Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển viễn thông thụ động
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển viễn thông thụ động
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm cho phát triển viễn thông thụ động ở Hòa Bình
Hòa Bình
Thứ nhất, thực hiện chủ trương đi thẳng vào công nghệ hiện đại: Sự phát triển của viễn thông thụ động luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ viễn thông. Hiện nay, mạng lưới viễn thông đang dần dịch chuyển sang sử dụng mạng IP; quản lý phát triển hạ tầng viễn thông thụ động dựa trên bản đồ số... Do đó ngoài việc chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông thụ động hiện đại, cũng cần tăng cường làm chủ công nghệ.
Thứ hai, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư phát triển viễn thông thụ động:
Chú trọng phát triển hạ tầng mạng viễn thông thụđộng theo hình thức xã hội hóa; Tăng cường liên kết đầu tư; Coi trọng nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, nguồn đầu tư nước ngoài (gắn kết hạ tầng viễn thông thụđộng với hạ tầng giao thông).
Thứ ba, ban hành cơ chế chính sách phù hợp: Ban hành cơ chế chính sách thông thoáng tạo điều kiện các công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường điện để thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Kết hợp với việc ban hành các văn bản về giá và ưu đãi đầu tư công khai, minh bạch để các nguồn lực yên tâm khi thực hiện đầu tư.
Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách về phát triển viễn thông nói chung, viễn thông thụ động nói riêng nhằm tranh thủ sựủng hộ của chính quyền và người dân. Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư, phát triển viễn thông thụđộng hiệu quả, bền vững.