Một là: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cần tổ chức học tập kinh nghiệm, tiếp thu những cách làm hay, phát huy hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại một số địa phương bạn như: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình vì đó là đơn vị sớm triển khai mô hình một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân với việc triển khai mô hình Trung tâm hành chính công theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương đã và đang đem lại hiệu quả cao hơn so với hoạt động của bộ phận một cửa trước đó trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân.
Hai là: nghiên cứu những mặt hạn chế, thông qua kết quả tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ các địa phương bạn, tránh lặp lại trong quá trình triển khai tại Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó có việc còn nhiều thủ tục hành chính chậm được rà soát đưa vào áp dụng tại bộ phận một cửa, tổ chức và công dân phải liên hệ trực tiếp với các phòng chuyên môn cấp huyện và công chức chuyên môn cấp xã để được hướng dẫn giải quyết.
Ba là: tuân thủ tính chính xác, khách quan, công minh trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện theo hướng đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí; giảm bớt các cấp trung gian, các giai đoạn thực hiện, tạo thuận tiện cho tổ chức và công dân đến thực hiện.
Bốn là: thủ tục hành chính phải thực sự được công khai, minh bạch để công dân, tổ chức khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc biết cần làm gì, phải chuẩn bị những vấn đề, nội dung gì, loại giấy tờ quy định, thời gian thực hiện trong bao lâu. Do đó, cán bộ, công chức thừa hành công vụ không có điều kiện để lợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà. Công khai cũng là cơ sở để cá nhân, tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục hành chính của cán bộ, công chức, đồng thời để đánh giá trách nhiệm của Nhà nước nói chung và từng cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhân dân.
Năm là: Đảm bảo về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức khi được giao nhiệm vụ phải có nghiệp vụ, có hiểu biết về tính chất, vai trò và các nguyên tắc cơ bản của quá trình xây dựng và áp dụng thủ tục hành chính, có kiến thức tốt về quản lý nhà nước, hiểu rõ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phụ trách giải quyết, các lĩnh vực có liên quan, nhất là khi triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông để có thể hướng dẫn tổ chức và công dân chuẩn bị đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục hành chính.
Sáu là: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện thuận tiện cho cán bộ công chức và tổ chức, công dân đến liên hệ công việc. Khi tham gia giải quyết các thủ tục hành chính, cán bộ, công chức còn phải được trang bị những phương tiện cần thiết để tránh sự tuỳ tiện trong công việc, như nơi làm việc thuận tiện, trang bị phương tiện thực hiện, sổ theo dõi, phương tiện bảo quản hồ sơ, phương tiện tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin, máy tính, máy in, máy photocopy, điện thoại, internet và các thiết bị cần thiết khác.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU