Thực trạng thực thi giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại sở tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh hòa bình (Trang 44)

CHÍNH TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH 4.1.1. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hòa Bình

4.1.1.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình

Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 số 36/KH-STNMT ngày 15/01/2018. Các chương trình, kế hoạch của Sở đều bám sát nội dung Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh Hòa Bình, đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Sở nhằm triển khai đồng bộ công tác cải cách hành chính tại các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc Sở; Xây dựng Kế hoạch số 57/KH-STNMT về hoa ̣t đô ̣ng kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018, rà soát các quy định, thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm phát hiện những quy định, thủ tục hành chính không đáp ứng các tiêu chí về sự cần thiết, phù hợp, tính hợp pháp; phát hiện những thủ tục hành chính còn rườm rà, những thủ tục hành chính còn mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, cản trở cho quá trình giải quyết công việc đối với các tổ chức, doanh nghiệp và công dân; Rà soát để hoàn thiện các nội dung về quy định, thủ tục hành chính, đồng thời nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính, coi việc rà soát là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan và cán bộ, công chức khi được phân công giải quyết thủ tục hành chính.

Cải cách hành chính được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Sở trong năm 2018. Ngay từ đầu năm, Đảng ủy Sở đã ban hành văn bản số 04- CV/ĐU ngày 24/01/2018 về việc nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng văn hóa công sở, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải cách hành chính. Từ đó nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Sở; gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong thực hiện cải cách hành chính; tiếp tục đưa nội dung, kết quả thực hiện cải cách hành chính vào nội dung giao ban định kỳ của cơ quan, lồng ghép nhiệm vụ cải cách hành chính với các nhiệm vụ chuyên môn.

Sở đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Theo đó, người dân và tổ chức, doanh nghiệp có thể thông tin trực tiếp hoặc gửi những phản ánh, kiến nghị đến Sở về những tiêu cực, vi phạm nêu trên qua số điện thoại đường dây nóng hoặc qua địa chỉ thư điện tử của Sở.

Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo cải cách hành chính của Trung ương, của tỉnh và thông tin về các hoạt động cải cách hành chính của Sở, các đơn vị trực thuộc Sở lên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Thực tế, hàng năm còn nhiều thủ tục hành chính giải quyết quá hạn, quá trình giải quyết thủ tục hành chính phát hiện nhiều hồ sơ tiếp nhận còn thiếu thành phần hồ sơ và hồ sơ hành chính chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp dẫn đến việc phải yêu cầu tổ chức, công dân bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Tuy nhiên các công chức có liên quan chưa có văn bản xin lỗi người dân và tổ chức do sự chậm chễ hoặc thiếu trách nhiệm của mình.

4.1.1.2. Thống kê, rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản thủ tục hành chính

Công tác thống kê, rà soát các thủ tục hành chính đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình chú trọng, quan tâm triển khai thực hiện, chỉ đạo các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở thường xuyên thực hiện, nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý và bất hợp pháp kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ, bãi bỏ. Vì vậy, các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp đã được UBND tỉnh công bố cơ bản được niêm yết, công khai đảm bảo thuận tiện cho tổ chức và công dân nghiên cứu, thực hiện. Trong quá trình giải quyết, các thủ tục hành chính tiếp tục được cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát, tổng hợp tham mưu lãnh đạo Sở đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, công bố khai thực hiện, trong năm 2018 Sở đã tiến hành tự kiểm tra và rà soát 23 văn bản QPPL, đề xuất sửa đổi, bổ sung 33 văn bản QPPL tại văn bản số 1409/STNMT-VP ngày 13/7/2018.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã rà soát các TTHC mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở để sửa đổi bổ sung hoặc bãi bỏ, hủy bỏ trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố theo quy định. Tham mưu trình UBND tỉnh công bố 02 Quyết định: Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 22/02/2018 về việc công bố Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Hòa Bình; Quyết định số

545/QĐ-UBND ngày 07/3/2018 về việc công bố Danh mục TTHC mới ban hành, TTHC bị hủy bỏ, bãi bỏ thay thế trong lĩnh vức đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình.

4.1.1.3. Triển khai thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình

Ngày 06/6/2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 905/QĐ-STNMT về thành lập trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Hòa Bình Với việc thành lập và triển khai hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa” ngay trong năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường được đánh giá là một trong những cơ quan đi đầu trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” của tỉnh đây là giải pháp trọng tâm, đột phá trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính tại địa phương. Thông qua kết quả thực và tổng kết đánh giá hàng năm, mô hình “Một cửa” tiếp tục khẳng định là yếu tố quan trọng trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính của đất nước nói chung và của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi đến bộ phận “Một cửa” nộp hồ sơ hợp lệ và vào sổ công văn theo quy định được phát phiếu hẹn ngày trả kết quả nhưng trên thực tế còn nhiều trường hợp kết quả được giao trả không đúng hạn, nguyên nhân cơ bản do số lượng thủ tục hành chính phát sinh ngày một nhiều, tính chất lại phức tạp khiến công việc của cán bộ chuyên viên thụ lý thực hiện đôi khi bị quá tải.

4.1.1.4. Tăng cường các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cải cách hành chính

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ yêu cầu làm việc của cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo điều kiện cho tổ chức công dân khai thác thông tin, đến thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận, giải quyết công việc là xu thế tất yếu, khách quan quyết định đến thành công của chương trình cải cách hành chính Nhà nước nói chung và tại đơn vị nói riêng.

Bộ phận một cửa của Sở đã được trang bị hiện đại, đủ điều kiện để thực hiện giao dịch thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Thực tế, hiện nay đang lãng phí do sử dụng không hết công năng và tiện ích của các trang bị kỹ thuật trên môi trường mạng, đặc biệt trong việc theo dõi, đôn đốc tiến độ giải

quyết hồ sơ, công việc. Hiện cán bộ, công chức tại bộ phận Một cửa, các phòng chuyên môn và lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình vẫn giải quyến thủ tục hành chính song song với 02 hình thức: bằng bản giấy và qua phần mềm chạy trên môi trường mạng, chưa phát huy hiệu quả của hệ thống.

4.1.1.5. Nâng cao trình độ cán bộ công chức

Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở xác định rõ vị trí việc làm, cơ cấu và tiêu chuẩn vị trí việc làm trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ giao chỉ tiêu biên chế, xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức, bố trí đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc.

Theo quy định, việc bố trí công chức làm việc tại bộ phận một cửa tỉnh phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm; bên cạnh đó áp lực công việc lớn, phụ cấp thu nhập thấp ảnh hưởng đến tâm lý, hiệu quả công việc. Hàng năm, việc cử cán bộ, công chức tiếp nhận thủ tục hành chính tại bộ phận cấp tỉnh chủ yếu về kỹ năng giao tiếp. Còn nội dung chuyên môn không được tập huấn, phần lớn công chức tự tìm hiểu thông tin, làm việc theo kinh nghiệm nên gặp khó khăn trong kiểm tra, hướng dẫn tổ chức, công dân hoàn thiện hồ sơ, nhất là những thủ tục hành chính mới.

Việc phối hợp giải quyết thủ tục hồ sơ tại một số cơ quan còn bị gián đoạn, chưa đảm bảo tiến độ, tổ chức, công dân phải liên hệ nhiều lần, đến nhiều cơ quan, còn gặp nhiều trở ngại về thời gian và công sức.

Để đáp ứng được điều này thì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của ngành tài nguyên và môi trường nói chung cũng như của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình nói riêng. Luôn đảm bảo xây dựng cơ cấu công chức, viên chức hợp lý, phù hợp với vị trí việc làm. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm mà công chức, viên chức đảm nhận và phù hợp với sự phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Cử công chức, viên chức đi học đúng đối tượng theo đề án quy hoạch của Sở, phù hợp với vị trí việc làm và sở trường công tác của mỗi cá nhân. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

học các lớp về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo thạc sĩ, ngoại ngữ và tin học được cơ quan đặc biệt quan tâm và chú trọng.

Năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức viên chức cụ thể như sau:

* Về đào tạo

Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ

Năm 2016 Sở Tài nguyên và Môi trường đã cử 1 công chức của Sở có trình độ cao đẳng tham gia khóa đào tạo đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Năm 2017 tiếp tục cử thêm 01 công chức và năm 2018 cử thêm 02 công chức đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.

Đào tạo về Cao cấp lý luận chính trị

Tiếp tục cử công chức, viên chức của Sở theo học lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ thống không tập trung.

Cử công chức là đối tượng Trưởng phòng và cán bộ quy hoạch vào chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Sở đi học lớp Cao cấp lý luận chính trị. Cụ thể như sau:

+ Cử 01 công chức đi học lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung tại Học viện Hành chính Quốc gia tại Hà Nội.

+ Cử 02 công chức đi học lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung.

* Về bồi dưỡng

Bồi dưỡng Quản lý nhà nước

Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên:

Cử 04 công chức, viên chức của Sở đi học lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên do Trường Chính trị tỉnh tổ chức từ năm 2016 – 2018.

Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính:

Cử 02 công chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi học lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Trường Chính trị tỉnh.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

Cử công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi

trường, Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị khác tổ chức đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và số lượng.

Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo Sở cũng đặc biệt quan tâm đến phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống của cán bộ công chức, viên chức. Nhằm nâng cao tinh thần cũng như trách nhiệm, kỹ năng phục vụ cho công tác tiếp công dân, đơn vị, tổ chức đến làm việc, hàng năm Sở đều tổ chức cho cán bộ toàn cơ quan tham gia lớp học về kỹ năng giao tiếp ứng xử văn phòng, Chính điều đó đã mang lại hình ảnh đẹp cho đội ngũ cán bộ công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình vừa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn vừa đáp ứng được kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ công chức, viên chức.

4.1.1.6. Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

Để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân thì việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức liên quan đến thủ tục hành chính là hoạt động hết sức quan trọng. Hoạt động này được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình quan tâm thường xuyên, thông qua kiến nghị, phản ánh của tổ chức, công dân các cơ quan hành chính Nhà nước hoàn thiện hơn trong việc ban hành các quy định thủ tục hành chính, trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, kịp thời xử lý những sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu trong sạch nền hành chính nhà nước.

Kể từ khi triển khai hòm thư góp ý, công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức và công dân (năm 2018), lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình được 38 phản ánh, kiến nghị; tỷ lệ phản ánh, kiến nghị qua điện thoại chiếm trên 85%, khó khăn cho công tác kiểm tra, xác minh xử lý các vi phạm của cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Các kiến nghị chủ yếu phản ánh về thu tục hành chính còn rườm rà, quy định thời hạn giải quyết dài. Trong khi, qua rà roát quy định thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền chặt chẽ, tránh những phức tạp sau khi thực hiện, nhất là lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế đất đai

4.1.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình trường tỉnh Hòa Bình

4.1.2.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực

hiện công tác cải cách hành chính theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh Hòa Bình, bao gồm: Kế hoạch số 36/KH-STNMT ngày 15/01/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình về thực hiện cải cách hành chính năm 2018; Kế hoạch số 57/KH-STNMT ngày 26/01/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; Chỉ thị số: 05/CT-STNMT ngày 16/4/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh hòa bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)