Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về viễn thông,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 96 - 97)

4.1.1 .Thực trạng hệ thống viễn thông thụ động

4.3. Một số giải pháp phát triển viễn thông thụ động ở Hòa Bình

4.3.6. Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về viễn thông,

doanh nghiệp viễn thông

4.3.6.1. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Cần tham mưu cho tỉnh ban hành chính sách để thu hút nhân tài và lao động trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin đến công tác và làm việc lâu dài tại Hòa Bình, đồng thời đẩy nhanh tốc độđào tạo nhân lực tại chỗ phù hợp với nhu cầu của tỉnh nhà.

Uỷ ban nhân dân tỉnh cần giao nhiệm vụ cho Sở Nội vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, từđề án này, triển khai đồng bộcác bước nhằm tạo nguồn nhân lực đủ năng lực về quản lý, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước lĩnh vực viễn thông tại Hòa Bình.

Đối với doanh nghiệp viễn thông: Nên chủ động tự đào tạo theo hướng liên kết đào tạo giữa các trường đại học với doanh nghiệp viễn thông theo nhu cầu. Mô hình này có thể cung cấp cho các doanh nghiệp viễn thông nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin căn cứ theo tình hình phát triển của doanh nghiệp, bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành viễn thông, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới cùng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp, đảm

bảo việc ưu tiên, đãi ngộ cho việc thu hút nguồn nhân lực cao về viễn thông – công nghệ thông tin về công tác tại doanh nghiệp.

4.3.6.2. Giải pháp về quản lý Nhà nước

Tỉnh cần thực hiện việc quản lý hạ tầng kỹ thuật viễn thông đồng bộ giữa các cấp, ngành, tạo sự thống nhất cao trong công tác quản lý nhà nước. Trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc xây dựng, phát triển hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động (quy định về cấp phép xây dựng, lắp đặt). Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện.

Tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông nói riêng; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông hiệu quả, bền vững.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông tại địa phương. Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, vi phạm quy định việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông và ngầm hóa mạng ngoại vi viễn thông.

Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng thiết bị, dịch vụ và công trình viễn thông đảm bảo quyền lợi người sử dụng.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Viễn thông, đặc biệt là cán bộđầu ngành, trình độ chuyên môn sâu.

Đối với mỗi một khu vực (tuyến đường, tuyến phố…), tỉnh thực hiện quy định cấp phép một lần về xây dựng ngầm hóa hạ tầng ngoại vi (cấp phép một lần cho nhiều doanh nghiệp) tránh sự phát triển chồng chéo giữa các doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp công ích xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông tại các khu đô thịtrên cơ sở công ty quản lý đô thị, tiến hành thi công tổng thầu các công trình ngầm phục vụ cho các ngành điện lực, viễn thông, cấp nước, thoát nước. Tiến hành làm trọng tài trong ký kết hợp đồng cho thuê sử dụng công trình ngầm đối với các doanh nghiệp khi có nhu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)