Nội dung nghiên cứu phát triển viễn thông thụ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 26 - 29)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển viễn thông thụ động

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển viễn thông thụ động

2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển viễn thông thụ động

2.1.4.1. Hiện trạng hệ thống viễn thông thụ động của địa phương

Trước hết phải xác định được thực trạng viễn thông thụ động của địa phương trên các phương diện sốlượng, chất lượng, quy mô, sự phân bố các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông hiện có (nhà, trạm viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, mạng ngoại vi, cột ăng ten, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể, hào và tuy nen kỹ thuật)) chỉ ra được các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống, tính hợp lý của hệ thống (UBND tỉnh Hòa Bình, 2014).

2.1.4.2. Đánh giá nhu cầu phát triển viễn thông thụ động của địa phương

Theo Quy hoạch viễn thông thụđộng đến năm 2020, định hướng 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2014): Để phát triển được viễn thông thụ động thì trước tiên phải xác định được nhu cầu phát triển viễn thông thụ động của địa phương. Căn cứ chủ yếu đểxác định nhu cầu phát triển viễn thông thụđộng gồm: Thực trạng viễn thông thụ dộng của địa phương đã phân tích ở trên; Định hướng phát triển kinh tế -xã hội của địa phương; Các xu hướng phát triển viễn thông; Nhu cầu cần phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông.

Trước hết cần dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ở từng địa phương. Trên cơ sở mục tiêu và định hướng phát triển các ngành kinh tế và dịch vụ trong phát triển kinh tế-xã hội, xác định được nhu cầu phát triển viễn thông, từ đó chỉ ra được nhu cầu phát triển viễn thông thụ động. Các địa phương vốn là những tỉnh nghèo thường có nhu cầu lớn về phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông cho phủ sóng truyền hình, thông tin di động và liên lạc. Do đó, cần bám sát đặc điểm và nhu cầu phát triển các ngành và lĩnh vực ở địa phương, từ đó xác định nhu cầu sử dụng dịch vụ trong tất cả các ngành kinh tế và xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, giáo dục và y tế, từđó có căn cứ để xác định nhu cầu phát triển viễn thông thụđộng.

Xu hướng phát triển viễn thông bao gồm: xu hướng đổi mới công nghệ, phát triển thị trường và dịch vụ. Việc phát triển viễn thông thụ động phải bám sát

xu hướng đổi mới công nghệ trên thế giới, nhất là bám và thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 để đầu tư cho phát triển hạ tầng viễn thông không bị lạc hậu. Các xu hướng như mạng Internet phát triển theo hướng hội tụ, cung cấp đa dịch vụ. Công nghệ chuyển mạch đang trong quá trình thay đổi công nghệ theo chu kỳ.

Phải bám sát xu hướng thị trường để xác định nhu cầu, tính đến thịtrường các sản phẩm và dịch vụ để đa dạng hóa các thành phần tham gia vào thị trường viễn thông.

Mặt khác phải nắm được xu hướng phát triển dịch vụ: Các nhà cung cấp đang phát triển dịch vụ viễn thông theo hướng hội tụ giữa dịch vụdi động với cố định và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ một cửa - một số nhận dạng - tính cước đơn giản.

Từ các sở cứ nêu trên, nghiên cứu phát triển viễn thông thụ động phải chỉ ra được mức độ thiếu hụt giữa thực trạng và nhu cầu viễn thông thủđộng của địa phương, phải chỉ ra được sốlượng, chất lượng, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông như: nhà, trạm viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, mạng ngoại vi, cột ăng ten, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể, hào và tuy nen kỹ thuật) cần được xây dựng ở từng địa bàn trong một tỉnh đảm bảo một hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông hợp lý.

2.1.4.3. Quy hoạch hệ thống viễn thông thụ động

Quy hoạch viễn thông thụđộng bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác trên địa bàn tỉnh và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Quy hoạch viễn thông thụ động phải tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường; xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới. Quy hoạch viễn thông thụ động nhằm bảo đảm cho việc phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn và an ninh thông tin, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường, nhất là tại các đô thị (UBND tỉnh Hòa Bình, 2014).

Trên cơ sở đánh giá được nhu cầu, quy hoạch viễn thông thụ động phải chỉ ra được số lượng và chất lượng hạ tầng kỹ thuật viễn thông cần được xây dựng ở từng địa bàn, tổ chức quy hoạch hệ thống viễn thông thụ động cho phù

hợp, đảm bảo rằng hạ tầng kỹ thuật viễn thông có cơ cấu hợp lý, đảm bảo cho ngành viễn thông phát triển. Quy hoạch hệ thống viễn thông thụ động phải bao gồm các quy hoạch chi tiết về: (1) Giải pháp công nghệ; (2) Số lượng, quy mô, sự phân bố các trạm viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm;(3) Nhu cầu vốn đầu tư: Nguồn vốn trong đầu tư, phát triển viễn thông thụ động chủ yếu từ các nguồn chính: doanh nghiệp và ngân sách.

2.1.4.4. Xác định phương thức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông

Cũng theo Quy hoạch viễn thông thụ động đến năm 2020, định hướng 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2014): Để có được hệ thống viễn thông thụđộng phát triển, cần xác định rõ phương thức đầu tư để phát huy tối đa nguồn lực của đầu tư công và của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông. Tuỳtheo đặc điểm và tính chất của các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật, có thể lựa chọn các phương thức đầu tư chủ yếu sau:

a. Đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước:

Đây là lĩnh vực thuộc đầu tư công, dùng ngân sách Nhà nước đầu tư để phát triển các hạng mục viễn thông thụđộng. Để triển khai được phương thức đầu tư này, cần căn cứ vào luật đầu tư công, xác định các hạng mục công trinh đã được quy hoạch cần được đầu tư, tổ chức công tác thầu khoán, tiến hành tạm ứng và giải ngân, thành toán, kiểm tra, giám sát. Các hạng mục sau đây thường được áp dụng theo phương thức đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước: Hệ thống cột truyền hình, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể, hào và tuy nen kỹ thuật).

b. Thực hiện đối tác công tư trong phát triển viễn thông thụ động

Để bổ xung nguồn vốn cho phát triển viễn thông thụ động, cần thiết và có thểhuy động nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân thông qua đối tác công tư (Public Private Partnership - PPP). Có thể thực hiện qua các hình thức đối tác công tư như sau: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO). Các hạng mục sau đây sẽ được áp dụng phướng thức PPP như nhà, trạm viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, mạng ngoại vi, cột ăng ten, cột treo cáp... Vì vậy, cần chỉ rõ loại, số lượng công trình hạ tầng kỹ thuật cần đầu tư xây dựng theo từng phương thức BOT, BT, BOO, cơ chế áp dụng đối với từng loại công trình hạ tầng kỹ thuật đó.

2.1.4.5. Kết quả phát triển viễn thông thụ động

a. Kết quả xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông

Nghiên cứu kết quả xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông được thể hiện ở các chỉ tiêu về sốlượng, quy mô: (1) Phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (Phát triển các điểm giao dịch tự động, điểm truy nhập Internet không dây công cộng); (2) Cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động; (3) Phát triển hạ tầng cột treo cáp: (4) Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm ởkhu đô thị và vùng nông thôn. Các kết quả này được xem xét trên các góc độ đầu tư bằng ngân sách, đầu tư theo PPP và trên các phương diện đúng sốlượng, chất lượng công trình, đúng thời hạn và không vượt chi phí (UBND tỉnh Hoà Bình, 2016).

b. Tác động của hạ tầng kỹ thuật viễn thông

Do có kết quả đạt được từ xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông, hệ thống viễn thông thụđộng được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về viễn thông, truyền hình và internet. Vì thế, để đánh giá được tác động này, cần xem xét mức độ tiếp cận, sự hài lòng của khách hàng tới dịch vụ viễn thông, truyền hình và internet ởđịa phương(UBND tỉnh Hoà Bình, 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 26 - 29)