Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành
thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Để nâng cao trình độ cán bộ cơng chức thì các cơ quan đơn vị cần cử cán bộ đi học các lớp về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo thạc sĩ, ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu công việc (Nghiêm Thị Hồng Vân, 2016).
2.1.3.7. Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân
Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân thì việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức liên quan đến thủ tục hành chính là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện thường xuyên đối với các cơ quan hành chính Nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về Kiểm sốt thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả ban hành các văn bản quy định thủ tục hành chính, kịp thời xử lý những sai phạm trong q trình giải quyết thủ tục hành chính đối với tổ chức, cơng dân.
Thiết lập đường dây nóng để phục vụ 24/24 tiếp nhận mọi phản ánh thắc mắc của người dân và doanh nghiệp qua đó chỉ đạo trực tiếp đến các đơn vị để giải đáp kịp thời kiến nghị của nhân dân (Nguyễn Văn Thâm, 2011).
2.1.3.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện thủ tục hành chính
Kiểm tra, giám sát trọng tâm là kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Xử lý nghiêm các hành vi vịi vĩnh, nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng. Thực hiện nghiêm túc việc quy trách nhiệm liên đới đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp dịch vụ công để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp (Nguyễn Thị Hiền, 2015).
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính hành chính
2.1.4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài của nền hành chính, gồm: Chủ
kinh tế, văn hoá, xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách hành chính và ln xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 01/8/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rõ: Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân và doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch đã triển khai cải cách hành chính theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng (Nguyễn Thị Hiền, 2015).
2.1.4.2. Nguồn lực phục vụ cải cách thủ tục hành chính
Cơ sở vật chất gồm: phòng làm việc, các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện làm việc và nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện cải cách thủ tục hành chính là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giải quyết thủ tục hành chính. Vì vậy các cơ quan hành chính nhà nước cần quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ giải quyêt công việc, tiến tới thực hiện hiện đại hố nền hành chính, hỗ trợ hiệu quả nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (Nguyễn Văn Thâm, 2015).
2.1.4.3. Năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức
Năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nội dung cơ bản, yếu tố quyết định đến thành công của cơng cuộc cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đội ngũ công chức trong nền công vụ là một u cầu có tính tất yếu khách quan, vừa mang tính cấp thiết và vừa mang tính kế thừa, thường xuyên, liên tục và lâu dài trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức bao gồm nhiều nội dung, công việc với các khâu: tuyển dụng, sử dụng, bố trí, giám sát, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng, thực hiện chính sách chế độ đối với cán bộ, cơng chức, xây dựng và thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, thu hút nhân tài vào nền công vụ (Bộ Nội vụ, 2012).
2.1.4.4. Nhận thức của người dân về thực hiện thủ tục hành chính
nói riêng phải được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị với phương châm là thường xun, kiên trì, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Vì vậy, kết quả giải quyết thủ tục hành chính có nhanh chóng hay khơng, nền hành chính có cơng khai, minh bạch hay khơng cịn phụ thuộc nhiều vào chính các tổ chức và cơng dân (Nghiêm Thị Hồng Vân, 2016).
Khi yêu cầu các cơ quan hành chính giải quyết các thủ tục hành chính, tổ chức và công dân phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan. Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong thủ tục hành chính, khơng hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính; giám sát việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về những bất hợp lý của thủ tục hành chính và các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong thực hiện thủ tục hành chính (Nghiêm Thị Hồng Vân, 2016).
2.1.4.5. Sự liên kết và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan
Thực hiện thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều đơn vị, cơ quan trên địa bàn tỉnh và các đơn vị giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn với nhau, giữa các cơ quan chuyên mơn với các cơ quan quản lý hành chính có chặt chẽ, hợp lý hay khơng có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình triển khai các hoạt động thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực. Sự phối hợp hoạt động giúp giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm áp lực công việc lên một cơ quan nhất định (Nghiêm Thị Hồng Vân, 2016).