Giá trị khách quan, trung thực của thông điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 74 - 81)

7. Kết cấu luận văn:

2.2. Đánh giá thực trạng thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn

2.2.1. Giá trị khách quan, trung thực của thông điệp

Thông điệp trước hết cần phản ánh đúng thực tế, đúng bản chất để giúp công chúng nắm bắt và phân biệt được sự việc.

Ví dụ thông điệp về nguồn sữa mẹ nhiều khi bị lu mờ hoặc phủ nhận lợi ích bởi sự quảng cáo trá hình của sữa công thức. Đó là những thông tin trá hình, không đúng sự thật tuy nhiên nó vẫn len lỏi và tiếp cận một cách tinh vi vào đời sống xã hội. Mặc dù Bộ Y tế đưa ra nhiều chiến dịch kêu gọi hãy cho con bú sữa mẹ hoàn

toàn trong 6 tháng đầu, nhiều Hội như “Hội nuôi con bằng sữa mẹ” trên mạng xã

hội được thành lập tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng nhận thức được đầy đủ. Trong trường hợp này, báo chí phải kiên quyết đấu tranh để trẻ em được hưởng nguồn sữa bổ dưỡng bằng cách đưa ra các thông điệp đúng đắn về lợi ích của sữa mẹ, về hai mặt của sữa công thức...

Đặc biệt vào 1/8/2014, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ 2014 với chủ đề “Sữa mẹ - Món quà vô giá cho

cuộc sống”. Và báo chí chính là kênh thông tin quan trọng để tuyên truyền và kêu gọi sự hưởng ứng của công chúng.

Trên báo Tuổi trẻ ngày 04/8/2014 có bài “Tin vào sữa mẹ” của tác giả Ngọc

Nga – Lan Anh. Bài viết đưa ra nhiều thông tin như tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, về giải pháp vắt sữa cho mẹ khi đi làm, về hành trình đầy cảm động của ông bố Trình Quốc Tuấn trong các dự án như “Ngân hàng sữa mẹ” và “Hội sữa mẹ” để tìm nguồn sữa cho con sau khi người vợ qua đời, về lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ... Tất cả đều là những thông điệp đúng đắn nhằm thức tỉnh ý niệm của các bà mẹ nuôi con nhỏ, giúp trẻ sơ sinh được hưởng lợi hoàn toàn từ nguồn sữa mẹ quý giá.

Các thông tin tuyên truyền về việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng xuất hiện trên

các báo khác. Ngày 01/8/2014 trên báo Dân trí có tin “Sữa mẹ cứu sống 1,3 triệu trẻ mỗi năm” của tác giả Hồng Hải. Nội dung tin dẫn lời của các chuyên gia khẳng

định không có gì tốt hơn có thể thay thế sữa mẹ và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ để tránh các các nguy cơ cho mẹ lẫn con.

Đây được xem là những thông điệp đưa ra đúng thời điểm, giúp những người mẹ có sự thay đổi trong nhận thức và biến đổi thành hành động nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ,

Tuy nhiên trong tuần lễ này, theo khảo sát của chúng tôi thì tỉ lệ tin bài rất hiếm, báo Tuổi trẻ có 1 tin, báo Dân trí có 1 tin, còn báo Vietnamnet không có tin nào. Đây được xem là thiếu sót của các tờ báo này trong việc tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Hoạt động của báo chí cũng như mọi hoạt động khác của con người đều có mục đích. Vậy nên không phải sự việc gì xảy ra cũng đều có thể đưa lên mặt báo.

Tuy nhiên không đưa tin về một sự kiện nào đó không có nghĩa là báo chí dấu sự thật. Thông điệp được chọn đưa lên mặt báo phải có ý nghĩa với đông đảo công chúng và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ví dụ với những tin bài trẻ bị hiếp dâm hay trẻ phạm tội, trẻ bị tàn tật, nhiễm HIV thường được dấu tên tuổi, che mờ mặt... Đó không phải là che dấu sự thật mà là nguyên tắc đạo đức của người làm báo.

Khi đọc được những thông tin như: “Hà Nội: Gã trai 3 lần 'hại đời' bé gái hàng xóm” đăng trên Vietnamnet ngày 15/12/2014 của tác giả T.Nhung hay tin: “‘Dụ’ nữ sinh quan hệ rồi quay phim tống tiền” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày

14/5/2014 của tác giả Sơn Lâm... bạn đọc sẽ không thể tìm được hình ảnh cũng như thông tin về địa chỉ tên tuổi chính xác của các nạn nhân là trẻ em. Điều này giúp tránh sự ảnh hưởng xấu đến sự trưởng thành của trẻ về sau. Bởi lẽ mục đích chính của những thông điệp này là cảnh tỉnh cho toàn xã hội về vấn nạn trẻ em bị lạm tụng tình dục đang có xu hướng gia tăng.

Đặc biệt với những tin tức như cha hiếp dâm con, mối tình của những người cùng huyết thống... hiếm khi xuất hiện trên mặt báo bởi lẽ nó gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức xã hội và hết sức phản cảm, không mang ý nghĩa giáo dục cộng đồng.

Những thông điệp trung thực, khách quan bên cạnh phải viết đúng, chỉ ra đúng bản chất sự việc thì còn phải đúng định hướng. Đó chính là việc truyền bá, phổ biến những quan điểm, tư tưởng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ trẻ em. Ví dụ như định hướng về vấn đề giáo dục, sức khỏe của trẻ em được thể hiện nhiều trong nội dung của các bộ Luật.

Điều 15 của bộ Luật CS&GD TE quy định: “Trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập”. Còn điều 16 quy định: “Trẻ em có quyền học tập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí” [23, tr. 12]

Điều 34 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con, chăm sóc, chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, không phân biệt giữa các con”.

Điều 46 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định: “Trẻ em được y tế cơ sở quản lý sức khỏe, được tiêm chủng phòng bệnh, phòng dịch, được khám bệnh, chữa bệnh”...

Theo đúng định hướng đề ra của Đảng và Nhà nước, lượng tin bài có liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục con trẻ trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội xuất hiện trên mặt báo chiếm tỷ lệ lớn..

Cả 3 tờ báo là Dân trí, Vietnamnet và Tuổi trẻ đều có chuyên mục riêng biệt là “Giáo dục” và “Sức khỏe” với tỉ lệ tin bài rất lớn (riêng báo Vietnamnet thì “Sức khỏe” là tiểu mục trong chuyên mục “Bạn đọc”. Ở báo Dân trí: tin bài có liên quan đến trẻ em là 564 trong tổng số 3960 tin bài của chuyên mục “Giáo dục”, mục “Sức khỏe” có tỷ lệ là 732/4620 tin bài. Tương tự tỉ lệ này ở báo Vietnamnet: mục “Giáo dục” là 672/5364 tin bài; mục “Sức khỏe” là 231/1320 tin bài.

Như vậy khi thông tin phát ra càng nhiều thì thông điệp mà nhà báo muốn gửi gắm trong đó cũng trở nên đa dạng và phong phú. Tất cả đều vì mục đích cho trẻ em một môi trường giáo dục toàn diện và một hệ thống y tế phát triển.

Tương tự cả 3 tờ báo cũng đều là cầu nối giữa những hoàn cảnh khó khăn với những tấm lòng thiện nguyện trong cộng đồng. Dân trí có chuyên mục lớn “Tấm lòng nhân ái” (tổng tin bài có liên quan đến trẻ em là 1200, chiếm hơn ½ lượng tin bài của cả chuyên mục). Những câu chuyện trong “Tấm lòng nhân ái” được đông đảo bạn đọc ghi nhận bởi những thông điệp đầy tính nhân đạo và nhân văn. Không chỉ kêu gọi bạn đọc gần xa ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn, báo còn thực hiện nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em như xây nhà, xây cầu, mở trạm y tế... Chính vì vậy khi viết về những hoàn cảnh khó khăn, Dân trí là tờ báo đứng đầu trong việc truyền phát thông điệp tới công chúng.

Báo Vietnamnet có tiểu mục “Chia sẻ” nằm trong chuyên mục “Bạn đọc” với 216 tin bài liên quan đến trẻ em (chiếm tỷ lệ 17,25%) và báo Tuổi trẻ có sự kiện “Nhịp cầu nhân ái” nằm trong chuyên mục “Bạn đọc” với 11 tin bài (chiếm tỷ lệ 0,63%). Như vậy báo Tuổi trẻ chỉ mới gói gọn những tin bài có liên quan tới trẻ em thành một sự kiện là “Nhịp cầu nhân ái”, kéo theo đó lượng tin bài về chủ đề trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khá khiêm tốn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thông điệp của các tờ báo này với mục đích kêu gọi sự chung tay giúp đỡ từ cộng đồng còn yếu ớt và chưa thực sự phát huy hết sức mạnh của tòa soạn.

Chống tiêu cực, bảo vệ cái tốt cũng là nhiệm vụ và hướng đi mà các tờ báo đang theo đuổi. Những tin bài chứa đựng nội dung này sẽ giúp xã hội ngày một phát

triển, cái đẹp được nhân rộng và cái xấu sẽ bị đẩy lùi. Chính vì vậy những bài báo nêu lên được các tấm gương sáng, các điển hình tiên tiến sẽ là những bức thông

điệp có ý nghĩa trong việc giáo dục cộng đồng. Ví dụ như tin “Đi chơi Noel, học sinh nhặt được của rơi trả lại cho khách du lịch” đăng trên báo Dân trí ngày 25/12/2014 của tác giả Nguyễn Trang; tin “Bé gái 13 tuổi cõng bạn đi học suốt 4 năm” đăng trên báo Dân trí ngày 14/8/2014 của tác giả T.Thủy.

Song song bên cạnh đó là những tin bài phê phán gay gắt các hành động xâm hại con trẻ, những con người tha hóa, biến chất gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em như các hành vi bạo hành trẻ, lạm dụng sức lao động hay tước bỏ quyền được vui chơi của trẻ...

Vào đầu năm 2014 trên mạng xã hội lan truyền tấm ảnh rõ mặt của một em học sinh bị treo biển trên ngươì “Tôi là người ăn trộm”. Sự vụ đã gây bức xúc đặc biệt trong dư luận và báo chí cũng đã vào cuộc một cách gay gắt. Trên báo Dân trí

ngày 17/4/2014 có bài phỏng vấn: “Vụ nữ sinh đeo biển “ăn trộm”: Trách nhiệm bảo vệ trẻ em bị bỏ ngỏ?” của tác giả Phạm Thanh. Ý kiến của chuyên gia trong

bài phỏng vấn này đã cho thấy sự tác hại của sự vụ này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tâm lý cũng như sự phát triển sau này của em. Đó thực sự là hành vi làm nhục trẻ em, vi phạm quyền trẻ em, quyền con người. Chuyên gia là bà Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cũng đòi hỏi trách nhiệm của người lớn trong sự vụ này khi trẻ em không được bảo vệ một cách chính đáng. Bài báo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận và ý kiến phản hồi của độc giả. Có thể thấy hơn 99% độc giả đều lên tiếng bảo vệ em học sinh, lên án hành vi của

bảo vệ siêu thị như lời bình luận của độc giả Dinhyen: “Tôi nhìn ảnh cháu gái bị hành hạ, bị làm nhục tôi thương quá. Mong cơ quan Pháp luật vào cuộc. Trước hết siêu thị này cần cử cán bộ đến xin lỗi gia đình và nhà trường, đồng thời phải có trách nhiệm thăm hỏi, chăm sóc cháu ngay từ bây giờ. Gia đình và nhà trường cần động viên cháu. Mong cháu mau bình tâm, tiếp tục theo học. Dù sao việc làm của cháu cũng là một sai sót, cháu cố gắng học tập tốt và sửa chữa khuyết điểm”.

Để tạo nên những thông điệp trung thực, trước hết người làm báo phải hết sức dũng cảm, chấp nhận những thử thách và hi sinh. Và có thể nói phẩm chất hàng

đầu của nhà báo là lòng trung thực và thái độ không khoan nhượng. Nó đòi hỏi nhà báo phải nhìn nhận vào bản chất sự vật, hiện tượng để phản ánh khách quan, trung thực. Báo chí có sức ảnh hưởng lớn tới xã hội vì vậy nhà báo cần thận trọng, cân nhắc và tính đến hệ quả sẽ xảy ra khi đưa thông điệp lên mặt báo. Số lượng và liều lượng thông điệp cũng cần được tính toán một cách kĩ càng.

Nguyên tắc của báo chí là nói lên sự thật với tất cả bản chất của nó. Đó là lương tâm nghề nghiệp của những người làm báo. Khi sáng tạo thông điệp, nhà báo phải hết sức chí công vô tư, giữ tâm sáng để nội dung bài viết được khách quan, chân thực. Nội dung thông điệp phải thể hiện đúng bản chất sự việc, không được phản ánh bằng con mắt “yêu”, “ghét” của nhà báo. Ngoài ra cũng không nên viết theo kiểu “trả ơn”, “trả thù” hay theo kiểu “đơn đặt hàng”. Tuyệt đối tránh hư cấu, tránh thổi phồng, tránh bịa đặt những chi tiết khi chưa kiểm tra, xác minh. Việc lấy tin, trích dẫn từ các nguồn báo đài khác trong nước hay quốc tế cũng phải thận trọng, chắt lọc kĩ càng. Rõ ràng với những động cơ vụ lợi và không tôn trọng sự thật những bài viết này không thể khách quan và đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu thông tin của công chúng.

Trên thực tế có không ít những thông tin sai sự thật có liên quan tới trẻ em xuất hiện trên báo chí. Đặc biệt khi được truyền tải trên mặt báo điện tử, nó thực sự “gây bão” bởi tốc độ chia sẻ và lan truyền thông tin không giới hạn. Điều này xuất phát ban đầu từ chính người sáng tạo thông điệp – đó chính là những nhà báo.

Có thể thấy điểm chung của những thông tin sai sự thật thường lấy trẻ em làm đối tượng phản ánh hoặc có liên quan với mục đích tăng thêm sự kịch tính, thu hút sự chú ý của công chúng. Trong những trường hợp này trẻ em đã bị nhà báo lợi dụng để đưa ra những thông điệp sai trái, gây ảnh hưởng lớn tới dư luận xã hội.

Ví dụ loạt bài thông tin về việc xử phạt các tờ báo điện tử đưa thông tin sai trái

về bài tập làm văn “thư gửi bố ngoài đảo” gây xôn xao dư luận: “Phạt 3 báo 180 triệu đồng vì 'Thư gửi bố...'” của tác giả H.Anh đăng trên báo Vietnamnet ngày 27/8/2014; “Xác định được người ngụy tạo bức thư “Con gửi bố ngoài đảo xa”

này xuất phát từ việc các báo điện tử lấy thông tin từ mạng xã hội, không kiểm chứng một cách rõ ràng, lợi dụng hình ảnh ngây thơ, trong trắng của trẻ em để “câu khách”. Khi được báo chí phản ánh, nhiều độc giả đã rất đồng tình với các lời bình

luận như: “Tương tự lời bình luận về cái trung thực của độc giả - độc giả đồng tình như thế nào? Có lần mình đã nhận xét rằng ngôn từ và lời lẽ trong bài văn không thể là của học sinh tiểu học, có bạn đã phản đối và nói rằng bài đó được viết trong giờ tập làm văn nên không thể là người lớn đọc cho học sinh chép. Đây không chỉ là trò đùa mà còn reo rắc vào cái đầu non nớt của chính con mình những hình ảnh xấu đồng thời gây chia rẽ các lực lượng đang làm công tác bảo vệ Tổ quốc. Đề nghị xử thật nghiêm, thật nặng để làm gương” (độc giả Ngô Phương bình luận dưới bài viết“Xử phạt hành chính tác giả "thư gửi bố ngoài đảo” của tác giả M.Quang ngày

30/9/2014 đăng trên báo Tuổi trẻ).

Sự vụ xảy ra khoảng tháng 8/2014, trên mạng xã hội xôn xao về một bài tập làm văn được cho là của trẻ nhỏ viết với nội dung bức thư gửi bố công tác ngoài đảo. Sau đó, một số tờ báo đã lấy lại và đăng tải với các nội dung trong bài tập làm văn như báo điện tử Đất Việt, báo điện tử Tiền phong và báo điện tử Kiến thức. Nội dung bức thư được xác định là không có thực, được tạo ra mới mục đích “câu like”

trên mạng xã hội, có chứa đựng ngôn từ không trong sáng, phản cảm như: “Con và mẹ ở nhà có hàng xóm yêu thương và giúp đỡ rất nhiều, nhất là chú Thanh công an phường. Ngày nào chú cũng đến ăn cơm cùng con và mẹ, chở con đi chơi cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 74 - 81)