Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng thực thi giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại sở tài nguyên
4.1.3. Đánh giá chung về cải cách thủ tục hành chính Sở Tài nguyên và Mô
trường tỉnh Hòa Bình
4.1.3.1. Ưu điểm
Công tác cải cách hành chính được các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải cách hành chính, coi đây là động lực, là nhân tố đảm bảo cho sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, các nhiệm vụ chính trị trong từng cơ quan, đơn vị. Việc cải cách hành chính nhằm mục đích xây dựng bộ máy gọn nhẹ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, thực hiện có hiệu quả tài chính công. Đặc biệt là thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "Một cửa" trong giải quyết công việc của tổ chức, công dân giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, khi tham gia vào quan hệ hành chính.
Cải cách thủ tục hành chính làm thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ, do vậy trong quá trình thực hiện đã làm thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhất là nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến giải quyết các thủ tục hành chính, làm cho họ thấy được trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân, từ đó thay đổi tác phong, lề lối, phương pháp làm việc, tích cực học tập nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng giải quyết công việc, vận dụng sáng tạo chương trình, kế hoạch của cấp trên vào thực hiện tại cơ sở, đơn vị mình.
4.1.3.2. Một số hạn chế, yếu kém
+ Thời gian giải quyết một số thủ tục hành chính vẫn còn kéo dài
Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi đến bộ phận “Một cửa” nộp hồ sơ hành chính hợp lệ nhưng vẫn còn không ít trường hợp kết quả được giao không đúng hẹn, thậm chí có thủ tục sai hẹn gấp đôi gấp ba thời gian quy định, nhất là lĩnh vực đất đai, Khoáng sản; một số thủ tục hành chính còn quy định nhiều giấy tờ không cần thiết gây tốn kém về chi phí và mất thời gian trong quá trình giải quyết.
+ Vẫn còn một số thủ tục hành chính chậm được niêm yết công khai
Một số thủ tục hành chính mới ban hành, công bố chưa được niêm yết công khai kịp thời, còn nhiều cơ quan chuyên môn chưa niêm yết công khai thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đúng quy định đối với các thủ tục
hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cấp phòng.
- Nguyên nhân hạn chế yếu kém:
+ Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền
Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng, còn nhiều lãnh đạo và cán bộ còn nhầm lẫn giữa cải cách thủ tục hành chính đồng nghĩa với cải cách hành chính, do đó việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất
Một số văn bản của các Bộ, ngành hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ chậm bàn hành. Khi xây dựng các văn bản luật cũng như quy chế làm việc và khi tiến hành rà soát các giấy tờ, thủ tục mới chỉ được tiến hành lấy ý kiến từ các cán bộ, công chức tại cơ quan Nhà nước mà chưa quan tâm đúng mức tới việc tham khảo ý kiến khách quan của tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
Hệ thống văn bản Nhà nước chưa thực sự ổn định, thường xuyên thay đổi cũng ảnh hưởng đến sự ổn định trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính nhất nhà trong các lĩnh vực đất đai, cấp phép đầu tư kinh doanh, liên quan đến quyền lợi của tổ chức, công dân.
+ Công tác phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan nhiều cơ quan, nhiều cấp chưa hiệu quả
Do một số văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, UBND tỉnh chưa có sự thống nhất, vẫn còn chồng chéo quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn, ảnh hưởng đến công tác phối hợp giữa các phòng chức năng trong giải quyết công việc. Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hành chính, cho cán bộ, công chức tại bộ phận “Một cửa” chưa hiệu quả, chế độ đãi ngộ thấp.
+ Chất lượng một số cán bộ, công chức thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế
Cán bộ làm việc tại bộ phận “Một cửa” cấp tỉnh được trưng dụng ở các lĩnh vực khác nhau đến làm việc theo chế độ kiêm nhiệm chưa được đào tạo bài bản.
+ Nhận thức một số công dân về quy định thủ tục hành chính chưa cao
không biết đọc, biết viết hoặc đọc hiểu nhưng không đầy đủ) dẫn đến chuẩn bị hồ sơ thiếu chính xác, khi đến giao dịch làm mất nhiều thời giờ của công chức tiếp nhận hồ sơ và công dân khác đến thực hiện thủ tục hành chính.
+ Tình hình kinh tế - xã hội phát triển dẫn đến áp lực công việc tăng
Công việc ngày một phát sinh nhiều, áp lực công việc lớn đối với những người trực tiếp thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính nói riêng và công tác quản lý Nhà nước nói chung.
+ Do hạn chế của nguồn lực
Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra... không có kinh phí dành riêng cho bộ phận “Một cửa”, cho nên mọi chi phí phục vụ cho bộ phận hoạt động đều phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, làm hạn chế chất lượng hoạt động của bộ phận "Một cửa". Chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ công chức tại bộ phận “Một cửa” chưa được quan tâm đúng mức chính vì vậy cán bộ, công chức chưa chú trọng làm việc tại bộ phận “Một cửa”, vẫn có tư tưởng mong muốn làm việc tại cơ quan chuyên môn.