Báo điện tử Vietnamnet (http://vietnamnet.vn/)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu luận văn:

2.1.1.2. Báo điện tử Vietnamnet (http://vietnamnet.vn/)

Báo Vietnamnet thành lập từ năm 1997 với tên gọi Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient trực thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) là một thành

viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Đến ngày 7/01/2002, VASC Orient chính thức đổi tên thành Vietnamnet (mạng Việt Nam) tại địa chỉ: www.vietnamnet.vn . Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của một mạng thông tin mang tính quốc gia mà sau gần 2 năm ra đời VASC Orient đã đạt được: Thông tin cập nhật từng giờ, từng ngày về các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, thể thao...

Ngày 23/01/2003, Vietnamnet chính thức được cấp giấy phép là tờ báo điện tử. Vietnamnet trở thành một trong những tờ báo điện tử có mặt trong thời khắc đầu tiên của sự xuất hiện loại hình báo chí mới này ở Việt Nam.

Ngày 18/6/2003 Vietnamnet cho ra mắt trang tiếng anh có tên gọi là Vientamnet Bridge tại địa chỉ www.vietnamnet/enghlish. Đây được coi là một trong những tờ báo

điện tử tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam, là chiếc cầu nối hữu ích với đối tượng bạn đọc người nước ngoài quan tâm đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Ngày 17/6/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định chuyển Vietnamnet về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là điều kiện mới để Vietnamnet tiếp tục phát triển.

Hiện nay Vietnamnet có 1 tổng biên tập, 1 phó tổng biên tập kiêm tổng thư ký tòa soạn, 2 phó tổng thư ký tòa soạn và hàng trăm phóng viên, biên dịch viên tâm huyết, nhiều kinh nghiệm về báo điện tử.

Trong xu thế phát triển của báo chí, các tờ báo điện tử cạnh tranh nhau về thông tin, chất lượng, lượng người truy cập, Vietnamnet có một số hướng phát triển mới bằng việc mở rộng hệ thống với các văn phòng đại diện, đa phương tiện trang báo, xây dựng đội ngũ phóng viên, biên dịch viên chuyên nghiệp, đội ngũ cộng tác viên rộng khắp nhằm nắm thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất và chất lượng nhất.

Ngoài chi nhánh chính ở miền Bắc - Hà Nội, Vietnamnet còn mở rộng ra phía Nam với văn phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh: 65 Trương Định - Quận 3.

Trong xu thế cạnh tranh về thông tin, chất lượng và lượng người truy cập giữa các tờ báo điện tử, bộ máy của Vietnamnet đã đáp ứng phù hợp với yêu cầu về tính nhanh nhạy, thích ứng cao về sự phát triển của báo điện tử. Hiện nay lượng truy cập của báo đạt trên 70 triệu lượt người. Vietnamnet cũng là tờ báo đầu tiên thực hiện thành công buổi giao lưu trực tuyến trên mạng internet ở Việt Nam diễn ra tại số 99 Triệu Việt Vương, Hà Nội vào ngày 31/12/1999.

Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, với nỗ lực của bộ máy hơn 200 người trong việc hoàn thành tốt mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ đặt ra, Vietnamnet đã nhận được nhiều bằng khen như: Bằng khen của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam năm 2000; Bằng khen của Tổng cục Bưu điện năm 2001; Năm 2002, đoạt Cúp vàng về ứng dụng công nghệ thông tin trong Truyền thông và Giải trí tại cuộc thi Công nghệ thông tin và truyền thông châu Á - Thái Bình Dương 2002; website được ưa chuộng nhất Việt Nam năm 2002; Cúp vàng cho báo điện tử và trang web xuất sắc nhất; Năm 2003, đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt và Cúp

vàng Báo điện tử xuất sắc nhất; Ba năm liền (2002 - 2004) đoạt Cúp vàng cho báo điện tử và trang web xuất sắc nhất do Hội tin học Việt Nam trao tặng. Trong bảng xếp hạng của Alexa, Vietnamnet hiện đứng thứ 13 trong top 100 trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.

Nhờ kết hợp sức mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông, hơn 10 năm qua, Vietnamnet đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với độc giả trong và ngoài nước. Với thế mạnh là nguồn thông tin chính thống, có tính định hướng xã hội, cập nhật nhanh, Vietnamnet đã dần khẳng định thương hiệu là tờ báo điện tử uy tín tại Việt Nam.

Nằm trong khối sức mạnh tổng thể đó, những tin bài có liên quan đến trẻ em đã trẻ em đã tạo nên được nhiều hiệu ứng về phía dư luận. Báo có nhiều chuyên mục có tỷ lệ viết về trẻ em khá lớn như Xã hội, Giáo dục, Đời sống, Bạn đọc trong đó có nhiều tiểu mục như “Mẹ và bé” nằm trong mục Đời sống hay “Chia sẻ” nằm trong mục Bạn đọc. Lượng tin bài trên báo Vietnamnet đã góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện Quyền trẻ em trên lãnh thổ nước ta, giúp người lớn nhìn nhận rõ vai trò của mình trong việc tạo một môi trường phát triển lành mạnh cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 52 - 54)