4.1.1 .Thực trạng hệ thống viễn thông thụ động
4.3. Một số giải pháp phát triển viễn thông thụ động ở Hòa Bình
4.3.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông
Nguồn vốn trong đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động chủ yếu từ hai nguồn chính: doanh nghiệp và ngân sách. Ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế- xã hội, trên cơ sở đó doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông. Đối với hạ tầng kỹ thuật viễn thông phát triển riêng (hạ tầng xây dựng không dựa trên hạ tầng kinh tế- xã hội) nguồn vốn chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư.
Như vậy để huy động nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn, tỉnh Hòa Bình cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư phát triển. Cụ thể: Cần có cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng các cột, trạm thu phát sóng thông tin di động, hệ thống hạ tầng kỹ thuật mạng ngoại vi viễn thông (hầm, hào, cột treo cáp...) và cho các doanh nghiệp viễn thông thuê lại hạ tầng.
Huy động nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông tại các khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, nhu cầu sử dụng dịch vụ còn thấp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn tỉnh.
Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng phát thanh - truyền hình, cần tận dụng nguồn vốn từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dân trong tỉnh.
Đối với các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các đơn vị, sở, ngành, địa phương liên quan để lồng ghép, kết hợp thực hiện các dự án khác có cùng mục tiêu, nhiệm vụ và địa điểm để tránh trùng lặp gây lãng phí về nhân lực và tài chính; đặc biệt các dự án đầu tư hạ tầng viễn thông cần thực hiện đồng bộ với quá trình đầu tư các hạ tầng kinh tế- xã hội khác để phát huy hết hiệu quả.
4.3.3.1 . Đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước
Sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cho các trường hợp sau: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phục vụ quốc phòng - an ninh; Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới (Tiêu chí số 8 - Thông tin và truyền thông); Hỗ trợ thực hiện lộ trình ngầm hoá cáp viễn thông.
Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là Ủy ban nhân các huyện, thành phố; Ban quản lý các công trình giao thông; Ban quản lý các công trình xây dựng dân dụng; Công ty điện lực Hòa Bình; Chủ đầu tư các khu đô thị mới, khu công nghiệp...
Để triển khai được phương thức đầu tư này một cách hiệu quả, các chủ đầu tư cần căn cứ vào: Luật đầu tư công, xác định các hạng mục công trình đã được quy hoạch để đầu tư, tổ chức công tác đấu thầu; tiến hành tạm ứng và giải ngân; kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của pháp luật.
4.3.3.2. Thực hiện đối tác công tư trong phát triển viễn thông thụ động
Các danh mục cần thu hút đầu tư và cơ chế áp dụng đối với từng loại công trình như sau: (bảng 4.28).
Bảng 4.28. Số công trình hạ tầng kỹ thuậtviễn thông thụ động đầutư theo PPP đến năm 2030
STT ĐVT BOT BT BOO
Nhu cầu vốn (tỷ
đồng) 1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ
1.1. Năm 2018 Điểm -- 101 -- 3,03
1.2. Năm 2020 Điểm -- 176 -- 5,28
1.3. Năm 2030 Điểm -- 143 -- 4,29
2. Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động
2.1. Năm 2018 Cột -- -- 25 12,5 2.2. Năm 2020 Cột -- -- 50 25 2.3. Năm 2030 Cột -- -- 250 125 3. Hạ tầng cột treo cáp 3.1. Năm 2018 Cột -- -- 3708 37,08 3.2. Năm 2020 Cột -- -- 7416 74,16 3.3. Năm 2030 Cột -- -- 11.124 111,24 4. Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm 4.1. Năm 2018 Km 50 -- -- 55 4.2. Năm 2020 Km 150 -- -- 165 4.3. Năm 2030 Km 400 -- -- 440
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư (2017)
* Ghi chú: BOT: Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao; BT: xây dựng- chuyển giao; BOO: xây dựng-sở hữu- kinh doanh.
Để bổ xung nguồn vốn cho phát triển viễn thông thụđộng, cần thiết và có thể huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân thông qua đối tác công tư (Public Private Partnership-PPP). Hay nói cách khác, đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụđộng cần huy động vốn từ các doanh nghiệp.Trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn, thương hiệu mạnh có thểhuy động vốn để đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông thụ động bao gồm: Viễn thông quân đội
(Viettel), Công ty cổ phần viễn thông FPT, VNPT… Từđó, tỉnh có thể thực hiện qua các hình thức đối tác công tư như sau: Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO). Các loại công trình sau đây sẽđược áp dụng phướng thức PPP: Đầu tư phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ; Đầu tư cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động thân thiện môi trường, phù hợp cảnh quan đô thị; Đầu tư hạ tầng cột treo cáp; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngầm.
Như vậy phương thức huy động vốn từ doanh nghiệp là phù hợp cho quá trình triển khai xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụđộng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới. Triển khai theo phương thức này đảm bảo tiết kiệm các chi phí về nguồn vốn đầu tư và đảm bảo yêu cầu về mỹ quan đô thị. Tuy nhiên để thực hiện được nó, tỉnh cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp với các cấp, các ngành của tỉnh Hòa Bình.