4.1.1 .Thực trạng hệ thống viễn thông thụ động
4.3. Một số giải pháp phát triển viễn thông thụ động ở Hòa Bình
4.3.1. Xác định nhu cầu viễn thông thụ động
Để phát triển được viễn thông thụđộng thì trước tiên phải xác định được nhu cầu viễn thông thụ động của tỉnh. Căn cứ chủ yếu để xác định nhu cầu viễn thông thụ động gồm: Thực trạng viễn thông thụ dộng của tỉnh đã phân tích ở trên; Định hướng phát triển kinh tế -xã hội của Hòa Bình; Các xu hướng phát triển viễn thông; Nhu cầu cần phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông.
Trước hết cần dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình theo Quy hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030:Huy động cao nhất các nguồn nội lực trong tỉnh kết hợp với nguồn lực từbên ngoài để phát triển kinh tế của tỉnh với tốc độtăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động. Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao nguồn nhân lực, giảm chệch lệch phát triển xã hội giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và
tỉnh thần của người dân. Gắn phát triển kinh tế với phát triển hệ thống đô thị và hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội (bảng 4.21).
Bảng 4.21. Một số chỉ tiêu kinh tế -xã hội của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng 2030
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2020 2025 2030
1 Cơ cấu kinh tế
%
100 100 100 100
- Công ngiệp, xây dựng 48,59 46,8 48 48,3
- Nông,lâm nghiệp,thủy sản 20,03 15,8 13,5 12
- Thương mại, dịch vụ 31,38 37,4 38,5 39,7
2 Tăng trưởng GDP %/năm 8,5 9,6 11,0 13,0
3 GRDP bình quân đầu người Triệu
đồng/năm 40,5 64 75 86
4 Thu ngân sách nhà nước Tỷđồng 3.188 4000 7000 10000 5 Tỷ lệ hộ nghèo % 18,08 <12 <8 <4
Nguồn: Thống kê tỉnh Hòa Bình (2017)
Để góp phần đạt được các mục tiêu (bảng 4.21), ngành viễn thông của tỉnh Hòa Bình xác định mục tiêu: Phát triển viễn thông phải bảo đảm tính bền vững, ổn định, hiệu quả và tiếp cận nhanh nhất với những tiến bộ về khoa học công nghệđể nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết với đảm bảo quốc phòng- an ninh trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung phát triển hạ tầng viễn thông thụ động đồng bộ, phù hợp với sự phát triển hạ tầng viễn thông cả nước. Hình thành xa lộ thông tin nối tới tất cả các huyện, thành phố, xã, phường trong tỉnh bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác.
Việc phát triển viễn thông thụ động phải bám sát xu hướng đổi mới công nghệ: Cần nắm vững xu hướng công nghệ về mạnh viễn thông, thông tin di động, truy cập không dây. Mạng viễn thông phát triển theo xu hướng hội tụ: hội tụ công nghệ, tích hợp đa dịch vụ (mạng điện thoại công cộng (PSTN) và mạng số liệu phát triển hội tụ về mạng thế hệ mới (NGN). Tuy vậy, xu thế phát triển chung của các công nghệ viễn thông tại Việt Nam là bám sát sự phát triển của viễn thông Thế giới song sẽ có đặc thù riêng của một thịtrường đang phát triển, đặc điểm dân số và nhu
cầu dịch vụ. Các công nghệ phát triển trên cơ sở bám sát theo sựtăng trưởng dịch vụ của thịtrường nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng; Thông tin di động phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng, cung cấp đa dịch vụ cho các thiết bị viễn thông và tin học. Mạng ngoại vi phát triển theo hướng cáp quang hóa, cáp quang thay thế cáp đồng, thực hiện cáp quang hóa đến thuê bao, cụm thuê bao; đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụbăng rộng của người dân (FTTx). Mạng Internet phát triển theo hướng hội tụ, cung cấp đa dịch vụ: cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình (IPTV), báo chí (E-papers). Công nghệ chuyển mạch đang trong quá trình thay đổi công nghệ theo chu kỳ. Công nghệ chuyển mạch kênh (TDM) dần dần được thay thế bởi chuyển mạch gói (IP) để hội tụ về mạng NGN. Công nghệ truyền dẫn chủ yếu dựa trên truyền dẫn quang với các công nghệ SDH, SONET, Ring (mạng vòng). Thông tin quang tốc độ cao với các công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM, DWDM sẽđược áp dụng rộng rãi trên các tuyến truyền dẫn liên tỉnh. Công nghệ truy nhập nhanh chóng triển khai sử dụng các thiết bịđầu cuối thông minh. Trong truy nhập số liệu, băng thông rộng ADSL là giải pháp trước mắt và sẽ dần được nâng cấp lên các công nghệ tiên tiến hơn như PON... Khi mạng NGN phát triển, các chức năng của DSLAM được các thế hệ chuyển mạch mềm hoặc các giải pháp BDSL đảm nhiệm. Công nghệ truy cập không dây băng rộng Wifi và Wimax đã và đang phát triển mạnh, công nghệ Wimax có thể thay thế cả dịch vụđiện thoại di động và Internet truyền thống. Ứng dụng công nghệ thông tin vào viễn thông ngày càng rộng rãi. Đặc biệt là trong các dịch vụgia tăng giá trị, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ vận hành (OSS), mạng lưới quản trị viễn thông, hệ thống quản trị mạng lưới và các dịch vụ bảo lưu số điện thoại. Công nghệthông tin di động GMS, CDMA, chuyển từ 3G sang 4G.
Phải bám sát xu hướng thị trường: thị trường viễn thông Hòa Bình trong giai đoạn tới cũng có nhiều biến động. Số lượng nhà cung cấp dịch vụ giảm xuống; hình thành các nhà khai thác mạng di động ảo (MVNO - Mobile Virtual Network Operator); và xuất hiện các tập đoàn viễn thông cấp vùng của Việt Nam cũng như sẽ có sự tham gia dưới dạng hợp tác, liên kết của các Tập đoàn Viễn thông toàn cầu với các nhà khai thác Viễn thông tại Việt Nam.
Mặt khác phải nắm được xu hướng phát triển dịch vụ: Các nhà cung cấp đang phát triển dịch vụ viễn thông theo hướng hội tụ giữa dịch vụdi động với cố định và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ một cửa - một số nhận dạng - tính cước đơn giản. Hiện nay, chiếc máy điện thoại đã tích hợp nhiều tính năng mới, trở
thành "máy thông tin số", được dùng như chứng minh thư, thẻ tín dụng, vé máy bay, là ví tiền điện tử, thanh toán, quản lý truy nhập, mua hàng hay làm chiếc chìa khoá nhà hoặc thiết bị xem phim, nghe nhạc... Bộ Thông tin và Truyền thông đang nghiên cứu chính sách cho phép thuê bao chuyển mạng nhưng vẫn giữđược số của mình để buộc các mạng di động cạnh tranh phục vụ khách hàng tốt hơn. Nếu chính sách này được thực thi, khách hàng sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất. Còn đối với các nhà mạng, trên lý thuyết, các mạng di động nhỏ được hưởng lợi. Hiện Vinaphone, MobiFone và Viettel đang chiếm tới 90% thị phần, như vậy sốlượng thuê bao muốn chuyển mạng sẽ nhiều hơn rất nhiều so với các mạng nhỏ.
Xác định nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật cho viễn thông: Trên cơ sở các căn cứ trên, nhu cầu phát triển viễn thông thụ động thể hiện ở số lượng, chất lượng, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông như trạm viễn thông, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, cột ăng ten, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cần được xây dựng từnăm 2017 đến 2030 (bảng 4.22).
Bảng 4.22. Số lượng các công trình viễn thông thụđộng cần xây dựng đếnnăm 2030 TT Hạ tầng kỹ thuật ĐVT 2017 2018 2019 2020 2025 2030 1. Số điểm cung cấp dịch vụ VT công cộng không có người phục vụ Điể m 5 101 192 277 350 420 2. Số hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng TTDĐ Cột 793 818 843 868 993 1118 3. Số hạ tầng cột treo cáp Cột 77752 81.46 0 85.16 8 88.87 6 94.43 8 100.00 0 4. Số công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm Km 430 480 550 630 830 1030
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo doanh nghiệp (2017) Phân tích lý giải (bảng 4.22): Đối với điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ, phấn đấu đến năm 2030, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được phủ sóng Internet không dây (mỗi đơn vị hành chính cấp xã có ít nhất 1 điểm phát sóng wifi công cộng đặt tại trung tâm xã hoặc điểm
sinh hoạt công đồng). Năm 2017, xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng chủ yếu mang tính chất thử nghiệm, tìm hiểu nhu cầu truy cập thông tin của khách du lịch và người dân trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện về nội dung thông tin, hình thức trình bày và địa điểm bốtrí điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. Sau đó nhân rộng trong toàn tỉnh. Bình quân giai đoạn 2017 - 2020 đầu tư khoảng 80 điểm/năm; giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng khoảng 15 điểm/năm.
Đối với cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động vềcơ bản đáp ứng nhu cầu phủ sóng 90% địa bàn, đảm bảo cuộc gọi, nhận của thuê bao trên toàn địa bàn toàn tỉnh. Trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng thu phát sóng của các loại ăng-ten đáp ứng nhu cầu phát triển các loại dịch vụ 3G, 4G… trên cơ sở đó đầu tư cải tạo các cột ăng ten hiện hữu, xây dựng cột ăng ten mới theo hướng không cồng kềnh, thân thiện môi trường. Theo quy hoạch viễn thông thụ động tỉnh Hòa Bình đến 2030 quy hoạch phát triển mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình khoảng 325 vị trí cột ăng ten thu phát sóng. Tổng số vị trí cột ăng ten thu phát sóng trên địa bàn tỉnh đến 2030 khoảng 1.118 vị trí cột, bán kính phục vụ bình quân 1,46km/cột thu phát sóng, mới đảm bảo phủ sóng 100% địa bàn, ổn định chất lượng cuộc gọi, nhận của thuê bao di động.
Đối với hệ thống cột treo cáp viễn thông đã ổn định với 72.016 cột đảm bảo các tuyến cáp treo đến trung tâm các xã trong tỉnh, song vẫn phải sử dụng chung cột điện của ngành điện. Tuy nhiên các cột điện và mạng lưới điện đã ổn định, vì vậy các doanh nghiệp viễn thông muốn phát triển mạng ngoại vi rộng khắp và thay thế khi bị hư hỏng, bão lũ cần phải đầu tư thêm, dự kiến khoảng trên 22.000 cột đến năm 2030.
Công trình kỹ thuật ngầm: Ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông kết hợp với các công trình hạ ngầm cáp điện lực và cáp chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Hòa Bình theo đề án ngầm hóa mạng lưới điện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt. Ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông trên các tuyến đường trọng điểm, tuyến đường chính nối từ trung tâm thành phố Hòa Bình đi các tỉnh lân cận và các thị trấn của 10 huyện, trong các khu đô thị mới.