Kinh nghiệm phát triển viễn thông thụ động của một số tỉnh trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 36 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển viễn thông thụ động

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển viễn thông thụ động

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển viễn thông thụ động của một số tỉnh trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Bình Dương

Với quan điểm phát triển của Bình Dương, viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân; là công cụ quan trọng để hình thành xã hội thông tin, phục vụ tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cơ sở hạ tầng viễn thông thụđộng của tỉnh đã được xây dựng và phát triển nhanh, áp dụng công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp, dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ... Hiện tại hạ tầng mạng di động phát triển tương đối hoàn thiện với bán kính phục vụ bình quân 0,97 km/trạm; 100% đơn vị cấp xã, phường có truyền dẫn cáp quang, có 80% vị trí lắp đặt trạm BTS công nghệ 3G và 4G (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, 18/3/2017).

Bình Dương đã ban hành những cơ chế thông thoáng để các công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường điện để thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, bến cảng và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Quy hoạch xây dựng các công trình giao thông, các khu đô thị, khu hành chính tập trung, khu công nghiệp, khu dân cư, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải kèm theo quy hoạch hạ tầng viễn thông thụđộng đểđảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và thuận lợi cho việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, 18/3/2017).

Tạo điều thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang, treo lại và ngầm hoá các mạng cáp thông tin (viễn thông, phát thanh, truyền hình) tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là tại các đô thị; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia xã hội hoá công tác đầu tư xây dựng cống, bể cáp, cột ăng ten cho các doanh nghiệp thuê để ngầm hoá mạng cáp thông tin và lắp đặt thiết bị cho các trạm thu, phát sóng thông tin di động (gọi tắt là trạm BTS) theo quy chuẩn và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụđộng đã ban hành (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, 18/3/2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Lào Cai

Lào Cai được đánh giá là tỉnh có mạng viễn thông phát triển nhanh, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống người dân. Tốc độtăng trưởng các dịch vụ viễn thông luôn đạt mức cao, đặc biệt là dịch vụthông tin di động.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, như: VNPT Lào Cai, Chi nhánh Viettel Lào Cai, Chi nhánh Mobifone Lào cai, Chi nhánh FPT Lào Cai, Chi nhánh VTV Cab Lào Cai... Các đơn vị trên tham gia cung cấp các dịch vụ internet, dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến, dịch vụ di động, dịch vụ truyền hình trả tiền (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, 19/3/2017).

Đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lào Cai mạng truyền dẫn cáp quang, cáp đồng phát triển rộng khắp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân; có 790 cột thu phát sóng, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,04 km/vị trí cột; 100% trung tâm xã, phường, thị trấn có sóng thông tin di động; 100% xã có thuê bao điện thoại cố định, trên 34.000 thuê bao internet (đạt mật độ 5,07 thuê bao/100 dân), số thuê bao điện thoại cố định đạt trên 36.900 thuê bao (mật độ 5,48 thuê bao/100 dân), hơn 585.000 thuê bao di động (mật độ 86,7 thuê bao/100 dân), dịch vụ truyền hình trả tiền có trên 25.100 thuê bao (mật độ 2,69 thuê bao/100 dân) (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, 19/3/2017).

Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Lào Cai tiếp tục phát triển hạ tầng viễn thông thụ động ứng dụng các công nghệ mới, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, khu trung tâm; tăng tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten trạm thu phát sóng thông tin di động từ 15 – 20%; ngầm hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tại các tuyến đường, phố, đô thị, khu công nghiệp mới và 20 – 25% tại tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ; hoàn thành cải tạo, chỉnh trang hạ tầng mạng cáp ngoại vi treo trên cột điện lực, cột viễn thông tại các tuyến phố chính ở thành phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa, các khu du lịch (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, 19/3/2017).

Lào Cai đã chú trọng ban hành các quy định, quy chế về xây dựng và ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh; về cấp phép xây dựng trạm

thu phát sóng thông tin di động; quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng viễn thông. Ban hành cơ chế ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông tại các khu vực điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn; phát triển hạ tầng mạng viễn thông theo hình thức xã hội hóa; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường một cách bình đẳng. Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng mạng viễn thông nói riêng; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư, phát triển viễn thông hiệu quả, bền vững (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, 19/3/2017).

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Đến năm 2017, Vĩnh Phúc đã có 100% hệ thống các điểm bưu điện văn hoá xã cung cấp dịch vụInternet băng rộng; doanh thu dịch vụbưu chính, chuyển phát tăng bình quân 25%/năm; ngầm hoá 70% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành phốVĩnh Yên, thị xã Phúc Yên; toàn tỉnh có 55% dân số sử dựng Internet, mật độ điện thoại đạt 120 thuê bao/100dân. Vĩnh Phúc được đánh giá là bưu chính phát triển hội tụ với viễn thông và tin học, dịch vụ cung cấp rộng rãi trên mọi lĩnh vực, thị trường mở cửa hoàn toàn bình đẳng; viễn thông phát triển theo hướng hội tụ đa ngành, hạ tầng mạng cáp quang thay thế toàn bộ mạng cáp đồng và phát triển theo hướng ngầm hoá mạnh mẽ. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc là đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, trọng tâm là các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, nguồn đầu tư nước ngoài (gắn kết hạ tầng viễn thông với hạ tầng giao thông). Kết hợp với việc ban hành các văn bản vềgiá và ưu đãi đầu tư công khai, minh bạch để các nguồn lực yên tâm khi thực hiện đầu tư (Sở Thông tin và Truyền thông, 19/3/2017).

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng viễn thông thụ động dựa trên bản đồ số; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành viễn thông (đặc biệt là cơ sở dữ liệu về các tuyến cáp ngầm nhằm tăng cường mức độ sử dụng chung cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp viễn thông) (Sở Thông tin và Truyền thông, 19/3/2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 36 - 39)