Thực trạng phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 46 - 59)

BÀN TỈNH HÒA BÌNH

4.1.1.Thực trạng hệ thống viễn thông thụđộng

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ADSL, FTTH): Viễn thông Hòa Bình (VNPT), Viễn thông quân đội - chi nhánh Viettel Hòa Bình, Công ty cổ phần FPT miền Bắc - chi nhánh Hòa Bình; 2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụđiện thoại cố định: Viễn thông Hòa Bình (VNPT), Chi nhánh Viettel Hòa Bình và 4 mạng điện thoại di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnamobile; 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp: VNPT Hòa Bình, Viettel Hòa Bình, FPT Hòa Bình; VTVcap Hòa Bình, SCTV Hòa Bình (bảng 4.1).

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về hiện trạng viễn thông Hòa Bình năm 2017 STT Chỉ tiêu Đơn vị Cả tỉnh Vùng cao Vùng thấp Đô thị 1 Số DN cung cấp dịch vụ internet DN 3 2 3 3 2 Số DN cung cấp mạng di động DN 4 3 4 4 3 Tổng đài chuyển mạch SL 33 -- -- -- 4 Mạng truyền dẫn cáp quang Km 5606 3312 1784 510 5 Số cột ăng ten thu phát sóng di

động

Cột 793 422 267 104 6 Bán kính phủ sóng Km/cột 1,7 1,95 1,5 0,9 7 Sốlượng thuê bao Internet TB 50.974 15.328 14.589 21.057 8 Sốlượng thuê bao Điện thoại di

động

TB 723.931 356.928 244.986 122.017

9 Sốlượng thuê bao truyền hình trả

tiền

TB 48.043 14.630 9526 23.887

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hòa Bình (2017) Mạng lưới viễn thông của tỉnh Hòa Bình tiếp tục được đầu tư nâng cấp theo hướng tăng thêm dung lượng, mở rộng vùng phục vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao, nâng cao về chất lượng và đảm bảo an toàn thông tin.

Mạng chuyển mạch tại Hòa Bình hầu hết sử dụng hệ thống tổng đài chuyển mạch kênh. Bên cạnh đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang trong quá trình triển khai xây dựng mạng thế hệ tiếp theo (NGN - Next Generation Network). Tất cả các huyện, thành phố đã được lắp đặt các thiết bị mạng NGN, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao trong thời gian tới. Mạng truyền dẫn: cáp quang, cáp đồng đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.

Mạng thông tin di động: có 793 vị trí cột ăng ten lắp thiết bị thu phát sóng thông tin di động, bán kính phủ sóng 1,7 km/vị trí cột. Mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện nay sử dụng chủ yếu công nghệ 2G, 3G và 4 G; công nghệ 4G đã được các doanh nghiệp triển khai tương đối rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Mạng Internet chủ yếu sử dụng công nghệ ADSL; công nghệ FTTH (FTTx) (truy nhập Internet tốc độ cao bằng cáp quang đến thuê bao) đang được triển khai. Hệ thống mạng cáp viễn thông đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

4.1.1.1 . Công trình viễn thông có liên quan đến an ninh quốc gia

Theo Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hòa Bình có hệ thống mạng truyền dẫn viễn thông liên tỉnh nằm trong danh mục các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Hòa Bình nằm trên tuyến truyền dẫn viễn thông liên tỉnh (Ring) nối từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 1850 km. Tuyến truyền dẫn Bắc – Nam đi qua 18 tỉnh, thành phố đảm bảo trên hai phương thức truyền dẫn: tuyến viba số PDH=140Mb/s và 2 tuyến cáp quang: tuyến cáp quang dọc theo quốc lộ 1A (8 sợi) và tuyến cáp quang trên đường dây 500KV (4 sợi), cáp quang sử dụng là cáp quang đơn mode theo khuyến nghị G.652 (cáp G.652), hiện nay dung lượng được mở rộng từ 240 – 500 Gb/s sử dụng công nghệ truyền dẫn SDH, DWDM…; kết nối tạo thành mạng Ring vu hồi, được giám sát, quản lý và điều khiển theo 4 vòng Ring con:

• HNI – HTH (Hà Nội – Hà Tĩnh): Ring 1 • HTH – DNG (Hà Tĩnh – Đà Nẵng): Ring 2 • DNG – QNN (Đà Nẵng – Quy Nhơn: Ring 3

Hòa Bình nằm ở Ring 1 gồm các tỉnh: Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, NghệAn, Hà Tĩnh.

4.1.1.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

a. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ bao gồm: trung tâm viễn thông các huyện, thành phố, trung tâm dịch vụ khách hàng, chi nhánh của các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh, điểm giao dịch khách hàng và các điểm đại lý do doanh nghiệp trực tiếp quản lý. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ chủ yếu là các điểm giao dịch khách hàng và các điểm đại lý do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý, loại hình giao dịch này đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh; 11/11 huyện, thành phốđều có điểm giao dịch khách hàng (bảng 4.2).

Bảng 4.2. Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng năm 2017

STT Chỉ tiêu Đơn vị Cả tỉnh Vùng cao

Vùng thấp

Đô thị

1 Điểm cung cấp viễn thông công cộng có người phục vụ

1.1 Số huyện có điểm cung cấp Huyện 11 6 4 1

1.2 Số huyện có điểm cung cấp

VTCC có người phục vụ Huyện 11 6 4 1

1.3 Số điểm cung cấp VTCC có

người phục vụ Điểm 433 236 143 54

1.4 Sốbưu cục Điểm 33 14 11 8

1.5 Sổđiểm bưu điện văn hóa xã Điểm 190 145 38 7

2 Điểm cung cấp viễn thông công cộng không có người phục vụ

Sốcabin điện thoại công cộng Cabin Hủy bỏ

Tình trạng kỹ thuật Hư hỏng

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hòa Bình (2017) Viễn thông Hòa Bình và Chi nhánh Viettel Hòa Bình ngoài hệ thống các điểm phục vụ tại khu vực thành phố, trung tâm các huyện đã phát triển điểm phục vụ viễn thông công cộng đến khu vực các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra trên địa bàn Hòa Bình còn có 33 bưu cục, 190 điểm Bưu điện - Văn hóa xã cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng (chương trình viễn thông công ích, các

dịch vụ kinh doanh viễn thông…) nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân.

Theo kết quả điều tra Sở Thông tin và Truyền thông năm 2017: 99% số xã, phường, thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (trong đó 38% số xã, phường, thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng; 98% số xã, phường, thị trấn có điểm cung cấp được dịch vụ thoại).

Hiện tại, hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại khu vực các xã (điểm cung cấp dịch vụ thoại (điểm Bưu điện - Văn hóa xã)…) hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được đông đảo người dân đến sử dụng dịch vụ. Nguyên nhân một phần do sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thông tin di động, một phần do chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, người dân có thể sử dụng các dịch vụ thoại bằng các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân.

b. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ bao gồm: cabin điện thoại công cộng (điện thoại thẻ), các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông (Wifi, WiMax...) tại các nơi công cộng (bến xe, bến cảng...).

Hầu hết các điểm điện thoại thẻ công cộng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đều trong tình trạng hỏng hóc, không hoạt động hoặc không sử dụng được. Hiện tại VNPT cũng đã ra văn bản chính thức hủy bỏ toàn bộ hệ thống điện thoại thẻ công cộng trên toàn quốc.

4.1.1.3. Mạng truyền dẫn

a. Mạng truyền dẫn liên tỉnh

Viễn thông Hòa Bình và Viettel Hòa Bình mỗi doanh nghiệp có 2 tuyến truyền dẫn liên tỉnh. Truyền dẫn quang thuộc vòng Ring: Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên – Yên Bái – Phú Thọ – Hà Nội.

b. Mạng truyền dẫn nội tỉnh

Chủ yếu do Viễn thông Hòa Bình, Chi nhánh Viettel Hòa Bình đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng, các doanh nghiệp khác như VTVcap, FPT, SCTV có đầu tư nhưng ít, chủ yếu thuê lại đường truyền hoặc trao đổi hạ tầng mạng (bảng 4.3).

Các doanh nghiệp xây dựng và phát triển mạng truyền dẫn nội tỉnh chủ yếu sử dụng cáp quang; các tuyến truyền dẫn được tổ chức độc lập với nhau dọc

theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường liên huyện, liên xã. Mạng quang nội tỉnh được các doanh nghiệp xây dựng đến tất cả các trung tâm huyện, thành phố, sử dụng công nghệ ghép kênh bước sóng (WDM- Wavelength Division Multiplexing) với tốc độ truyền dẫn từ 40 - 100 Ghigabit/s, mạng được tổ chức thành các RING nội tỉnh đểđảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác.

Bảng 4.3. Hiện trạng mạng truyền dẫn năm 2017

STT Chỉ tiêu Đơn

vị Cả tỉnh Vùng cao

Vùng thấp Đô

thị

1 Truyền dẫn liên tỉnh

1.1 SốDN tham gia đầu tư DN 5 5 5 5

1.2 Công nghệ WDM

1.3 Tốc độ truyền dẫn 40 - 100 Ghigabit/s

2 Truyền dẫn nội tỉnh

2.1 Số DN tham gia đầu tư DN 5 5 5 5

2.2 Công nghệ WDM

2.3 Tốc độ truyền dẫn 40 - 100 Ghigabit/s

Tổng số tuyến truyền dẫn nội tỉnh Tuyến 974 653 321 85

Nguồn: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hòa Bình (2017) Nhìn chung các doanh nghiệp viễn thông đã phát triển được 974 tuyến truyền dẫnnội tỉnh và vẫn đang tiếp tụctập trung đầu tư hạ tầngmạng truyền dẫn nhằm duy trì việc phủ sóng thông tin điện thoại di động và truy nhập internet tốc độ cao đến 100%trung tâm xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

4.1.1.4. Hiện trạng cột ăng ten

a. Hiện trạng hệ thống vị trí cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 mạng điện thoại di động đang hoạt động: Mạng Vinaphone: 249 vị trí cột ăng ten thu phát sóng.

Mạng Mobifone: 126 vị trí cột ăng ten thu phát sóng. Mạng Viettel mobile: 361 vị trí cột ăng ten thu phát sóng Mạng Vietnamobile: 57 vị trí cột ăng ten thu phát sóng.

Trong những năm qua, việc triển khai đầu tư xây dựng, lắp đặt vị trí cột ăng ten thu phát sóng di động (trạm BTS) của các doanh nghiệp viễn thông đã phục vụ tốt công tác phát triển dịch vụthông tin di động, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt cho các vùng nông thôn, vùng khó khăn ở xa trung tâm,

đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ người dân, các đơn vị, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Hiện hệ thống vị trí cột ăng ten thu phát sóng di động chủ yếu được xây dựng, lắp đặt tại các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Tình hình hệ thống cột ăng ten thông tin di động được thể hiện ở (bảng 4.4 và bảng 4.5).

Bảng 4.4. Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten mạng thông tin di động STT Đơn vị hành chính Cột ăng ten A1a Cột ăng ten A1b Cột ăng ten A2a Cột ăng ten A2b Cột ăng ten A2c Tổng số 1 TP. Hòa Bình 8 - 11 80 5 104 Vùng cao (huyện) 2 Đà Bắc 2 - - 60 - 62 3 Mai Châu 3 - - 60 - 63 4 Lạc Sơn 5 - - 75 - 80 5 Tân Lạc 4 - - 75 - 79 6 Kim Bôi 3 - 1 80 - 84 7 Cao Phong 3 - 1 50 - 54 Cộng vùng cao 20 - 2 400 - 422 Vùng thấp (huyện) 8 Yên Thủy 3 - - 61 - 64 9 Lạc Thủy 2 - 1 52 - 55 10 KỳSơn 1 - - 50 1 52 11 Lương Sơn 2 - 4 90 - 96 Cộng vùng thấp 8 - 5 253 1 267 Cả tỉnh 36 - - 733 6 793

Nguồn: Thống kê từ doanh nghiệp (2017) *Ghi chú: (-) chưa có loại cột này.

Hiện nay, Chính phủ đã có quy định cho phép các doanh nghiệp phối hợp kiểm định trạm BTS lắp đặt tại cùng vị trí và danh mục những trạm không phải cấp giấy chứng nhận kiểm định đã tạo điều kiện giảm số lượng trạm cần kiểm định, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động trạm thu phát sóng thông tin di động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ quy định kiểm định các trạm gốc điện thoại di động. Việc xây dựng, quản lý và sử dụng trạm BTS tại các doanh nghiệp có sự phân cấp

phức tạp dẫn đến khó khăn trong quản lý. Mặt khác, nhận thức của người dân về ảnh hưởng của sóng điện từ đối với sức khoẻ con người chưa đúng, chưa đầy đủ. Ngoài ra, một sốphương tiện thông tin báo chí còn đăng tải những thông tin không đầy đủ, chưa chính thức, chưa được kiểm chứng của một số ý kiến cá nhân vềảnh hưởng của sóng điện từ phát ra từ các trạm BTS gây hoang mang hoặc hoài nghi cho người dân. Do đó việc xây dựng, phát triển các trạm BTS rất khó khăn.

Bảng 4.5. Hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di động của doanh nghiệp năm 2017

STT

Đơn vị

hành chính

Vinaphone Mobifone Viettel Vietnamobile Tổng

Số cột ăng ten (cột) Bán kính km/ cột (km) Số cột ăng ten (cột) Bán kính km/ cột (km) Số cột ăng ten (cột) Bán kính km/ cột (km) Số cột ăng ten (cột) Bán kính km/ cột (km) Số cột ăng ten (cột) Bán kính km/ cột (km) 1 TP. Hòa Bình 32 1,5 26 1,7 38 1,4 8 3,1 104 0,9 Vùng cao(huyện) 2 Đà Bắc 18 4,7 5 8,9 35 3,4 4 10,0 62 2,5 3 Mai Châu 15 4,4 8 6,0 35 2,9 5 7,6 63 2,1 4 Lạc Sơn 25 3,5 9 5,8 42 2,7 4 8,6 80 1,9 5 Tân Lạc 28 3,1 10 5,2 35 2,8 6 6,7 79 1,8 6 Kim Bôi 24 3,4 10 5,3 41 2,6 9 5,6 84 1,8 7 Cao Phong 20 2,6 8 4,0 22 2,4 4 5,7 54 1,6 Cộng vùng cao 130 3,6 50 5,9 210 2,8 32 6,84 422 1,95 Vùng thấp (huyện) 8 Yên Thủy 22 2,6 9 4,0 29 2,2 4 6,0 64 1,5 9 Lạc Thủy 17 3,1 7 4,8 28 2,4 3 7,4 55 1,7 10 KỳSơn 17 2,5 11 3,1 19 2,4 5 4,7 52 1,4 11 Lương Sơn 31 2,5 23 2,9 37 2,3 5 6,2 96 1,4 Cộng vùng thấp 87 2,7 50 3,7 113 2,3 17 6,1 267 1,5 Cả tỉnh 249 3,1 126 4,3 361 2,6 57 6,4 793 1,7

b. Hiện trạng công nghệ hệ thống cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động

Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện tại được xây dựng, phát triển theo các công nghệ chính: 2G, 3G và 4G (bảng 4.6).

Hạ tầng mạng 2G: Vinaphone, Viettel, Mobifone hiện trạng hạ tầng mạng đã phát triển tương đối hoàn thiện, đảm bảo phủ sóng tới mọi khu vực dân cư. Vietnamobile do số lượng thuê bao còn hạn chế và chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố, thị trấn trung tâm các huyện nên doanh nghiệp chủ yếu tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật tại khu vực này, khu vực nông thôn chưa đầu tư nên không có sóng.

Hạ tầng mạng 3G, 4G: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 660 trạm 3G, 280 trạm 4G chủ yếu được xây dựng lắp đặt tại khu vực thành phố, thị trấn trung tâm các huyện và một số khu vực nông thôn. Hầu hết các trạm thu phát sóng 3G, 4G đều được xây dựng, lắp đặt trên cơ sở sử dụng chung cơ sở hạ tầng với hạ tầng trạm 2G:

Viettel phủ sóng hầu hết diện tích toàn tỉnh.

Vinaphone, Mobifone: chủ yếu phủ sóng khu vực thành phố, thị trấn và ven tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Bảng 4.6. Hiện trạng cột ăng ten thu phát sóng di động năm 2017

STT Chỉ tiêu Đơn vị Cả tỉnh Vùng cao Vùng thấp Đô thị

1 Mạng 2G

1.1 SốDN tham gia đầu tư DN 4 4 4 4

1.2 Sốthuê bao di động TB 723.931 356.928 244.986 122.017 1.3 Số TB di động/100 dân SL 87 73 98 129

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 46 - 59)