Thực trạng đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 61)

4.1.1 .Thực trạng hệ thống viễn thông thụ động

4.1.3. Thực trạng đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động

4.1.3.1 . Tổ chức đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông

a. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Do xu hướng cung cấp dịch vụ, sự phát triển của thương mại điện tử nên các điểm cung cấp dịch vụnhư đăng ký, thu cước, giao dịch không còn phù hợp. Các doanh nghiệp chủ yếu phát triển thông qua mạng lưới đại lý hoặc chuyển giao dịch trực tuyến. Hiện các điểm giao dịch cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ đã phát triển rộng khắp đến tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh với 33 bưu cục, 190 điểm bưu điện văn hóa xã. Hướng phát triển của loại hình dịch vụ này là duy trì hiện trạng nên các doanh nghiệp viễn thông không tập trung vốn đầu tư phát triển mới mà chỉ nâng cấp, sửa chữa. Định mức nâng cấp sửa chữa từ 15 - 30 triệu đồng/điểm.

Trong những năm qua, Internet ở tỉnh Hòa Bình đã có bước phát triển nhanh và tác động tốt tới nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển chung của Internet, các đại lý Internet công cộng đã đóng góp tích cực cho việc phổ cập dịch vụ Internet đến mọi tầng lớp nhân dân. Đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh có 299 đại lý internet công cộng. Số lượng đại lý internet công cộng chủ yếu tập trung ở thị trấn các huyện - nơi có nhu cầu về truy cập internet nhưng chưa có nhiều điều kiện trang bị internet tại nhà trong khi các hộgia đình ở các thành phố Hòa Bình hầu hết đã trang bị internet.

Hiện nay, các đại lý internet công cộng do các nhà mạng Viettel, VNPT, FPT cung cấp đường truyền thuê bao đại lý, trong đó đại lý internet công cộng của Viettel và VNPT chiếm đến 75% trong tổng sốđại lý Internet.

b. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Quan điểm của tỉnh Hòa Bình là sử dụng vốn ngân sách và xã hội hóa để phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ, cụ thể: Lắp đặt điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng, các điểm truy nhập Internet không dây (điểm phát sóng Wifi) phát sóng công cộng tại các khu vực công cộng (công viên, bến xe…), khu vực trung tâm thành phố, khu vực du lịch, khu tập trung đông dân cư; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.Theo quy hoạch đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình sẽ xây dựng 267 điểm truy nhập Intertnet không dây với định mức đầu tư 30 triệu đồng/1 điểm, tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ đồng; 10 điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng, định mức đầu tư 100 triệu đồng/1 điểm, tổng nguồn vốn 1 tỉ đồng. Tuy nhiên hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình mới đồng ý cho Chi nhánh Viettel Hòa Bình lắp đặt thí điểm 5 điểm truy nhập Intertnet không dây tại khu du lịch cộng đồng bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Nếu các điểm truy nhập Intertnet không dây này (bảng 4.2, trang 32) hoạt động tốt và được du khách, người dân đánh giá cao sẽ nhân rộng trong toàn tỉnh theo phương châm: Viettel đầu tư hạ tầng thiết bị và duy trì hoạt động, tỉnh đối ứng đất để Viettel xây dựng trụ sở khối huyện.

4.1.3.2 . Tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống cột ăng ten

a. Cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động

Theo tính toán của các doanh nghiệp viễn thông với số lượng 723.931 thuê bao như hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phải cần 1.118 vị trí cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động, bán kính phục vụ bình quân 1,46km/cột thu phát sóng mới đảm bảo phủ sóng ổn định nếu các doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 793 vị trí cột ăng ten, như vậy sẽ còn thiếu 325 vị trí cột. Năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Xây dựng Hòa Bình thẩm định và cấp phép 62 vị trí cột, định mức đầu tư khoảng 500 triệu đồng/1 vị trí cột, tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 31 tỉ đồng. Trong đó Chi nhánh Viettel Hòa Bình đầu tư 31 vị trí cột, VNPT Hòa Bình đầu tư 22 vị trí cột, Mobifone Hòa Bình đầu tư 9 vị trí cột. Phương thức đầu tư của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Viettel và VNPT bỏ vốn đầu tư và sử dụng, Mobifone thông qua

đối tác đầu tư và thuê lại (PPP). Các doanh nghiệp đầu tư riêng lẻ và ít sử dụng chung hạ tầng của nhau nên tọa độ các vị trí cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động ở nhiều khu dân cư sẽtương đối gần nhau gây nên sự lãng phí. Hơn nữa, tỉnh Hòa Bình có địa hình chia cắt, khu dân cư rải rác, nếu không tính toán hợp lý, các vị trí cột ăng tenđược xây dựng sẽ không phát huy được hiệu quả. Hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng đã có một sốgia đình, doanh nghiệp bỏ tiền xây dựng cột ăng ten và cho doanh nghiệp thuê lại nhưng cũng rất ít, đa số họ cho thuê mặt bằng (đất, trần nhà) để thu tiền hàng tháng.

b. Cột ăng ten thu phát sóng phát thanh - truyền hình

Toàn tỉnh hiện nay có 37 cột ăng ten thu phát sóng phát thanh truyền hình, trong đó có 3 cột tự đứng là: Cột phát sóng trung tâm tại thành phố Hòa Bình cao 108m, cột phát sóng Dốc Cun cao 70m và cột phát sóng trung tâm thị trấn Cao Phong cao 15m. Còn lại toàn bộ các cột đều là cột dây co có độ cao từ 24-60m. Các cột ăng ten này đều được xây dựng trước năm 2011, nguồn vốn ngân sách tỉnh.

Thực hiện Quyết định 2541/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, theo đó hạ tầng truyền dẫn, phát sóng phát thanh - truyền hình sẽ do doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc hoặc khu vực được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép trực tiếp đầu tư xây dựng và vận hành. Do vậy Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình không có chủtrương đầu tư thêm các cột thu phát sóng phát thanh - truyền hình mà cho duy trì 37 cột ăng ten này đến khi các doanh nghiệp triển khai xây dựng xong hạ tầng truyền dẫn, phát sóng sốtrên địa bàn Hòa Bình vào năm 2020.Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh cấp một khoản kinh phí khoảng 1,2 tỉđồng cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hòa Bình, Đài Truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phốđể duy tu, bảo dưỡng.

4.1.3.3 . Tổ chức đầu tư xây dựng cột treo cáp và cáp treo

Thực tế việc thi công, lắp đặt và quản lý, bảo trì hệ thống mạng cáp ngoại vi viễn thông và hệ thống cột treo cáp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được nhà cung cấp hạ tầng mạng như Viettel, VNPT, FPT... chú trọng thực hiện. Chỉ tính trong giai đoạn 2015 - 2017, Viettel Hòa Bình và VNPT Hòa Bình đã đầu tư xây dựng 800 cột treo cáp, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỉ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ viễn thông công ích do các doanh nghiệp viễn thông đónggóp hàng năm.Qua đó đã nâng tổng sốxã, phường, thị trấn của tỉnh có hệ thống cột treo cáp lên 85%.

Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh của dịch vụ viễn thông và truyền hình trả tiền không theo quy hoạch trong thời gian qua đã dẫn tới những tồn tại, bất cập như: Các doanh nghiệp viễn thông thuê cột điện của công ty điện lực để treo mắc (giá thuê từ 30.000 - 70.000 đồng cột/năm), vì vậy trên các cột điện không chỉ có dây cáp viễn thông mà là tập hợp các loại dây điện sinh hoạt, dây điện thoại, dây truyền hình cáp, dây đường truyền ADSL không những gây mất mỹquan đô thị mà còn làm cho hệ thống cột ngày càng quá tải và mất an toàn. Đặc biệt trên các tuyến đường, tuyến phố của thành phố Hòa Bình cáp thông tin treo trên cột điện lực và cáp treo trên hệ thống cột treo cáp doanh nghiệp xây dựng có những nơi lên đến 12 đến 15 loại cáp bao gồm: Cáp đồng trục, cáp quang, cáp đồng, cáp truyền hình, cáp thuê bao internet, cáp thuê bao điện thoại, cáp vô chủ, cáp dự phòng với chiều dài ước tính khoảng trên 1500 km của 6 doanh nghiệp viễn thông, truyền hình trả tiền. Trước bất cập này, năm 2017 Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Dự án gọn cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Hòa Bình với số vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh gần 6 tỉ đồng, thay thế gần 300 cột treo cáp kèm công nghệ dây dải lụa và vành khuyên treo cáp để các doanh nghiệp thuê lại. Song đây cũng chỉlà phương án trước mắt, nếu ngầm hóa được vẫn là tốt nhất.

4.1.3.4 . Tổ chức đầu tư xây dựng công trình kỹ thuật ngầm

Bảng 4.11. Tỷ lệ cán bộ và doanh nghiệp cung cấp về mức độ phù hợp về tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống viễn thông thụ động

Ý kiến đánh giá về tổ chức đầu tư Sốlượng (mẫu)

Mức độđánh giá (%) 1 2 3 4 5

1. Cơ quan quản lý 20 - 30,0 60,0 6,7 3,3

2. Ngành viễn thông

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng 30 - 36,7 50,0 13,3 -

Hệ thống ăng ten thu phát sóng thông tin di động 30 - 56,7 33,3 10,0 -

Hạ tầng cột treo cáp 30 - 63,3 30,0 6,7 -

Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm 30 - 33,3 43,3 16,7 6,7

3. Các doanh nghiệp viễn thông

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng 150 - 60,0 36,7 3,3 -

Hệ thống ăng ten thu phát sóng thông tin di động 150 - 64,7 34,0 1,3 -

Hạ tầng cột treo cáp 150 - 60,7 29,4 6,7 3,3

Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm 150 - 62,7 20,7 10,0 6,7

Nguồn: Tác giảđiều tra (2017)

Hiện tại, tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rất thấp đạt khoảng 8%, chủ yếu là hệ thống bể, cống theo các tuyến đường mới mở như Trương Hán Siêu, Trần Quý Cáp, Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình), tuyến đường liên huyện gắn liền với các gói thầu giao thông, các doanh nghiệp chỉ việc thuê sử dụng. Tỉnh có chủtrương thi công ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn thành phố Hòa Bình phải phối hợp đồng bộ với các công trình ngầm hóa lưới điện, các công trình giao thông, cải tạo, mở rộng các tuyến đường. Các công trình hạ ngầm cáp viễn thông đang được ưu tiên thực hiện tại các tuyến đường chính, các khu vực hành chính, các tuyến đường mà hệ thống cáp treo viễn thông quá tải và các tuyến đường thực hiện phối hợp với đề án ngầm hóa lưới điện, các công trình giao thông đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình thông qua.

Từ số liệu tổng hợp kết quảđiều tra (bảng 4.11) cho thấy, ý kiến đánh giá của cả3 nhóm đơn vịđược chọn đều đánh giá mức độ là phù hợp và khá phù hợp với tỷ lệ khá cao (chiếm trên 80%) trong việc tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống viễn thông thụđộng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong đó, khối các cơ quan quản lý nhà nước có tỷ lệtương ứng là 30% và 60%; các cán bộ ngành viễn thông có tỷ lệ dao động từ 33,3% đến 63,3% đối với mỗi loại công trình; còn các doanh nghiệp có tỷ lệ dao động lớn hơn, từ 20,7% đến 64,7%. Riêng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, vẫn còn một số ý kiến đánh giá là chưa phù hợp đối với cả cán bộ ngành viễn thông và từ các doanh nghiệp viễn thông. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế hạn hẹp và phải dành nguồn lực kinh phí cho nhiều lĩnh vực, tỉnh Hòa Bình đã có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tếtham gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung theo các hình thức đầu tư phù hợp; đồng thời cũng ban hành những chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp lý đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư. Tuy nhiên chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào tham gia đầu tư. Bởi trên thực tế, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cống, bể cáp ngầm hóa mạng cáp khá tốn kém; cao gấp hàng chục hàng trăm lần so với chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cột treo cáp; chi phí đầu tư cao song hiệu quả đem lại cũng chưa thực sự thuyết phục; đây là nguyên nhân chính dẫn đến doanh nghiệp không chú trọng đầu tư hệ thống cống, bể cáp ngầm.

4.1.4. Kết quả phát triển viễn thông thụ động

4.1.4.1. Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông

Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang phát triển trong những năm qua gắn liền với sự phát triển của các sản phẩm

và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông; gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, mức sống dân cư ngày càng được cải thiện. Cho đến nay, hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụđộng trên địa bàn tỉnh vềcơ bản đã đáp ứng nhu cầu phát triển của các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông, trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu truyền tải thông tin góp phần phát triển kinh tế - xã hội, sinh hoạt của người dân về cả mặt số lượng và đang từng bước nâng cao chất lượng (bảng 4.12).

Bảng 4.12. Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông

STT Tên công trình ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 1 Số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng Có người phục vụ Điểm 350 394 420 433 522 Không có người phục vụ Điểm - - - - 5

2 Số cột ăng ten thu phát sóng

thông tin di động

cột 650 686 707 731 793 3 Số hạ tầng cột treo cáp cột 1027 1075 1079 1267 1879 4 Số công trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm (theo chiều dài tuyến cáp )

km 185 233 280 350 430

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông (2017)

4.1.4.2. Kết quả phát triển viễn thông

Trong thời gian qua, mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phát triển khá nhanh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tốc độtăng trưởng của các dịch vụ viễn thông luôn đạt mức cao, đặc biệt là dịch vụ thông tin di động, thuê bao internet (bảng 4.13, bảng 4.14 và bảng 4.15).

Sốthuê bao điện thoại cốđịnh của tỉnh Hòa Bình hiện có khoảng gần 20.000 thuê bao (bao gồm có dây và không dây), đạt mật độ 2,5 thuê bao/100 dân thấp hơn nhiều so với trung bình cảnước (10,76 thuê bao/100 dân). Dịch vụđiện thoại cốđịnh đã được phổ cập trong toàn tỉnh, nhưng số lượng máy càng giảm về thuê bao lẫn doanh thu. Thuê bao điện thoại cốđịnh có sựtăng trưởng âm, nguyên nhân một phần do xu hướng sử dụng dịch vụ của người sử dụng có nhiều thay đổi; một phần do dịch vụ viễn thông cố định chịu sự cạnh tranh mạnh từ các dịch vụ khác (dịch vụ viễn

Bảng 4.13. Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoạicố định giai đoạn 2010 – 2017

Năm Sốthothuê bao điệại cốđịnh n

(thuê bao)

Mật độthuê bao điện thoại cố định (thuê bao/100 dân)

Tốc độtăng trưởng (%) 2010 150.986 19 - 2011 110.574 14 -26 2012 85.987 11 -22 2013 51.074 6 -40 2014 33.075 4 -35 2015 29.890 3,6 -9,6 2016 25.375 3 -15 2017 19.655 2,4 -22

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông (2017) Hiện, dịch vụ internet tốc độ cao đã được triển khai cung cấp đến trung tâm cấp xã, nhưng vẫn ở mức thấp mặc dù nhu cầu sử dụng thực tế là khá lớn, khoảng 51.000 thuê bao, đạt mật độ 6,2 thuê bao/100 dân. Nguyên nhân là do hạ tầng internet băng rộng chưa phủkín được các dân cư trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)