2.2.1. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính tại một số địa phương
2.2.1.1. Kết quả triển khai mô hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Mô hình “Một cửa” trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của tổ chức, công dân trong thời gian qua được UBND thị xã Tam Điệp triển khai tương đối tốt, mang lại nhiều kết quả tích cực như giảm phiền hà cho tố chức, công dân, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn, quy chế làm việc và các thủ tục, lệ phí
công việc của cán bộ công chức và cơ quan nhà nước khi họ thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính theo quy trình đã được UBND thị xã Tam Điệp phê duyệt. Tuy nhiên, đây cũng là một hạn chế, vì là địa phương triển khai cơ chế “Một cửa” khá muộn nên sự quan tâm, chỉ đạo cũng như hỗ trợ về kinh phí để triển khai mô hình một cửa của Tỉnh ủy và các cơ quan, ban lãnh đạo cấp trên không thể sâu sát, kỹ lưỡng như đối với các địa phương triển khai sớm cơ chế này. Bên cạnh đó, công tác rút kinh nghiệm vẫn còn bó hẹp trong khuôn khổ địa phương thực hiện, mà chưa được nhân rộng, phổ biến sâu rộng nên UBND thị xã Tam Điệp vẫn phải từng bước vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Mặc dù triển khai cơ chế “Một cửa” muộn hơn so với địa phương khác nhưng vẫn vấp phải những hạn chế, yếu kém trong quá trình triển khai mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND thị xã Tam Điệp (Lê Quang Dân, 2014).
Thị xã Tam Điệp là địa phương trong tỉnh đi đầu về triển khai thực hiện mô hình "Một cửa điện tử liên thông" tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả từ tháng 1- 2008. Mô hình này là một trong những điểm sáng của cả nước về thực hiện cải cách TTHC. Cuối năm 2009, thị xã hoàn thành và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử. Người dân có thể tra cứu các quy trình, trình tự giải quyết tại bộ phận "một cửa" thành phố, như: thủ tục hồ sơ; thời gian giải quyết; phí, lệ phí …; tra cứu trực tuyến trạng thái giải quyết TTHC của mình nộp hồ sơ qua mạng Internet; thị xã Tam Điệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của UBND, được Tổng cục Tiêu chuẩn Ðo lường - Chất lượng cấp Giấy chứng nhận lần đầu vào tháng 1-2009 và giữ vững cho đến nay. Từ khi triển khai cải cách TTHC, tất cả các phòng, ban, đơn vị của thị xã Tam Điệp và UBND xã đều phải xác định cụ thể nội dung công việc, phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành...(Lê Quang Dân, 2014).
2.2.1.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương
Giai đoạn 2016-2018: Tổng số hồ sơ tiếp nhận 1.305 hồ sơ, số hồ sơ giải quyết và trả kết quả trước hạn 1.008 hồ sơ chiếm 77,2%; số hồ sơ giải quyết và trả kết quả đúng hạn 251 hồ sơ chiếm 19,2%; số hồ sơ giải quyết trả quá thời gian quy định 43 hồ sơ chiếm 3,3%, số hồ sơ không giải quyết trả lại 03 hồ sơ chiếm 0,2%.
sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc ban hành mới trình chủ tịch UBND tỉnh công bố công khai tại các quyết định UBND tỉnh đã ban hành trước đó như: Quyết định số 3635/QĐ-UBND ngày 27/12/2015; Quyết định số 3166/QĐ-UBND ngày 26/12/2016; Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 12/3/2017; Tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở đã được thống kê công bố công khai: năm 2016 là 87 thủ tục; năm 2017, 2018là 74 thủ tục.
Sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan, ngày 22/4/2016 được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ký Quyết định số 950/QĐ-TĐC về việc cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính Nhà nước trong các lĩnh vực tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và giải quyết toàn bộ thủ tục hành chính về công thương được công bố công khai theo các quyết định của UBND tỉnh (Lê Quang Dân, 2014).
Những cải cách mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách "một cửa", "một cửa liên thông" của Sở đã mang lại nhiều chuyển biến. Năm 2015, Sở đã xây dựng và ban hành tiêu chí đánh giá, xếp loại các cán bộ trong thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá sáu tháng một lần triển khai thực hiện lấy điển hình để nhân rộng. Cách làm này đã thật sự tác động đến đội ngũ cán bộ trong việc tổ chức thực hiện công tác cải cách nói chung và hoạt động của bộ phận "một cửa" nói riêng ở Sở. Qua đó nâng cao vai trò của người đứng đầu, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân (Lê Quang Dân, 2014).
2.2.1.3. Cải cách thủ tục hành chính tại Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
Từ năm 2006, quận Ngô Quyền là một trong những đơn vị được UBND thành phố Hải Phòng tổ chức thực hiện thí điểm mô hình "một cửa". Mặc dù quá trình thực hiện thí điểm còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các đơn vị, mô hình “một cửa” đã bước đầu đạt kết quả khả quan. Với gần 20 công việc, trong đó có 60% thực hiện độc lập, chuyên trách đã được triển khai một cách bài bản, nhờ đó, các tổ chức và công dân được phục vụ tốt hơn; các thủ tục hành chính được rà soát đơn giản, thuận tiện, công khai, minh bạch đến mọi người dân. Đặc biệt, bộ phận "một cửa" mẫu, hiện đại cũng được đầu tư kinh phí để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000
và được trang bị hệ thống máy tính nối mạng và ứng dụng các phần mềm tác nghiệp; máy tra cứu hướng dẫn thủ tục hồ sơ, máy xử lý mã vạch tự động kiểm tra kết quả, hệ thống ca-me-ra theo dõi tự động. Nhờ đó, những thao tác trong công việc của các cán bộ được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn, người dân cũng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, các mẫu đơn, văn bản, tờ khai hành chính... Với việc xây dựng mô hình "một cửa" điện tử đã góp phần giảm bớt đáng kể chi phí đi lại và thời gian chờ đợi. Các thủ tục hành chính và hoạt động của chính quyền đều được công khai trên website, mọi quy trình thủ tục đều được hướng dẫn chi tiết để người dân dễ dàng nắm bắt. Đặc biệt, từ năm 2012, quận triển khai đề án nhắn tin và trả lời tự động để giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến thủ tục hành chính. Nhờ đó, giúp người dân, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn nắm bắt được tiến độ giải quyết hồ sơ đến đâu, vướng mắc ở công đoạn nào và thiếu những thủ tục gì, giải quyết ra sao… Đây là một trong những điển nhấn trong cải cách thủ tục hành chính ở quận Ngô Quyền đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân và các đơn vị bạn về học tập kinh nghiệm (Lê Quang Dân, 2014).
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình
Một là: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cần tổ chức học tập kinh nghiệm, tiếp thu những cách làm hay, phát huy hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính tại một số địa phương bạn như: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình vì đó là đơn vị sớm triển khai mô hình một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân với việc triển khai mô hình Trung tâm hành chính công theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hải Dương đã và đang đem lại hiệu quả cao hơn so với hoạt động của bộ phận một cửa trước đó trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân.
Hai là: nghiên cứu những mặt hạn chế, thông qua kết quả tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ các địa phương bạn, tránh lặp lại trong quá trình triển khai tại Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó có việc còn nhiều thủ tục hành chính chậm được rà soát đưa vào áp dụng tại bộ phận một cửa, tổ chức và công dân phải liên hệ trực tiếp với các phòng chuyên môn cấp huyện và công chức chuyên môn cấp xã để được hướng dẫn giải quyết.
Ba là: tuân thủ tính chính xác, khách quan, công minh trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện theo hướng đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí; giảm bớt các cấp trung gian, các giai đoạn thực hiện, tạo thuận tiện cho tổ chức và công dân đến thực hiện.
Bốn là: thủ tục hành chính phải thực sự được công khai, minh bạch để công dân, tổ chức khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc biết cần làm gì, phải chuẩn bị những vấn đề, nội dung gì, loại giấy tờ quy định, thời gian thực hiện trong bao lâu. Do đó, cán bộ, công chức thừa hành công vụ không có điều kiện để lợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà. Công khai cũng là cơ sở để cá nhân, tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục hành chính của cán bộ, công chức, đồng thời để đánh giá trách nhiệm của Nhà nước nói chung và từng cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhân dân.
Năm là: Đảm bảo về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức khi được giao nhiệm vụ phải có nghiệp vụ, có hiểu biết về tính chất, vai trò và các nguyên tắc cơ bản của quá trình xây dựng và áp dụng thủ tục hành chính, có kiến thức tốt về quản lý nhà nước, hiểu rõ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực phụ trách giải quyết, các lĩnh vực có liên quan, nhất là khi triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông để có thể hướng dẫn tổ chức và công dân chuẩn bị đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục hành chính.
Sáu là: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện thuận tiện cho cán bộ công chức và tổ chức, công dân đến liên hệ công việc. Khi tham gia giải quyết các thủ tục hành chính, cán bộ, công chức còn phải được trang bị những phương tiện cần thiết để tránh sự tuỳ tiện trong công việc, như nơi làm việc thuận tiện, trang bị phương tiện thực hiện, sổ theo dõi, phương tiện bảo quản hồ sơ, phương tiện tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin, máy tính, máy in, máy photocopy, điện thoại, internet và các thiết bị cần thiết khác.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hòa Bình 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hòa Bình
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, địa hình chuyển tiếp từ vùng đồng bằng Sông Hồng lên vùng Tây Bắc. Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 73 km.
Toạ độ địa lý từ 20o39’ đến 21o08’ vĩ độ Bắc, 104o48’ đến 104o51’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.608 km2, có các vị trí tiếp giáp với các tỉnh/thành như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ - Phía Đông giáp Hà Nội - Phía Tây giáp tỉnh Sơn La
- Phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình
- Phía Nam, Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018).
3.1.1.2. Địa hình
Ðịa hình tỉnh Hòa Bình chủ yếu là dạng địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, không có các cánh đồng rộng (như các tỉnh Lai Châu, Sơn La), độ dốc lớn theo hướng Tây Bắc - Ðông Nam.
Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên các vùng địa hình, địa mạo khác nhau trên địa bàn tỉnh.
Về địa hình được chia thành ba khu vực rõ rệt:
- Dạng địa hình núi cao phân bố ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 600 - 700 m; có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m, trong đó đỉnh cao nhất là Phu Canh, Phu Túc (huyện Đà Bắc) cao 1.373 m, tiếp đến là đỉnh núi Dục Nhan (huyện Đà Bắc) cao 1.320 m, đỉnh núi Psi Lung (huyện Mai Châu) cao 1.287 m.
- Dạng địa hình núi thấp, chia cắt phức tạp do đứt, gãy, lún sụt của nếp võng sông Hồng ở khu vực trung tâm, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 250 -
300m, trong đó ở Tân Lạc là 318 m, Lạc Sơn, Kỳ Sơn là 300 m, Kim Bôi là 310 m, Lương Sơn là 251m.
- Dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng, phân bố ở khu vực Đông Nam của tỉnh, độ cao trung bình 40 m - 100 m, trong đó ở huyện Lạc Thủy là 51 m, huyện Yên Thủy là 42 m (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018).
Về địa thế:
Hòa Bình là một tỉnh có độ dốc tương đối thấp so với các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, kết quả xác định trên bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh cho thấy như sau:
+ Đất dốc 0-15o chiếm 44,86% + Đất dốc 15-20o chiếm 19,25% + Đất dốc 20-35o chiếm 28,02% + Còn lại độ dốc trên 35o
Do có sự phân hóa của địa hình nên đã ảnh hưởng đến khí hậu, thủy văn và các đặc điểm tự nhiên khác của tỉnh.
Về phân chia các đơn vị hành chính, tỉnh Hoà Bình gồm có 10 huyện và 1 Thành phố cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Các đơn vị hành chính cấp huyện
1 Thành phố Hòa Bình 7 Huyện Lạc Thủy
2 Huyện Cao Phong 8 Huyện Lương Sơn
3 Huyện Đà Bắc 9 Huyện Kim Bôi
4 Huyện Mai Châu 10 Huyện Tân Lạc
5 Huyện Kỳ Sơn 11 Huyện Yên Thủy
6 Huyện Lạc Sơn
Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2018)
Thành phố Hoà Bình đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III vào tháng 12/2006 và đã đón nhận Quyết định chuyển từ Thị xã lên Thành phố Hoà Bình.
Đặc biệt Hoà Bình có vùng Hồ và đập thuỷ điện Sông Đà với tầm quan trọng chiến lược trong lĩnh vực năng lượng quốc gia, ảnh hưởng rất lớn đến trữ lượng nước mặt, nước dưới đất và việc điều tiết lũ ở vùng hạ lưu sông Đà.
Đường Quốc lộ 6 đi qua tỉnh Hoà Bình, đây là huyết mạch nối liền Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Tây bắc của Tổ quốc. Hiện tại Hoà Bình có 7 dân tộc cùng chung sống, có văn hoá, truyền thống riêng tương đối đa dạng và phong phú.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Hoà Bình mang nét đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân 1700 mm- 1800 mm, chiếm hơn 90% tổng lượng mưa cả năm. Riêng vùng núi cao Mai Châu, Đà Bắc mùa mưa đến muộn hơn và thường kéo dài hơn vùng núi thấp.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa bình quân chỉ có 100 mm-200mm, trong đó 3 tháng giữa mùa lạnh là các tháng 12, 1, 2. Lượng mưa trung bình trong các tháng này không quá 30mm (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018).
3.1.1.4. Đất đai
Theo báo cáo thuyết minh thống kê đất đai tı̉nh Hòa Bı̀nh đến 01 tháng 01 năm 2018. Hiện trạng đất đai thống kê như sau:
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 460.871,97 ha tăng 2.88 ha so với kỳ thống kê năm 2017. Nguyên nhân tăng do: