Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn cải cách thủ tục hành chính
2.2.1. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính tại một số địa phương
2.2.1.1. Kết quả triển khai mơ hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Mơ hình “Một cửa” trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân trong thời gian qua được UBND thị xã Tam Điệp triển khai tương đối tốt, mang lại nhiều kết quả tích cực như giảm phiền hà cho tố chức, cơng dân, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, quy chế làm việc và các thủ tục, lệ phí
cơng việc của cán bộ cơng chức và cơ quan nhà nước khi họ thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo quy trình đã được UBND thị xã Tam Điệp phê duyệt. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế, vì là địa phương triển khai cơ chế “Một cửa” khá muộn nên sự quan tâm, chỉ đạo cũng như hỗ trợ về kinh phí để triển khai mơ hình một cửa của Tỉnh ủy và các cơ quan, ban lãnh đạo cấp trên không thể sâu sát, kỹ lưỡng như đối với các địa phương triển khai sớm cơ chế này. Bên cạnh đó, cơng tác rút kinh nghiệm vẫn cịn bó hẹp trong khn khổ địa phương thực hiện, mà chưa được nhân rộng, phổ biến sâu rộng nên UBND thị xã Tam Điệp vẫn phải từng bước vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Mặc dù triển khai cơ chế “Một cửa” muộn hơn so với địa phương khác nhưng vẫn vấp phải những hạn chế, yếu kém trong q trình triển khai mơ hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND thị xã Tam Điệp (Lê Quang Dân, 2014).
Thị xã Tam Điệp là địa phương trong tỉnh đi đầu về triển khai thực hiện mơ hình "Một cửa điện tử liên thơng" tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả từ tháng 1- 2008. Mơ hình này là một trong những điểm sáng của cả nước về thực hiện cải cách TTHC. Cuối năm 2009, thị xã hoàn thành và đưa vào hoạt động Trang thơng tin điện tử. Người dân có thể tra cứu các quy trình, trình tự giải quyết tại bộ phận "một cửa" thành phố, như: thủ tục hồ sơ; thời gian giải quyết; phí, lệ phí …; tra cứu trực tuyến trạng thái giải quyết TTHC của mình nộp hồ sơ qua mạng Internet; thị xã Tam Điệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của UBND, được Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo lường - Chất lượng cấp Giấy chứng nhận lần đầu vào tháng 1-2009 và giữ vững cho đến nay. Từ khi triển khai cải cách TTHC, tất cả các phòng, ban, đơn vị của thị xã Tam Điệp và UBND xã đều phải xác định cụ thể nội dung công việc, phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành...(Lê Quang Dân, 2014).
2.2.1.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương
Giai đoạn 2016-2018: Tổng số hồ sơ tiếp nhận 1.305 hồ sơ, số hồ sơ giải quyết và trả kết quả trước hạn 1.008 hồ sơ chiếm 77,2%; số hồ sơ giải quyết và trả kết quả đúng hạn 251 hồ sơ chiếm 19,2%; số hồ sơ giải quyết trả quá thời gian quy định 43 hồ sơ chiếm 3,3%, số hồ sơ không giải quyết trả lại 03 hồ sơ chiếm 0,2%.
sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc ban hành mới trình chủ tịch UBND tỉnh công bố công khai tại các quyết định UBND tỉnh đã ban hành trước đó như: Quyết định số 3635/QĐ-UBND ngày 27/12/2015; Quyết định số 3166/QĐ-UBND ngày 26/12/2016; Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 12/3/2017; Tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đã được thống kê công bố công khai: năm 2016 là 87 thủ tục; năm 2017, 2018là 74 thủ tục.
Sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, ngày 22/4/2016 được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ký Quyết định số 950/QĐ-TĐC về việc cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính Nhà nước trong các lĩnh vực tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và giải quyết tồn bộ thủ tục hành chính về cơng thương được công bố công khai theo các quyết định của UBND tỉnh (Lê Quang Dân, 2014).
Những cải cách mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách "một cửa", "một cửa liên thông" của Sở đã mang lại nhiều chuyển biến. Năm 2015, Sở đã xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại các cán bộ trong thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá sáu tháng một lần triển khai thực hiện lấy điển hình để nhân rộng. Cách làm này đã thật sự tác động đến đội ngũ cán bộ trong việc tổ chức thực hiện công tác cải cách nói chung và hoạt động của bộ phận "một cửa" nói riêng ở Sở. Qua đó nâng cao vai trị của người đứng đầu, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân (Lê Quang Dân, 2014).
2.2.1.3. Cải cách thủ tục hành chính tại Quận Ngơ Quyền, Hải Phịng
Từ năm 2006, quận Ngô Quyền là một trong những đơn vị được UBND thành phố Hải Phòng tổ chức thực hiện thí điểm mơ hình "một cửa". Mặc dù q trình thực hiện thí điểm cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các đơn vị, mơ hình “một cửa” đã bước đầu đạt kết quả khả quan. Với gần 20 công việc, trong đó có 60% thực hiện độc lập, chuyên trách đã được triển khai một cách bài bản, nhờ đó, các tổ chức và cơng dân được phục vụ tốt hơn; các thủ tục hành chính được rà sốt đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch đến mọi người dân. Đặc biệt, bộ phận "một cửa" mẫu, hiện đại cũng được đầu tư kinh phí để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000
và được trang bị hệ thống máy tính nối mạng và ứng dụng các phần mềm tác nghiệp; máy tra cứu hướng dẫn thủ tục hồ sơ, máy xử lý mã vạch tự động kiểm tra kết quả, hệ thống ca-me-ra theo dõi tự động. Nhờ đó, những thao tác trong công việc của các cán bộ được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, người dân cũng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, các mẫu đơn, văn bản, tờ khai hành chính... Với việc xây dựng mơ hình "một cửa" điện tử đã góp phần giảm bớt đáng kể chi phí đi lại và thời gian chờ đợi. Các thủ tục hành chính và hoạt động của chính quyền đều được cơng khai trên website, mọi quy trình thủ tục đều được hướng dẫn chi tiết để người dân dễ dàng nắm bắt. Đặc biệt, từ năm 2012, quận triển khai đề án nhắn tin và trả lời tự động để giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến thủ tục hành chính. Nhờ đó, giúp người dân, doanh nghiệp khơng phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn nắm bắt được tiến độ giải quyết hồ sơ đến đâu, vướng mắc ở cơng đoạn nào và thiếu những thủ tục gì, giải quyết ra sao… Đây là một trong những điển nhấn trong cải cách thủ tục hành chính ở quận Ngơ Quyền đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân và các đơn vị bạn về học tập kinh nghiệm (Lê Quang Dân, 2014).
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Hịa Bình
Một là: Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Hịa Bình cần tổ chức học tập kinh nghiệm, tiếp thu những cách làm hay, phát huy hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại một số địa phương bạn như: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế Sở Tài nguyên và Mơi trường tỉnh Hịa Bình vì đó là đơn vị sớm triển khai mơ hình một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân với việc triển khai mơ hình Trung tâm hành chính cơng theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương đã và đang đem lại hiệu quả cao hơn so với hoạt động của bộ phận một cửa trước đó trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và cơng dân.
Hai là: nghiên cứu những mặt hạn chế, thông qua kết quả tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ các địa phương bạn, tránh lặp lại trong quá trình triển khai tại Sở Tài ngun và Mơi trường, trong đó có việc cịn nhiều thủ tục hành chính chậm được rà soát đưa vào áp dụng tại bộ phận một cửa, tổ chức và công dân phải liên hệ trực tiếp với các phịng chun mơn cấp huyện và công chức chuyên môn cấp xã để được hướng dẫn giải quyết.
Ba là: tuân thủ tính chính xác, khách quan, cơng minh trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện theo hướng đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí; giảm bớt các cấp trung gian, các giai đoạn thực hiện, tạo thuận tiện cho tổ chức và công dân đến thực hiện.
Bốn là: thủ tục hành chính phải thực sự được công khai, minh bạch để công dân, tổ chức khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết cơng việc biết cần làm gì, phải chuẩn bị những vấn đề, nội dung gì, loại giấy tờ quy định, thời gian thực hiện trong bao lâu. Do đó, cán bộ, cơng chức thừa hành cơng vụ khơng có điều kiện để lợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà. Công khai cũng là cơ sở để cá nhân, tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục hành chính của cán bộ, cơng chức, đồng thời để đánh giá trách nhiệm của Nhà nước nói chung và từng cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhân dân.
Năm là: Đảm bảo về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ, cơng chức khi được giao nhiệm vụ phải có nghiệp vụ, có hiểu biết về tính chất, vai trị và các nguyên tắc cơ bản của quá trình xây dựng và áp dụng thủ tục hành chính, có kiến thức tốt về quản lý nhà nước, hiểu rõ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phụ trách giải quyết, các lĩnh vực có liên quan, nhất là khi triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thơng để có thể hướng dẫn tổ chức và cơng dân chuẩn bị đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính trong q trình triển khai thực hiện các thủ tục hành chính.
Sáu là: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện thuận tiện cho cán bộ công chức và tổ chức, công dân đến liên hệ công việc. Khi tham gia giải quyết các thủ tục hành chính, cán bộ, cơng chức cịn phải được trang bị những phương tiện cần thiết để tránh sự tuỳ tiện trong công việc, như nơi làm việc thuận tiện, trang bị phương tiện thực hiện, sổ theo dõi, phương tiện bảo quản hồ sơ, phương tiện tìm kiếm tài liệu, tra cứu thơng tin, máy tính, máy in, máy photocopy, điện thoại, internet và các thiết bị cần thiết khác.