facebook, Yahoo, Microsoft và AOL) đã chiếm tới 30,5 tỷ USD. Trong đó Facebook nổi lên là một "kẻ ngáng đường" vô cùng khó chịu và mạng xã hội này liên tiếp gặt hái những thành công, đồng thời cũng khiến xu hướng báo chí có sự thay đổi đáng kể. [40]

Tờ The Atlantic đã nói về tờ New York Times rằng: “Trong vòng hai năm, tờ New York Times mất 80 triệu người vào thăm trang chủ - chiếm đến một nửa lượng người vào đọc trang nytimes.com”.

Đến giờ trong 10 người vào đọc New York Times, chỉ chưa đầy 3 người vào đọc theo lối cửa chính, tức là vào từ homepage. Ở những tờ báo ít danh tiếng hơn, đến 80-90% lượng người vào đọc là từ các nguồn giới thiệu đa dạng trong khi chỉ có 10% vào trực tiếp từ địa chỉ của trang chủ.

Trước đây người đọc phải dùng các công cụ quen thuộc với họ để tìm kiếm thông tin; nay tin phải chạy đến với người đọc, người đọc là đích đến chứ không phải là tin nữa.

Khi trang chủ không còn là trang chủ nữa thì mỗi tin bài là mỗi trang chủ. Thế là thay vì nỗ lực chăm chút làm đẹp trang chủ, các báo phải biến đổi trang tin thành một “tiểu trang chủ”. Nếu chú ý chúng ta sẽ thấy hiện nay bên dưới trang tin, các báo đều đã trình bày rất bắt mắt, làm sao để người đọc từ đó phải tò mò bấm vào để đọc tiếp. Dưới tin đều có những tin liên quan, tin nổi bật, tin hay trong ngày…

Mạng xã hội được ví như tờ báo của nhân dân bởi tính phổ dụng, độ tương tác và tính đa dạng thông tin mà báo chí chính thống không theo kịp. Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ (thiết bị mới, phần mềm hỗ trợ), người dùng có thể hoàn toàn tự sản xuất tin tức và truyền tin trên mạng xã hội như những "nhà báo" thực thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)