Đặc điểm của thông điệp về trẻ em dưới góc nhìn văn hóa trên báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 46 - 50)

7. Kết cấu luận văn:

1.3. Góc nhìn văn hóa đối với thông điệp trẻ em trên báo điện tử

1.3.2. Đặc điểm của thông điệp về trẻ em dưới góc nhìn văn hóa trên báo điện tử

Báo điện tử là “con đẻ” của thời đại internet và chỉ có thể hoạt động khi kết nối internet. Thế nên không có gì sai khi nói rằng báo điện tử là loại hình báo chí của thời đại mới, của những con người mới. Có thể nói, sự góp mặt của báo điện tử đã đem lại sự phong phú, hiện đại của nền báo chí của nhân loại nói chung, báo chí nước ta nói riêng.

“Kỹ năng quan trọng nhất là đưa tin lên mạng một cách nhanh nhất và không gián đoạn” – Kate Marymont – Tổng biên tập điều hành Tạp chí The News –

Press ở Fort Myers (Florida, Mỹ). Đặc điểm thông tin nhanh, mang tính thời sự của báo điện tử gắn liền với sự kết nối internet. Trước một sự vật hiện tượng, nếu báo in phải qua các công đoạn in ấn, chờ đợi đến thời điểm phát hành; truyền hình phải dựng hình và phụ thuộc vào thời điểm phát sóng... thì với báo điện tử, thông tin có thể đẩy lên mạng ngay mà không cần chờ đợi. Quá trình thực hiện cũng chỉ bằng thao tác đơn giản, dễ dàng. Như vậy từ quá trình thực hiện đến việc truyền tải, tin bài trên báo điện tử được kĩ thuật công nghệ hỗ trợ toàn diện.

Trên các trang báo, những thông tin liên quan đến trẻ em luôn nhận được sự quan tâm chú ý. Riêng với những đề tài trẻ em là nạn nhân được khai thác mạnh với số lượng tin bài lớn. Thông điệp gửi gắm trong đó dường như làm bừng tỉnh cộng động. Mọi người thấy cần thiết phải quan tâm và bảo vệ hơn nữa thế hệ đặc biệt này.

Rõ ràng khi thông điệp được truyền tải trên báo điện tử, nó có sức lan truyền và “công phá” mạnh mẽ. Đám đông công chúng sẽ được tập hợp một cách nhanh chóng theo mục đích đề ra của thông điệp. Yêu cầu đặt ra lúc này là thông điệp phải được thiết kế sao vừa phản ánh được đời sống hiện thực của trẻ em, vừa làm dấy lên niềm tin hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp cho tất cả trẻ em.

Trên thực tế, đôi khi nhanh chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Độc giả ít quan tâm đến tờ báo nào đưa tin sớm nhất mà sẽ chú ý đến việc gì đã xảy ra cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của thông điệp đó. Vì vậy khi thông điệp được lý giải tốt, định hướng được nhu cầu và thẩm mỹ của người đọc, thông điệp đó sẽ có sức sống trường tồn. Ở khía cạnh này, báo in thường có ưu thế hơn. Vấn đề đặt ra lúc này là đòi hỏi các nhà báo phải có tài năng, kiến thức và lòng yêu trẻ. Những người làm báo điện tử thường có tuổi đời và tuổi nghề trẻ nên việc dấn thân với nghề, không ngừng trau dồi tích lũy kinh nghiệm là điều đặc biệt quan trọng. Nếu làm tốt, những thông điệp có tính định hướng trên báo điện tử có thể cạnh tranh với lợi thế này của báo in.

Với những thông tin về trẻ em, thay vì chỉ đưa tin phản ánh đơn thuần, nhà báo nên kết hợp kỹ năng của một nhà tâm lý, nhà xã hội học hay thậm chí là người lãnh đạo để cho ra đời những tác phẩm báo chí hay. Nhờ đó các thông điệp sẽ đạt được mục đích đề ra một cách ngoạn mục.

Một thông điệp được xem hay và có ý nghĩa là khi giúp độc giả nắm nhanh trọng tâm với những ngôn từ thuyết phục trong một thời gian ngắn. Để làm được điều này, yêu cầu thông điệp phải được viết ngắn gọn, súc tích, hướng thẳng đến đối tượng, chủ đề của bài báo. Ví dụ khi viết về những trẻ em bị bạo hành, tránh dùng các động từ miêu tả mạnh, cắt bớt các hình ảnh thương tâm để làm dịu nỗi đau của

người liên quan. Đồng thời thông điệp gửi gắm trong đó phải rõ ràng, như: nên hay không phải xử lý những kẻ bạo hành và phải giúp đỡ những trẻ em đó như thế nào?

Công chúng thường chỉ sử dụng 3-5 giây cho một bài báo điện tử vì vậy nên chọn lọc lấy thông tin quan trọng nhất đưa lên đầu. Như vậy chỉ cần lướt nhìn một vài từ liên quan là độc giả biết được ngay thông tin đang nói về vấn đề gì. Còn trong bài viết thì nên sử dụng những đoạn ngắn, câu đơn giản, nếu bài dài cần có tít chính, tít phụ. Thông điệp truyền tải trên báo điện tử nên tận dụng thế mạnh đa phương tiện mà các loại hình báo chí khác không có được. Như vậy thông điệp vừa bắt mắt, vừa dễ dàng xâm nhập và lưu giữ trong ý thức độc giả.

Ngoài ra mỗi thông điệp xuất hiện trên trang nên có những đường dẫn để liên kết với những thông điệp có nội dung tương tự. Như vậy giá trị của thông điệp được tăng lên và thông điệp cũng chi tiết, rõ ràng hơn. Đây là lợi thế mà không một loại hình báo chí khác nào có được. Dù chỉ một tin bài nhưng kèm nhiều đường link gắn kết thì tự nhiên thông điệp được tiếp thêm sức mạnh và gây ảnh hưởng lớn mà nhà báo không mất quá nhiều công sức.

Thời gian vừa qua, trên báo mạng xuất hiện nhiều tin bài mà nội dung chính là những thước phim quay lén cảnh trẻ em bị bạo hành tại trường mẫu giáo, trẻ em đánh nhau trong trường học... do người dân quay rồi “tung” lên. Sự tham gia của những “nhà báo công dân” này góp phần phơi bày nhiều vấn nạn liên quan đến trẻ em. Báo chí vào cuộc khiến dư luận nổi sóng. Đây chính là cách tiếp cận thông tin có nhiều lợi thế nhất cho báo điện tử. Nhà báo có thể lấy trực tiếp chất liệu thông tin này để làm thành thông điệp mà không phải cắt sửa nhiều trong khi các loại hình khác phải mất khá nhiều thời gian, công sức.

Báo điện tử dễ dàng thăm dò dư luận, có thể thống kê và xử lý kết quả thăm dò ngay trên mặt báo mà các loại hình khác không làm được.

Đó là những lợi thế cơ bản của báo điện tử khi truyền tải thông điệp tới công chúng so với các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên khi dân trí ngày càng cao, độc giả sẽ có cái nhìn khắt khe hơn đối với báo điện tử. Những thông điệp phản cảm, không mang ý nghĩa văn hóa và lợi ích cộng đồng chắc chắn sẽ bị tẩy chay và lên án. Những

thách thức này đòi hỏi đội ngũ làm báo điện tử phải ngày càng trau dồi kiến thức và kinh nghiệm, xứng đáng là nơi công chúng gửi gắm niềm tin và hi vọng.

1.4 Tiểu kết

Chương 1 của luận văn đã nêu những vấn đề cơ bản về tình hình nghiên cứu truyền thông đại chúng, báo điện tử, quyền thông tin về trẻ em trên báo chí hiện naà. Những kết quả nghiên cứu đi trước là cơ sở để tác giả luận văn kế thừa và tìm hướng nghiên cứu mới.

Ngoài ra chương 1 còn phân biệt một cách khá kĩ khái niệm thông điệp và thông tin; ưu và nhược điểm khi truyền tải thông điệp trên báo điện tử. Đặc biệt luận văn đưa ra góc nhìn văn hóa đối với thông điệp về trẻ em để thấy được thực trạng các vấn đề có liên quan đến trẻ em trên báo điện tử hiện nay như thế nào.

Nội dung của Chương 1 sẽ là nền tảng cho việc tiến hành nghiên cứu các nội dung thông điệp được truyền tải qua các tin bài trên báo điện tử. Và kết quả khảo sát, nghiên cứu sẽ được trình bày và tổng kết ở Chương 2 và chương 3 của luận văn.

Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG ĐIỆP VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 46 - 50)