Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 42 - 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.3.1. Thu thập số liệu đã công bố

Thu thập số liệu liên quan đến tài nguyên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, về hiện trạng viễn thông thụ động, chính sách thu hút đầu tư phát triển viễn thông, các định hướng quy hoạch, tình hình thuê bao các dịch vụ viễn thông được.thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội; các đề án phát triển hạ tầng đã đăng trên Công báo của tỉnh Hòa Bình; số liệu từ báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Tài chính; số liệu từ Niên giám thống kê của tỉnh và cả nước; số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel, Mobifone, FPT, VTVcap; các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố và được in thành sách, đăng tải trên các Website về phát triển viễn thông thụđộng.

3.3.2. Thu thập số liệu mới

Bảng 3.2. Sốlượng mẫu được chọn theo từng loại mẫu STT

Địa điểm ĐVT(số mẫu) Cộng

1 Khách hàng (Người dân) Huyện Mai Châu Xã Chiềng Châu 20 120 Xã Nà Phòn 20 Huyện Lạc Thủy Xã Phú Lão 20 Thị trấn Chi Nê 20 TP. Hòa Bình Phường Hữu Nghị 20 Phường Phương lâm 20

2 Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư 4

20

Sở Tài chính 4

Sở Tài Nguyên và Môi trường 5

Sở Xây dựng 7

3 Cơ quan trực tiếp tham gia Sở Thông tin và Truyền thông 30 30 4

Lãnh đạo huyện và phòng chuyên môn

UBND huyện Mai Châu 5

15

UBND huyện Lạc Thủy 5

UBND thành phố Hòa Bình 5 5 Doanh nghiệp VNPT 35 150 Viettel 35 Mobifone 30 VTVcap 25 FPT 25 Tổng số phiếu 335

Trước xu thế phát triển nhanh, bùng nổ của ngành viễn thông, nhưng hạ tầng viễn thông của tỉnh Hòa Bình còn nhiều bất cập, chất lượng dịch vụ còn một số hạn chế. Nhằm bảo đảm thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, đồng thời đáp ứng các nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin của nhân dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình công tác và học tập, tôi nhận thấy cần có sự nghiên cứu đánh giá về chất lượng của các mạng viễn thông đểlàm cơ sởđề ra các giải pháp phát triển viễn thông thụđộng trong những năm tới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Số liệu mới liên quan đến nhu cầu phát triển viễn thông thụđộng, quy hoạch, đầu tư phát triển và kết quả xây dựng và phát triển các hạ tầng kỹ thuật của viễn thông, sự tiếp cận tới dịch vụ viễn thông được thu

thập qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp các cơ quan cung cấp và đầu tư viễn thông thụđộng, cơ quan quản lý nhà nước (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, SởTài nguyên và Môi trường); cơ quan trực tiếp tham gia phát triển viễn thông thụ động (Sở Thông tin và Truyền thông); Chính quyền huyện, xã và các doanh nghiệp tham gia hoạt động viễn thông thụ động (VNPT, Viettel, Mobifone, FPT, VTVcap). Sốlượng mẫu của mỗi loại được thể hiện ở (bảng 3.2).

Để có được đủ thông tin cho nghiên cứu, 5 bộ phiếu tương ứng với 5 loại mẫu như (bảng 3.2 ) đã được xây dựng. Các loại phiếu tập trung vào việc xác định nhu cầu và thực trạng viễn thông thụ động, tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, kết quảvà tác động tới chất lượng dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 42 - 44)