Dự báo về xu hướng phát triển của báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu luận văn:

3.1. Dự báo về xu hướng phát triển của báo điện tử và mối quan tâm của xã hội

3.1.1. Dự báo về xu hướng phát triển của báo điện tử

Trải qua một quá trình dài phát triển, internet đã chứng minh đó là một phương tiện mới có sức mạnh làm thay đổi phương thức truyền thông và tìm kiếm

thông tin của mỗi cá nhân trên toàn thế giới. “Chúng ta phải làm sao khi không có internet?” - đó chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người chưa nghĩ tới hoặc không muốn

nghĩ tới bởi nó có thể là một cơn ác mộng đối. Hiện nay ở Việt Nam, tốc độ lắp mạng internet và sử dụng internet đang tăng trưỏng với tốc độ chóng mặt. Tính đến hết tháng 11/2011, số người sử dụng internet đạt khoảng 32.3% triệu người, tăng 20,1%; trong khi số thuê bao internet băng rộng đạt 4,2 triệu thuê bao, tăng 16,3%. Đây là những con số được các tổ chức, chuyên gia nước ngoài đánh giá rất ấn tượng.

"Không thể hội nhập quốc tế nếu không có Internet” - đó là lời khẳng định

của Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh - một trong những người đã cùng Chính phủ nước ta quyết định đưa Internet vào Việt Nam. Và dù tồn tại những nhược điểm lớn nhưng không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà chúng ta có được từ khi hòa mạng internet. Nếu như cách đầy vài năm, ở Việt Nam, người ta gần như chỉ sử dụng internet chủ yếu để gửi thư điện tử, thì bây giờ là “chat” (trò chuyện trên mạng), vào mạng xã hội và đặc biệt là “đọc báo”. Sự ra đời và phát triển của báo điện tử nằm trong vòng xoáy phát triển của internet và trở thành một trong những nguồn cung cấp thông tin lớn cho công chúng

Số lượng các trang báo điện tử tăng lên mỗi năm và cạnh tranh với nhau khá gay gắt. Hiện nay cả nước có 845 cơ quan báo chí với 1.118 ấn phẩm, 1 hãng thông tấn quốc gia, 67 đài phát thanh - truyền hình, số lượng các kênh chương trình phát thanh truyền hình quảng bá là 179 kênh, số lượng đơn vị cung cấp truyền hình cáp là 33 đơn vị, 98 cơ quan báo chí điện tử và 1.525 trang thông tin điện tử tổng hợp;

420 mạng xã hội được phép hoạt động với lượng truy cập rất cao, ảnh hưởng ngày càng lớn về thông tin.

Có thể coi báo điện tử ngày nay là sự hội tụ của cả báo giấy, báo tiếng và báo hình. Người đọc báo mạng không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình. Nhiều chuyên gia nhận định, báo điện tử sẽ trở thành một phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người đọc nhất trên thế giới. Đó là khi mạng internet toàn cầu đã có mặt ở khắp mọi nơi và máy tính đã được phổ cập tới tất cả mọi gia đình. Đặc biệt là khi nó đã được kết hợp với hàng loạt các chức năng giải trí khác như xem phim, mua bán, kết bạn… qua internet.

Trả lời về xu hướng phát triển của báo điện tử, ông Trần Bá Dung - Ủy viên

Hội đồng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia (2012) nhận định: “Chắc chắn báo điện tử sẽ phát triển rất mạnh. Vì đây là thực tế nhu cầu khách quan của công chúng”. Ở New York Times, tổng biên tập Dean Baquet đầu năm 2015 cũng chính

thức thông báo việc bỏ cách báo tin cho báo giấy để chuyển hoàn toàn trọng tâm sang báo mạng.

Báo mạng có ưu thế nổi bật với khả năng hội tụ truyền thông - xu hướng của báo chí hiện đại (hội tụ về công nghệ, hội tụ về phương thức tổ chức sản xuất, hội tụ về mặt tiếp nhận).

Xu hướng đó làm cho báo điện tử vừa là loại hình báo chí thứ tư sau báo in, báo nói, báo hình vừa là loại hình báo chí tích hợp cả ba loại hình kia. Vì thế, chỉ cần lên mạng độc giả có thể truy vấn nhiều loại hình báo chí một lúc.

Đặc biệt, khi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hầu như thiết bị điện tử nào cũng có khả năng lướt web, thì báo điện tử ngày càng có nhiều cơ hội “phổ cập” sâu rộng khắp vùng miền.

“Vậy nên, xu thế phát triển của báo điện tử là không thể cưỡng được, thậm chí như nhiều người vẫn nói báo điện tử là “kẻ ám sát báo in”. Bằng chứng là báo in ngày càng giảm tia-ra phát hành, giảm nhân sự, giảm kỳ,” ông Dung bình luận.

Phát biểu đề dẫn Hội nghị Truyền thông và Phát triển diễn ra ngày 31/01/2015 tại Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, theo Đề án Quy hoạch Phát triển và Quản lý báo chí Toàn quốc đến năm 2025, xác định báo điện tử và mạng xã hội sẽ đóng vai trò chủ đạo.

Như vậy tiến trình phát triển báo điện tử ở nước ta đã có sự hỗ trợ từ chính sách của Đảng, Nhà nước và xu hướng chung của thế giới. Chính vì vậy mỗi ngày trôi qua là báo điện tử có thêm cơ hội để phát triển và được công chúng đón nhận đông đảo hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thông điệp về trẻ em trên báo điện tử dưới góc nhìn văn hóa (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)