Ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 69 - 71)

4.1.1 .Thực trạng hệ thống viễn thông thụ động

4.2. Ảnh hưởng cua môt sô yêu tô đến phát triển viễn thông thụ động ở Hòa

4.2.1. Ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và dân tộc

Kinh tế của tỉnh Hòa Bình trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, GDP tăng trưởng ổn định, trung bình 5 năm 2011-2015 tăng là 10,5%, năm 2016 tăng 7,62%, năm 2017 là 9,46%, cao hơn mức tăng trưởng chung của cảnước; ngang bằng tốc độtăng trưởng chung của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Đến năm 2017, GRDP tăng 2,4 lần so với năm 2010, cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc và gần bằng 2/3 thu nhập trung bình của cảnước. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Hầu hết các lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo được thực hiện tốt, mạng lưới trường, lớp học được đầu tư mở rộng. Công tác bảo vệ, chăm sóc

sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên; công tác dự phòng y tế được tăng cường, chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở, vật chất và trang thiết bị cho ngành y tế; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo. An ninh - quốc phòng duy trì và giữ vững. Như vậy nhìn vào tăng trưởng kinh tếổn định của tỉnh sẽ là cơ hội làm gia tăng nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng (giao thông, khu công nghiệp...) bao gồm đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư của các doanh nghiệp hiện hữu và thu hút đầu các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Điều này dẫn đến gia tăng sốlượng doanh nghiệp trên địa bàn, gia tăng nhu cầu thương mại điện tử, gia tăng nhu cầu về tốc độđường truyền internet, đặc biệt là đường truyền cáp quang.

Tăng trưởng kinh tế góp phần gia tăng mức sống dân cư, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân trong tỉnh, tạo điều kiện đểngười dân tiếp cận nhanh hơn với dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông, gia tăng nhu cầu về sử dụng các loại thiết bị di động kết nối internet, đặc biệt là điện thoại di động thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay; các loại thiết bị cố định kết nối internet tại nhà gồm máy tính để bàn, TV internet, thiết bị an ninh… Điều này dẫn đến gia tăng nhu cầu các trạm thu phát sóng điện thoại di động thế hệ 3G, 4G và nhu cầu đường truyền số liệu tốc độ cao. Thực tế trong thời gian qua các trạm thu phát sóng điện thoại di động gia tăng đáng kể, đồng thời các doanh nghiệp viễn thông tăng cường đầu tư nâng cấp đường truyền số liệu thay thếcáp đồng bằng cáp quang trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng và khảnăng cung cấp dịch vụ của đơn vị.

Tuy nhiên, Hòa Bình chia thành 3 vùng rõ rệt, có địa hình phức tạp, ¾ diện tích là đồi núi và bị chia cắt nhiều, kinh tế - văn hóa có sự khác nhau, khu vực nông thôn rộng ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng viễn thông thụ động, nhất là việc ngầm hóa hệ thống mạng ngoại vi; vốn đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông thụđộng khu vực nông thôn, miền núi lớn, thị trường nhỏ nên thời gian thu hồi vốn chậm. Do vậy định mức xuất đầu tư cho hạng mục công trình ở mỗi vùng cũng rất khác nhau (bảng 4.17).

Địa hình khó khăn, đông đồng bào dân tộc, tiếp cận thông tin chưa đầy đủ, trình độ học vấn không đồng đều giữa các vùng nên nhận thức của người dân về ảnh hưởng của sóng điện từ đối với sức khoẻ con người chưa đúng. Do vậy ở một sốkhu dân cư trong tỉnh vẫn còn xảy ra hiện tượng các hộ dân sinh sống gần vị trí cột BTS có khiếu nại về ảnh hưởng của cột ăng ten thu phát sóng di động khi mưa bão xảy ra có thể gây ra thu sét hoặc cản trở không cho xây dựng. Ngoài

ra với vị trí địa lý giữa trung tâm tỉnh lỵ Hòa Bình không cách xa trung tâm Hà Nội là bao nhiêu (khoảng 70 km) nên nguồn nhân lực chất lượng cao thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin - truyền thông thường không gắn bó lâu dài. Bởi mức đãi ngộ, vị trí làm việc so vùng thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng chưa hợp lý và đủ sức thuyết phục.

Bảng 4.17. Định mức xuất đầu tư một số hạng mục công trình theo vùng

STT Chỉ tiêu Đơn vị Vùng cao Vùng thấp Đô thị

1 Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng

Xây dựng mới Triệu đ/cột 500 300 150 Cải tạo lại Triệu đ/cột 50 30 15 2 Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng Điểm truy nhập Internet không dây

Triệu đ/điểm 30 25 15 Điểm cung cấp dịch vụ Internet Triệu đ/điểm 100 85 55 3 Hạ tầng cống, bể cáp (ngầm hóa mạng cáp) Triệu đ/km 1100 1000 1000

4 Hạ tầng cột treo cáp Triệu đ/cột 10 10 10 5 Cải tạo mạng treo cáp Triệu đ/km 3 3 5

Nguồn: Doanh nghiệp viễn thông (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 69 - 71)