Cơ sở thực tiễn về phát triển viễn thông thụ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 31)

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm huy động vốn của Pháp trong phát triển hạ tầng kỹ thuật

Pháp là một nước Tây Âu nhưng quá trình phát triển viễn thông nói chung và viễn thông thụ động nói riêng đổi mới rất chậm. Đến năm 1994, France Telecom mới bắt đầu hoạt động theo luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, France Telecom cũng có một bộ máy hoạt động như một công ty cổ phần tư nhân trong những lĩnh vực mà France Telecom không độc quyền. Đó là công ty COGECOM

với 100% cổ phần của France Telecom, được thành lập như một công ty cổ phần và hoạt động như một tập đoàn. Các thành viên của COGECOM gồm rất nhiều công ty hoạt động trong các lĩnh vực: xây lắp mạng lưới, di động, đầu cuối, phần mềm, nghe nhìn, đầu tư tài chính, liên doanh và giữ cổ phần trong nhiều công ty khác. Tất cả có hàng trăm công ty trong COGECOM. Với các công ty thuộc COGECOM, mỗi thành viên hội đồng quản trị mua cổ phiếu trị giá tối thiểu 20USD cho phù hợp với luật công ty cổ phần là phải có nhiều cổđông. Như vậy có thể thấy France Telecom đã phân chia phương thức hoạt động kinh doanh viễn thông rất rõ ràng (Trần Đăng Khoa, 2007).

Chính sách huy động vốn đa dạng: Đến năm 1990, mạng lưới viễn thông Pháp thuộc loại lạc hậu nhất trong các nước Tư bản với mật độ cột, trạm thuộc hạ tầng viễn thông thụđộng phục chưa đến 10 máy/100 dân. Đểđẩy mạnh phát triển mạng lưới, Chính phủ Pháp đã huy động mọi nguồn lực để phát triển và viễn thông Pháp cũng có cách huy động vốn rất độc đáo (Trần Đăng Khoa, 2007).

+ Vốn do khách hàng ứng trước: Khách hàng khi muốn lắp đặt điện thoại phải ứng trước một số tiền, số tiền này không tính lãi và sẽ được trừ dần vào cước phí điện thoại sử dụng của khách hàng. Vốn huy động từ nguồn này chiếm khoảng 10% vốn đầu tư của viễn thông Pháp. Thực tế cách làm này rất hiệu quả, khách hàng sẽ có tâm lý muốn sử dụng nhiều hơn để mau hết số tiền đã ứng trước, như thế sẽ tạo hiệu suất sử dụng mạng cao.

+ Vốn do công ty tài chính viễn thông huy động: Chính phủ Pháp thành lập công ty tài chính viễn thông Pháp SFT với chức năng huy động vốn từ các thành phần kinh tế tư nhân. Người tham gia sẽ được hưởng một mức lãi suất cố định cộng với một tỷ lệ theo công thức có sẵn phụ thuộc vào sự phát triển của ngành viễn thông (ví dụ: nếu ngành viễn thông phát triển càng nhanh thì người tham gia càng được hưởng lãi cao). Hình thức huy động này đã thu hút được vốn của các tổ chức tư nhân và cả các công ty tài chính. Qua đó có điều kiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông rộng khắp. Mặt khác, với phương thức huy động nêu trên, ngành viễn thông Pháp buộc phải làm việc thật hiệu quả vì họ đang chịu sự giám sát của cả xã hội cho phát triển viễn thông (Trần Đăng Khoa, 2007).

2.2.1.2. Chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông của Hàn Quốc

Trước năm 1979, mạng lưới hạ tầng viễn thông Hàn Quốc cũng rất lạc hậu với 2,8 triệu máy điện thoại, trong đó có 2,3 triệu máy sử dụng tổng đài analog.

Cuối những năm 1970, sốlượng điện thoại được lắp đặt chỉ bằng hơn 1/3 so với nhu cầu hàng năm (nhu cầu hàng năm khoảng 605.000 máy, khả năng đáp ứng khoảng 250.000 máy). Tình trạng cầu vượt cung quá nhiều dẫn đến hiện tượng tăng phí lắp đặt lên gấp 10 lần so với quy định của Chính phủ (phí lắp đặt máy điện thoại lúc này vào khoảng 2.500.000 Won). Đến năm 1996, Hàn Quốc đã là một trong 10 quốc gia có mạng lưới viễn thông lớn nhất thế giới. Mật độ điện thoại đạt 37 máy/100 dân, tất cả mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đều được tự động hoá, tốc độ phát triển viễn thông của Hàn Quốc trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sự phát triển vượt bậc của viễn thông Hàn Quốc đã được Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) coi đây là trường hợp điển hình đểcác nước khác noi theo (Trần Đăng Khoa, 2007).

Chính sách ưu tiên đầu tư: Từ những năm 70 trở lại đây, đầu tư viễn thông của Hàn Quốc đạt mức bình quân 1,5% GDP, cao hơn gấp đôi so với mức bình quân của các nước phát triển. Trong những năm 1970, nguồn vốn để đầu tư phát triển viễn thông chủ yếu lấy từ nguồn thu phí lắp đặt và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông. Thông qua các quy định, Chính phủ đảm bảo cho phép ngành viễn thông được sử dụng 44% phí lắp đặt điện thoại và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông vào đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viên thông (Trần Đăng Khoa, 2007).

Từ năm 1980 đến năm 1987, Chính phủ Hàn Quốc cho ban hành trái phiếu bắt buộc đối với thuê bao mới. Tổng số thu từ trái phiếu đã phát hành là 1,7 tỷ USD, chiếm 14% tổng số vốn đầu tư vào ngành viễn thông trong giai đoạn này. Ngoài ra, Chính phủ cũng bảo lãnh cho các cơ quan viễn thông trong nước vay được 1,6 tỷ USD của các tổ chức tài chính nước ngoài để nhập thiết bị viễn thông hiện đại và nhận chuyển giao công nghệ từcác nước có nền công nghệ tiên tiến như Bỉ, Đức, Mỹ (Trần Đăng Khoa, 2007).

2.2.1.3. Trung Quốc dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển hạ tầng viễn thông ở mức khởi điểm cao

Vào năm 1980, mạng điện thoại Trung Quốc vẫn còn hết sức lạc hậu. Tổng dung lượng mạng điện thoại công cộng chỉ đạt 4,355 triệu số. Số đường dây chính điện thoại là 2,14 triệu, chiếm tỷ lệ 0,67% tổng số toàn thế giới, nếu so sánh chỉ tiêu này với các nước phát triển thì Trung Quốc còn kém rất xa (Mỹ: 94,28 triệu; CHLB Đức: 20,53 triệu; Anh: 17,89 triệu; Nhật Bản: 38,61 triệu). Số mạch đường dài của Trung Quốc vào năm 1980 chỉ có 22.000, số mạch điện báo

công cộng chỉ là 8.800, trong khi chỉ tiêu tương ứng của Mỹ lúc đó là 1,8 triệu, Ấn Độ là 100.000 mạch. Như vậy, mạng lưới viễn thông của Trung Quốc thời điểm đó không những kém xa các nước phát triển mà còn kém cảcác nước đang phát triển khác (Trần Đăng Khoa, 2007).

Về mặt kỹ thuật, viễn thôngTrung Quốc lạc hậu so với các nước phát triển khoảng 20 đến 30 năm. Đường cáp và viba ở Trung Quốc những năm 1980 chỉ tương đương với nước ngoài vào những năm 1960. Trang bị mạng lưới thông tin chỉ tương đương Mỹ vào đầu những năm 1950. Tỷ lệ cáp trần trên mạng lưới viễn thông Trung Quốc chiếm đến 82%, cáp đối xứng và cáp đồng trục chỉ chiếm 13% trong khi ở các nước phát triển thời điểm đó cáp trần đã được loại ra khỏi mạng lưới, mức độ tựđộng hoá của mạng lưới nội thị mới đạt khoảng 60%. Tổng đài analog chiếm khoảng 29% trên mạng lưới, tổng đài điện tử chỉ chiếm 6,7%. Năm 1980, Trung Quốc có tổng cộng 1,342 triệu thuê bao điện thoại nội thị, 799.000 thuê bao điện thoại nông thôn, trong đó đa số là điện thoại của các cơ quan, điện thoại ở nhà riêng còn rất xa vời đối với người dân, việc lắp máy điện thoại thường phải chờ từ1 đến 2 năm (Trần Đăng Khoa, 2007).

Về đầu tư, từ ngày thành lập nước đến năm 1980, đầu tư của Nhà nước cho viễn thông chỉ đạt 6 tỷ nhân dân tệ. Trung bình mỗi năm Trung Quốc đầu tư cho viễn thông khoảng 200 triệu nhân dân tệ, năm ít nhất chỉ có 20 triệu nhân dân tệ. Tỷ trọng đầu tư cho viễn thông trong GDP ở Trung Quốc chỉ đạt khoảng 0,1%, thấp hơn xa với mức trung bình ở thế giới là 0,6% GDP (Trần Đăng Khoa, 2007).

Trước thực tế kém phát triển của ngành thông tin bưu điện cộng với áp lực của cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã có những lựa chọn chiến lược hợp lý, đưa ngành bưu điện thực hiện những bước phát triển nhảy vọt. Chiến lược đó dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển thông tin ở mức khởi điểm cao.Vào đầu những năm 80 của thế kỷtrước, trong lúc thực trạng mạng lưới thông tin bưu điện Trung Quốc đang còn hết sức lạc hậu, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật của ngành viễn thông thế giới phát triển rất nhanh và đã bắt đầu bước vào thời kỳ số hoá. Trước tình hình đó, Bộ Bưu điện trung Quốc đã đề ra quyết sách quan trọng là bỏ qua giai đoạn phát triển kỹ thuật thông thường như các nước phát triển đã làm và phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, đưa mạng thông tin, hạ tầng kỹ thuật phát triển bằng cách đầu tư thẳng vào công nghệ tiên

nước đã đầu tư hạ tầng mạng lưới hoàn chỉnh bằng các công nghệ cũ (viba, cáp đồng trục, tổng đài cơ điện,…) thì đứng trước xu hướng cập nhật công nghệ mới, họ sẽ phân vân. Riêng với Trung Quốc, khởi điểm là mức công nghệ rất thấp nên họ sẵn sàng từ bỏ và đầu tư công nghệ mới mà không phải tiếc rẻ các thiết bị hiện tại trên mạng lưới (Trần Đăng Khoa, 2007).

Chiến lược phát triển kỹ thuật thông tin của Trung Quốc được thực hiện theo ba bước sau: Đầu tiên là tận dụng hết kỹ thuật và nguồn vốn nước ngoài, tiến hành nhập khẩu một loạt các thiết bị có công nghệ tiên tiến đểđầu tư cho hạ tầng kỹ thuật mạng lưới, giải toả áp lực nhu cầu thông tin trong nước. Hai là, nhập kỹ thuật sản xuất và dây chuyền công nghệ thông qua việc hợp tác với đối tác nước ngoài, sau đó cố gắng hấp thụ, nhanh chóng chuyển hóa thành năng lực sản xuất tự chủ. Điển hình là việc hợp tác của ngành bưu điện Trung Quốc với công ty Bell của Bỉ năm 1983, chính từ việc hợp tác này mà sau này Trung Quốc có khảnăng sản xuất được một số loại tổng đài điện thoại phục vụ mạng lưới trong nước và xuất khẩu cho hơn 10 nước, trong đó có Nga, Việt Nam, Triều Tiên,… Ba là, từ việc nắm bắt và áp dụng các công nghệ tiên tiến, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu khoa học ở trong nước, sáng tạo ra các thiết bị công nghệđạt trình độ quốc tếnhưng lại phù hợp với tình hình Trung Quốc (Trần Đăng Khoa, 2007).

Trong quá trình đầu tư phát triển mạng lưới thông tin, Trung Quốc cũng rất chú trọng xử lý các mâu thuẫn trong các mối quan hệ: giữa tăng nhanh tiến bộ kỹ thuật với đảm bảo tính hoàn chỉnh của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với đảm bảo tính thống nhất của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với nâng cao trình độ kỹ thuật chung của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với đảm bảo sự ổn định tương đối của thiết bị trên mạng lưới; giữa nhập khẩu và tự lực cánh sinh (Trần Đăng Khoa, 2007).

Tóm lại, trước yêu cầu thực tế của quá trình cải cách phát triển kinh tế, mở cửa hội nhập với thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của ngành thông tin - viễn thông đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Xuất phát điểm với một mạng lưới thông tin bưu điện nghèo nàn lạc hậu, bằng các chính sách ưu tiên đầu tư, chiến lược phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị thông tin, đầu tư thẳng vào công nghệ cao, định hướng thị trường,… Đến nay, ngành thông tin - viễn thông Trung Quốc đã phát triển vượt bậc và trở thành một trong những thị trường viễn thông lớn và năng động nhất thế giới.

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển viễn thông thụđộng của một số tỉnh trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Bình Dương

Với quan điểm phát triển của Bình Dương, viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân; là công cụ quan trọng để hình thành xã hội thông tin, phục vụ tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, cơ sở hạ tầng viễn thông thụđộng của tỉnh đã được xây dựng và phát triển nhanh, áp dụng công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp, dung lượng lớn, chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ... Hiện tại hạ tầng mạng di động phát triển tương đối hoàn thiện với bán kính phục vụ bình quân 0,97 km/trạm; 100% đơn vị cấp xã, phường có truyền dẫn cáp quang, có 80% vị trí lắp đặt trạm BTS công nghệ 3G và 4G (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, 18/3/2017).

Bình Dương đã ban hành những cơ chế thông thoáng để các công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường điện để thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, bến cảng và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Quy hoạch xây dựng các công trình giao thông, các khu đô thị, khu hành chính tập trung, khu công nghiệp, khu dân cư, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải kèm theo quy hoạch hạ tầng viễn thông thụđộng đểđảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và thuận lợi cho việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, 18/3/2017).

Tạo điều thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chỉnh trang, treo lại và ngầm hoá các mạng cáp thông tin (viễn thông, phát thanh, truyền hình) tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là tại các đô thị; khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia xã hội hoá công tác đầu tư xây dựng cống, bể cáp, cột ăng ten cho các doanh nghiệp thuê để ngầm hoá mạng cáp thông tin và lắp đặt thiết bị cho các trạm thu, phát sóng thông tin di động (gọi tắt là trạm BTS) theo quy chuẩn và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụđộng đã ban hành (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, 18/3/2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Lào Cai

Lào Cai được đánh giá là tỉnh có mạng viễn thông phát triển nhanh, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống người dân. Tốc độtăng trưởng các dịch vụ viễn thông luôn đạt mức cao, đặc biệt là dịch vụthông tin di động.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, như: VNPT Lào Cai, Chi nhánh Viettel Lào Cai, Chi nhánh Mobifone Lào cai, Chi nhánh FPT Lào Cai, Chi nhánh VTV Cab Lào Cai... Các đơn vị trên tham gia cung cấp các dịch vụ internet, dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến, dịch vụ di động, dịch vụ truyền hình trả tiền (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, 19/3/2017).

Đến năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lào Cai mạng truyền dẫn cáp quang, cáp đồng phát triển rộng khắp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân; có 790 cột thu phát sóng, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,04 km/vị trí cột; 100% trung tâm xã, phường, thị trấn có sóng thông tin di động; 100% xã có thuê bao điện thoại cố định, trên 34.000 thuê bao internet (đạt mật độ 5,07 thuê bao/100 dân), số thuê bao điện thoại cố định đạt trên 36.900 thuê bao (mật độ 5,48 thuê bao/100 dân), hơn 585.000 thuê bao di động (mật độ 86,7 thuê bao/100 dân), dịch vụ truyền hình trả tiền có trên 25.100 thuê bao (mật độ 2,69 thuê bao/100 dân) (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai, 19/3/2017).

Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Lào Cai tiếp tục phát triển hạ tầng viễn thông thụ động ứng dụng các công nghệ mới, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 31)