5.1. KẾT LUẬN
Phát triển viễn thông thụ động là sự tăng lên cả về chiều rộng cũng như chiều sâu của kết cấu hạ tầng viễn thông so với giai đoạn trước. Ở chiều rộng, chính là sự tăng lên về sốlượng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông, như nhà, trạm thu-phát, điểm cung cấp dịch vụ công cộng, mạng ngoại vi, mạng cáp ngầm… Ở chiều sâu, đó chính là chất lượng của các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông đảm bảo cho sự tham gia và cùng khai thác của cả các đơn vị cung cấp và đối tượng sử dụng dịch vụ viễn thông và chất lượng còn được thể hiện ở trình độ quy hoạch cũng như mức độ đầu tư xây dựng các công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương với tầm nhìn chiến lược nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.
Bởi vậy, nghiên cứu phát triển viễn thông thụ động cần phải tập trung vào việc đánh giá được hiện trạng của hệ thống viễn thông thụđộng; đánh giá được nhu cầu phát triển viễn thông thụđộng trong giai đoạn tới, nhất là khi cuộc cách mạng 4.0 đang ngày càng nóng lên. Đồng thời, phải đánh giá được sự đồng bộ quy hoạch viễn thông thụđộng của địa phương gắn với quy hoạch vùng, quốc gia cũng như quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa phương, từ đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ và xu thế phát triển về CNTT.
Trong những năm qua, mạng lưới viễn thông thụđộng của tỉnh Hòa Bình tiếp tục được đầu tư nâng cấp theo hướng tăng thêm dung lượng, mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao, nâng cao về chất lượng dịch vụ, từng bước thu hẹp bán kính phục vụ nhằm đảm bảo thông tin thông suốt phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Điểm mạnh trong phát triển hệ thống viễn thông thụ động của tỉnh Hòa Bình là: (1) Đã cụ thể hóa được nhiều chủ trương, chính sách để phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông, như: cho thuê đất dài hạn, miễn thuế thu nhập doanh nghiệptrong vòng 3 năm đầu khi đầu tư địa điểm, công trình hạ tầng mới, hỗ trợ kinh phí giải phóng, san lấp mặt bằng, tạo điều kiện cho vay vốn, sử dụng các quỹ đầu tư; (2) Hạ tầng mạng di động được phát triển ở 205/210 xã, phường, thị trấn với bán kính phục vụ trung bình 1,7 km/cột; hơn 90% xã, phường, thị trấn có truyền dẫn cáp quang; 99% số xã, phường, thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng; 98% số xã, phường, thị trấn có
điểm cung cấp được dịch vụ thoại; (3) Các điểm giao dịch cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ đã phát triển rộng khắp, với 33 bưu cục và 190 điểm bưu điện văn hóa xã; 299 đại lý internet công cộng đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, trong việc phát triển viễn thông thụđộng của tỉnh Hòa Bình còn không ít bất cập, đó là: (i) Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp với nhau còn thấp (chỉ đạt 12%), gây lãng phí về tài nguyên đất đai, viễn thông, vốn đầu tư; (ii) mạng cáp phần lớn vẫn sử dụng cáp treo, tỷ lệ ngầm hóa đạt thấp (8%), ảnh hưởng không nhỏ tới mỹquan đô thị, và các khu du lịch; (iii) Tình trạng thuê bao ảo vẫn còn tồn tại và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động tại tỉnh; (iv) Hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại khu vực các xã hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được đông đảo người dân đến sử dụng dịch vụ; điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ đều trong tình trạng hỏng hóc, không hoạt động hoặc không sử dụng được; (v) Quản lý nhà nước mới thực hiện chức năng cấp phép cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng, chưa có các văn bản quy định thực hiện sử dụng chung hạ tầng tại các khu vực trên địa bàn tỉnh, chưa có hệ thống văn bản các quy định cụ thể trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụđộng, do đó việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
Vì thế, để phát triển viễn thông thụ động nhằm thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng 4.0, tỉnh Hòa Bình cần tập trung thực hiện một số giải pháp, đó là: Một là, xác định rõ nhu cầu viễn thông thụđộng trong những năm tới gắn với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2030. Hai là, tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch viễn thông thụđộng gắn với lựa chọn công nghệtheo hướng 4.0. Ba là, để phát triển hệ thống viễn thông thụ động hiện đại, với tầm nhìn xa cần đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn đầu tư với cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù cho từng vùng. Bốn là, các ngành chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ, thông suốt trong việc quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng các công trình viễn thông theo hướng cùng khai thác và sử dụng chung hạ tầng với ngành điện, nước, giao thông và có cơ chế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuê dài dạn đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Năm là, cần nâng cao năng lực của quản lý nhà nước về viễn thông, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý đầu ngành, chuyên sâu nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cũng như vận hành của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.
5.2. KIẾN NGHỊ VỚI BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước lĩnh vực viễn thông ở địa phương, để thực hiện mục tiêu đưa Hòa Bình sớm trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, lĩnh vực viễn thông ngày càng hiện đại, tác giảxin phép được đề xuất một số kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, đề xuất Chính phủ hỗ trợ địa phương đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới, cung cấp dịch vụ tới các xã thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ dân trí và phát triển kinh tế -xã hội khu vực miền núi, nông thôn. Đặc biệt là tiếp tục triển khai chương trình dịch vụ công ích giai đoạn 2016 - 2020, trong đó bổ sung thêm dịch vụ truy cập Internet (Điểm truy cập viễn thông công cộng) tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà các doanh nghiệp viễn thông không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường; bảo đảm quyền truy nhập bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân được tiếp cận thông tin.
Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan sớm ban hành những quy định, văn bản hướng dẫn quản lý việc sử dụng chung hạ tầng; nhất là việc ban hành quy định hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, đặc biệt đối với việc thuê cột điện của các doanh nghiệp viễn thông với các Công ty điện lực. Quy định này là cơ sở để các doanh nghiệp viễn thông tính toán giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo phương pháp thống nhất, đảm bảo công bằng, minh bạch về giá thuê công trình kỹ thuật sử dụng chung. Ngoài ra, xây dựng đề án thành lập công tyhạ tầng tại các địa phương được hỗ trợ, sử dụng một phần nguồn vốn từ Quỹ dịch viễn thông công ích của Bộ Thông tin và Truyền thông, Quỹ đầu tư tại các địa phương.
Hỗ trợ tỉnh tiến hành các bước giới thiệu, xúc tiến, thu hút đầu tư, tập trung vào lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin, đặc biệt ưu tiên phát triển các dịch vụ ứng dụng nội dung trên hạ tầng viễn thông trong các lĩnh vực: Chính phủ điện tử (e - gov), đào tạo từ xa (e - education), thương mại điện tử (e- commerce), y tế từ xa (e - health), nghiên cứu khoa học từ xa (e - research), bảo vệ môi trường (e - environment), qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ Chính trị, 2014, Nghị Quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị vềđẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông , 2011, Sách trắng về Công nghệ thông tin năm 2011, NXB Thông tin và Truyền thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2013, Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụđộng tại địa phương.
4. Bùi Xuân Phong, 2005, Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ BCVT, Tạp chí Thông tin KHKT và Kinh tếBưu điện (3).
5. Chính phủ, 2010, Nghị định số 38/2010/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, trong đó có các quy định đối với công trình thông tin, viễn thông trong đô thị.
6. Chính phủ, 2012, Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.
7. Chính phủ, 2012, Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. 8. Chính phủ, 2013, Quyết định số 917/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng 2030.
9. Chính phủ, 2013, Nghị Quyết số 43/2013/NQ-CP của Chính Phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 – 2015) tỉnh Hòa Bình.
10. Cục thống kê tỉnh Hòa Bình, Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.
11. Đỗ Kim Chung, 2010, Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại học nông nghiệp I, Hà Nội, trang 96-98.
12. Nguyễn Quốc Thông, 2012, Giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông di động tại Chi nhánh viễn thông Viettel thành phố Thái Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Quốc hội, 2009, Luật Viễn thông năm 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Tỉnh uỷ Hoà Bình, 2005, Nghị Quyết số 05-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
15. Trần Đăng Khoa, 2007, Phát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐHBK TPHCM.
16. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương, 2017, Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động bưu chính-viễn thông 2012 – 2017, tra cứu ngày 18/3/2018 tại www.ict.binhduong.gov.vn.
17. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, 2017, Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động bưu chính-viễn thông 2012 – 2017, tra cứu ngày 19/3/2018 tại www.ict.laocai.gov.vn.
18. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc, 2017, Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động bưu chính-viễn thông 2012 – 2017, tra cứu ngày 19/3/2018 tại www.ict.vinhphuc.gov.vn.
19. UBND tỉnh Hoà Bình, 2013, Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND về ban hành quy định quản lý, phân cấp quản lý và sử dụng chung công trình ngầm đô thịtrên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
20. UBND tỉnh Hoà Bình, 2014, Quyết định phê duyệt Quy hoạch viễn thông thụ động đến năm 2020, định hướng 2025.
21. UBND tỉnh Hoà Bình, 2016, Quyết định phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng phát thanh- truyền hình mặt đất đến năm 2020.
22. UBND tỉnh Hoà Bình, 2017, Báo cáo tình hình phát triển KT-XH năm 2017, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
II. Tài liệu tiếng Anh:
23. Bruce H. 1988, Economic Development- Fourth Edition, McGraw Hill International Editions, London, pp. 21-27.