Cơ chế chính sách phát triển viễn thông thụ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 72 - 73)

4.1.1 .Thực trạng hệ thống viễn thông thụ động

4.2. Ảnh hưởng cua môt sô yêu tô đến phát triển viễn thông thụ động ở Hòa

4.2.3. Cơ chế chính sách phát triển viễn thông thụ động

Với quyết tâm tạo cơ chế, chính sách thuận lợi, hấp dẫn nhưđẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Xây dựng chính quyền thân thiện, năng động, kiến tạo cơ hội cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, qua đó tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả khảquan trong thu hút đầu tư. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư tại Hòa Bình và hầu hết các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư tại tỉnh hiện đang hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2017 trên địa bàn tỉnh có 428 dự án, trong đó có 31 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư đăng ký là 470 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện khoảng 275 triệu USD, bằng 58,5% tổng vốn đầu tư và 397 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 42.521 tỷđồng, vốn thực hiện khoảng 12.500 tỷđồng bằng 30% vốn đăng ký.

Đối với lĩnh vực viễn thông- công nghệ thông tin, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hạ tầng viễn thông nói chung và viễn thông thụ động nói riêng ngày càng bổ sung đầy đủ và hoàn thiện; trong đó việc ban hành Luật Viễn thông năm 2009, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 và các Quyết định, Nghị định hướng dẫn kèm theo (Quyết định số32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020; Nghịđịnh số25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Viễn thông; Chỉ thị số 422/CTTTg ngày 02/4/2010; Thông tư số 14/2013/TT- BTTTT ngày 21/6/2013…). Trên cơ sở này, tỉnh Hòa Bình đã ban hành một số văn bản, quy định về quản lý phát triển hạ tầng viễn thông, như: Nghị Quyết số 05-NQ/TU ngày 23/12/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại các đại lý Internet trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng thời có nhiều chủ trương, chính sách tậptrung vào các khía cạnh sau:

Thứ nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông tại khu công nghiệp Lương Sơn, thành phố Hòa Bình kèm theo đó là các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp viễn thông trong việc thuê đất dài hạn, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm đầu, hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng, đào tạo đối với doanh nghiệp khi sử dụng nhân lực tại các trường dạy nghề của tỉnh, tạo điều kiện cho vay vốn, sử dụng các quỹ đầu tư.

Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển thông qua các chính sách triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành trong các cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT đến cấp xã, xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu, triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đến chính quyền cấp huyện và hướng đến cấp xã.

Thứ ba, tăng cường cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin tại vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn ở các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Kim Bôi nhằm rút ngắn khoảng cách số giữa các địa phương trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)