Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh hòa bình (Trang 49 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng thực thi giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại sở tài nguyên

4.1.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường

luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ công chức, viên chức.

4.1.1.6. Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

Để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân thì việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức liên quan đến thủ tục hành chính là hoạt động hết sức quan trọng. Hoạt động này được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình quan tâm thường xuyên, thông qua kiến nghị, phản ánh của tổ chức, công dân các cơ quan hành chính Nhà nước hoàn thiện hơn trong việc ban hành các quy định thủ tục hành chính, trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, kịp thời xử lý những sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu trong sạch nền hành chính nhà nước.

Kể từ khi triển khai hòm thư góp ý, công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức và công dân (năm 2018), lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình được 38 phản ánh, kiến nghị; tỷ lệ phản ánh, kiến nghị qua điện thoại chiếm trên 85%, khó khăn cho công tác kiểm tra, xác minh xử lý các vi phạm của cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Các kiến nghị chủ yếu phản ánh về thu tục hành chính còn rườm rà, quy định thời hạn giải quyết dài. Trong khi, qua rà roát quy định thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền chặt chẽ, tránh những phức tạp sau khi thực hiện, nhất là lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế đất đai

4.1.2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình trường tỉnh Hòa Bình

4.1.2.1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực

hiện công tác cải cách hành chính theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh Hòa Bình, bao gồm: Kế hoạch số 36/KH-STNMT ngày 15/01/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình về thực hiện cải cách hành chính năm 2018; Kế hoạch số 57/KH-STNMT ngày 26/01/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; Chỉ thị số: 05/CT-STNMT ngày 16/4/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong công tác cải cách thủ tục hành chính; ngày 13/7/2018 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 1409/STNMT-VP ngày 13/7/2018 trình Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình về việc rà soát, tổng hợp quy định pháp luật vướng mắc, bất cập và hệ thống hóa văn bản QPPL về tài nguyên và môi trường. Ngoài các văn bản nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác rà soát các thủ tục hành chính, văn bản đôn đốc thực hiện Chỉ đạo của cấp trên, các quyết định, chỉ thị và kế hoạch do UBND tỉnh ban hành.

Bảng 4.1. Số lượng các văn bản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018

Hình thức Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nghị quyết 04 07 02

Quyết định 07 09 05

Tổng số 11 16 07

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình (2018)

Trong công tác tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, Sở đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan và đánh giá tác động theo đúng quy trình đảm bảo sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và chi phí tối ưu khi thực hiện trước khi trình UBND tỉnh ban hành.

Hàng năm, Sở tiến hành sơ kết, tổng kết theo chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính để đánh giá những việc đã làm được, những bài học kinh nghiệm để phát huy và những hạn chế để khắc phục trong những năm tiếp theo. Tham gia ý kiến vào các thông tư hướng dẫn cụ thể về chế độ, chính

sách. Tham mưu với UBND tỉnh ra các quyết định liên quan đến nhiệm vụ của ngành để áp dụng trên địa bàn tỉnh và những mặt chưa làm được cần rút kinh nghiệm và khắc phục

4.1.2.2. Các văn bản được rà soát, đề xuất sửa đổi

Số lượng thủ tục hành chính áp dụng tại cấp tỉnh theo Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình về việc Công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại Trung tâm dịch vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình năm 2017 và số lượng thủ tục hành chính thay đổi hàng năm được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2. Số lượng thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: Thủ tục

TT Lĩnh vực, công việc Năm

2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Lĩnh vực môi trường 18 15 15

2 Lĩnh vực Tài nguyên Nước 13 13 13

3 Lĩnh vực Khoáng sản 20 13 13

4 Lĩnh vực Đất đai 36 33 33

Cộng 87 74 74

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình (2018)

Sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình công bố, công khai các thủ tục hành chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở tiến hành công khai để cán bộ, công chức và người dân được biết, căn cứ thực hiện. Các thủ tục hành chính được công khai chủ yếu bằng hình thức: trên cổng thông tin điện tử, qua hệ thống đài phát thanh và niêm yết trực tiếp tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh.

Thực hiện công tác thống kê, rà soát thủ tục hành chính, hàng năm UBND tỉnh giao Văn phòng Sở chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở tiến hành rà soát các thủ tục hành chính thuộc thẩm

quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp.

Bảng 4.3. Kết quả rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018

STT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL (thủ tục) Tỷ lệ (%) SL (thủ tục) Tỷ lệ (%) SL (thủ tục) Tỷ lệ (%) Tổng số thủ tục rà soát 87 100,00 74 100,00 74 100,00

1 Số thủ tục không sửa đổi 73 83,91 61 82,43 60 81,08

2 Số thủ tục hủy bỏ 4 4,60 2 2,70 1 1,35

3 Số thủ tục sửa, thay thế 10 11,49 11 14,86 13 17,57 a Lĩnh vực Khoáng sản 3 30,00 4 36,36 4 30,77 b Lĩnh vực Môi trường 2 20,00 2 18,18 3 23,08

c Lĩnh vực QLĐĐ 5 50,00 5 45,45 6 46,15

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình (2018)

Thực hiện thống kê và rà soát các văn bản hết hiệu lực trong các thủ tục hành chính để đề nghị thay thế hoặc hủy bỏ theo quy định. Sau đó công khai danh mục thủ tục hành chính thuộc thảm quyền đã được công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Việc công khai trong giải quyết thủ tục hành chính sau khi được UBND tỉnh công bố cơ quan thực hiện nghiêm túc, nhất là việc tiếp nhận, giải quyết công việc với tổ chức, công dân.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của cấp trên và các sở, ngành liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính tới từng phòng, ban, đơn vị và quán triệt thực hiện tốt công tác này thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng, phân công bộ phận thường trực tổng hợp báo cáo, đồng thời giao cho các đơn vị thường xuyên cập nhật chính sách, chế độ mới rà soát các thủ tục hành chính để đề xuất việc đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tình hình rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản QPPL trong lĩnh vực Khoáng sản được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Bảng tổng hợp rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản QPPL trong lĩnh vực Khoáng sản TT Nội dung vướng mắc, bất cập hoặc khoảng trống Mô tả vấn đề Điều, khoản, điểm dự kiến sửa đổi 1 Luật khoáng sản 1.1 Tại Điểm đ, khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai

Tại Điểm đ, khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với “Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm VLXDTT, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.” Theo quy định trên thì các dự án khai thác khoáng sản làm VLXDTT, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản thì không thuộc đối tượng được nhà nước thu hồi đất; chủ dự án phải tự thỏa thuận với người đang sử dụng đất để thực hiện dự án. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản 2010, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; người trúng đấu giá đã nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước về quyền khai thác khoáng sản nhưng sau đó lại không thỏa thuận được với người đang sử dụng đất, dẫn đến dự án không thực hiện được. Đề nghị có quy định cụ thể về trường hợp này 1.2 Điểm a, Khoản 3, Điều 152 Luật Đất đai

2, Theo Quy định của Luật Khoáng sản 2010, Thời hạn thăm dò tối đa là 48 tháng, tuy nhiên đối với các loại khoáng sản làm VLXDTT thời gian thăm dò thường từ 6 tháng đến 9 tháng. Sau khi thi công đề án thăm dò, trình phê duyệt trữ lượng; chủ dự án mới hoàn tất các thủ tục tiếp theo để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 152 Luật Đất đai quy định “việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản

Đề nghị có quy định cụ thể về trường hợp này

TT Nội dung vướng mắc, bất cập hoặc khoảng trống Mô tả vấn đề Điều, khoản, điểm dự kiến sửa đổi

phải có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ.” Như vậy ngay từ công tác thăm dò khoáng sản đã phải thực hiện các thủ tục để được thuê đất. Do đó chưa phù hợp giữa Luật Khoáng sản và Luật Đất đai

1.3

Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn Luật

3, Về việc hỗ trợ cho địa phương và người dân nơi có khoáng sản khai thác Luật: Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn Luật quy định tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật. Do đó việc hỗ trợ cho địa phương và người dân nơi có khoáng sản khai thác chỉ dựa trên sự tự giác của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản. Mà chưa quy định cụ thể khi nào hỗ trợ và hỗ trợ bao nhiêu, như thế nào

Đề nghị có quy định cụ thể về trường hợp này 1.4 Khoản 5 Điều 28 của Luật Khoáng sản

4, Về công tác khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: Tại Khoản 5 Điều 28 của Luật Khoáng sản, UBND tỉnh khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan. Quá trình lấy ý kiến rất mất nhiều thời gian, thậm chí có địa phương phải có văn bản nhiều lần cũng không nhận được ý kiến của các bộ có liên quan. Trong khi đó, việc xác định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của địa phương được xác trên cơ sở tình hình thực tế sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất (văn hóa, an ninh quốc

Đề nghị phân cấp cho địa phương phê duyệt

TT Nội dung vướng mắc, bất cập hoặc khoảng trống Mô tả vấn đề Điều, khoản, điểm dự kiến sửa đổi phòng, rừng đặc dụng, phòng hộ, đất cơ sở tôn giáo...) của địa phương. Đến nay, việc phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của các địa phương đều được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tịch cấp tỉnh phê duyệt. Do đó đề nghị điều chỉnh Luật Khoáng sản theo hương gaio UBND cấp tỉnh căn cứ theo các tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật Khoáng sản để khoanh định và phê duyệt, công bố danh mục khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của địa phương để phục vụ công tác quản lý.

2 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

2.1

Nghị định số 203/2013/NĐ- CP

Về số lần nộp, thời điểm nộp và kết thúc việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các Giấy phép khai cấp trước và sau ngày Nghị định số 203/2013/NĐ-CP có hiệu lực cơ bản phù hợp. Tuy nhiên đối với quy định “nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản các năm tiếp theo trước ngày 31/3 hàng năm” còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện vì đầu năm tiếp theo, cơ quan thuế ra thông báo nộp tiền, các đơn vị hoạt động khoáng sản chỉ có khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị tài chính cho số tiền phải nộp dẫn đến khó khó bố trí nguồn vốn nộp tiền đúng hạn và phải chịu thêm mức chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Đề nghị thay đổi thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản các năm tiếp theo trước ngày 30/9 hàng năm 2.2 Tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 203/2013/NĐ- CP

Tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định trường hợp nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước sau thời hạn quy định, thì ngoài số tiền phải nộp theo thông báo thuế, còn phải nộp phạt theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Tuy nhiên đối với các đơn vị cố tình vi phạm không thực hiện việc nộp tiền cấp quyền khai

Đề nghị có quy định cụ thể về trường hợp này

TT Nội dung vướng mắc, bất cập hoặc khoảng trống Mô tả vấn đề Điều, khoản, điểm dự kiến sửa đổi

định cụ thể về việc chậm nộp sau thời hạn bao lâu thì bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản; thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản 2.3 Điểm b khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 203/2013/NĐ- CP

Điểm b khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP quy định cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng, điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trước ngày 30/10 hàng năm. Tuy nhiên tại các Nghị đinh, Thông tư về thuế tài nguyên thì công tác chủ trì xây dựng, điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên thuộc cơ quan Tài chính, dẫn đến có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ

Đề nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại sở tài nguyên và môi trường tỉnh hòa bình (Trang 49 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)