3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hòa Bình
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, địa hình chuyển tiếp từ vùng đồng bằng Sông Hồng lên vùng Tây Bắc. Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 73 km.
Toạ độ địa lý từ 20o39’ đến 21o08’ vĩ độ Bắc, 104o48’ đến 104o51’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.608 km2, có các vị trí tiếp giáp với các tỉnh/thành như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ - Phía Đông giáp Hà Nội - Phía Tây giáp tỉnh Sơn La
- Phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình
- Phía Nam, Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018).
3.1.1.2. Địa hình
Ðịa hình tỉnh Hòa Bình chủ yếu là dạng địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, không có các cánh đồng rộng (như các tỉnh Lai Châu, Sơn La), độ dốc lớn theo hướng Tây Bắc - Ðông Nam.
Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên các vùng địa hình, địa mạo khác nhau trên địa bàn tỉnh.
Về địa hình được chia thành ba khu vực rõ rệt:
- Dạng địa hình núi cao phân bố ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 600 - 700 m; có một số đỉnh núi cao trên 1.000 m, trong đó đỉnh cao nhất là Phu Canh, Phu Túc (huyện Đà Bắc) cao 1.373 m, tiếp đến là đỉnh núi Dục Nhan (huyện Đà Bắc) cao 1.320 m, đỉnh núi Psi Lung (huyện Mai Châu) cao 1.287 m.
- Dạng địa hình núi thấp, chia cắt phức tạp do đứt, gãy, lún sụt của nếp võng sông Hồng ở khu vực trung tâm, độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 250 -
300m, trong đó ở Tân Lạc là 318 m, Lạc Sơn, Kỳ Sơn là 300 m, Kim Bôi là 310 m, Lương Sơn là 251m.
- Dạng địa hình đồi gò xen các cánh đồng, phân bố ở khu vực Đông Nam của tỉnh, độ cao trung bình 40 m - 100 m, trong đó ở huyện Lạc Thủy là 51 m, huyện Yên Thủy là 42 m (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018).
Về địa thế:
Hòa Bình là một tỉnh có độ dốc tương đối thấp so với các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, kết quả xác định trên bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh cho thấy như sau:
+ Đất dốc 0-15o chiếm 44,86% + Đất dốc 15-20o chiếm 19,25% + Đất dốc 20-35o chiếm 28,02% + Còn lại độ dốc trên 35o
Do có sự phân hóa của địa hình nên đã ảnh hưởng đến khí hậu, thủy văn và các đặc điểm tự nhiên khác của tỉnh.
Về phân chia các đơn vị hành chính, tỉnh Hoà Bình gồm có 10 huyện và 1 Thành phố cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Các đơn vị hành chính cấp huyện
1 Thành phố Hòa Bình 7 Huyện Lạc Thủy
2 Huyện Cao Phong 8 Huyện Lương Sơn
3 Huyện Đà Bắc 9 Huyện Kim Bôi
4 Huyện Mai Châu 10 Huyện Tân Lạc
5 Huyện Kỳ Sơn 11 Huyện Yên Thủy
6 Huyện Lạc Sơn
Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2018)
Thành phố Hoà Bình đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III vào tháng 12/2006 và đã đón nhận Quyết định chuyển từ Thị xã lên Thành phố Hoà Bình.
Đặc biệt Hoà Bình có vùng Hồ và đập thuỷ điện Sông Đà với tầm quan trọng chiến lược trong lĩnh vực năng lượng quốc gia, ảnh hưởng rất lớn đến trữ lượng nước mặt, nước dưới đất và việc điều tiết lũ ở vùng hạ lưu sông Đà.
Đường Quốc lộ 6 đi qua tỉnh Hoà Bình, đây là huyết mạch nối liền Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Tây bắc của Tổ quốc. Hiện tại Hoà Bình có 7 dân tộc cùng chung sống, có văn hoá, truyền thống riêng tương đối đa dạng và phong phú.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Hoà Bình mang nét đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân 1700 mm- 1800 mm, chiếm hơn 90% tổng lượng mưa cả năm. Riêng vùng núi cao Mai Châu, Đà Bắc mùa mưa đến muộn hơn và thường kéo dài hơn vùng núi thấp.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa bình quân chỉ có 100 mm-200mm, trong đó 3 tháng giữa mùa lạnh là các tháng 12, 1, 2. Lượng mưa trung bình trong các tháng này không quá 30mm (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018).
3.1.1.4. Đất đai
Theo báo cáo thuyết minh thống kê đất đai tı̉nh Hòa Bı̀nh đến 01 tháng 01 năm 2018. Hiện trạng đất đai thống kê như sau:
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 460.871,97 ha tăng 2.88 ha so với kỳ thống kê năm 2017. Nguyên nhân tăng do:
Thực hiện Công văn số 1752/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 29-5-2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thống kê diện tích các khu vực tranh chấp địa giới. Qua rà soát đối chiếu thực địa có sự thống kê sót trường trung hoạc phổ thông Nguyễn Bá Ngọc tại Phường Tân Hoà diện tích 0.68 ha, chuyển 2.2 ha diện tích đất ở tại xã Khánh thượng huyện Ba Vì về xã Hợp Thịnh huyện Kỳ Sơn theo quyết định số 1860/QĐ-TTg ngày 21/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Hòa Bình
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Hòa Bình đã có sự tăng trưởng khá, các ngành, các lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của UBND tỉnh, tuy chịu ảnh hưởng của lạm phát và các chính sách chống lạm phát, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 vẫn khá cao (đạt 10,2%), 6 tháng đầu năm 2019 ước so với cùng kỳ đạt 6,96%. Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
tăng 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,2% (công nghiệp tăng 15,7%, xây dựng tăng 13,8%); dịch vụ tăng 9,8%.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 ước đạt 1.736 tỷ đồng.
Thu ngân sách nhà nước năm 2018 tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đa số các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thấp, quy mô thu hẹp, thị trường bất động sản đóng băng… Bên cạnh đó, việc thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó có các giải pháp gia hạn, miễn giảm nộp thuế…cũng góp phần làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2018.
Mức GDP/đầu người theo giá thực tế tăng từ 4,3 triệu đồng/người năm 2010 lên 10,9 triệu đồng/người năm 2015; năm 2018 đạt xấp xỉ 25 triệu đồng/người. Kết quả cụ thể theo bảng sau:
Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hòa Bình
Năm
Nội dung 2014 2015 2016 2017
2018 Sơ bộ
Nông - lâm - ngư nghiệp (%) 24,19 25,49 25,31 25,53 26,17 Công nghiệp - xây dựng (%) 55,47 54,90 55,31 55,27 53,99 Dịch vụ - thương mại (%) 20,34 19,60 19,38 19,19 19,85 Thu ngân sách (tỷ đồng) 298,1 1.080 1.212 1.432 1.736 GDP/đầu người
(triệu đồng/người) - 10,9 13,3 15,4 24,880
Tổng kim ngạch xuất
khẩu (triệu USD) 28,8 36 39 42 72,27
Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2018)
- Cơ cấu kinh tế của tỉnh có nhiều biến động, tăng nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng. Tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp và dịch vụ biến động tăng giảm theo từng năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn (gồm xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ) từ 28,8 triệu USD năm 20011, năm 2012 tăng lên 38,3 triệu USD, năm 2016 đạt 39 triệu USD, năm 2018 đạt 72,27 triệu USD.
3.1.2.2. Tỷ lệ đóng góp và tăng trưởng GDP của toàn tỉnh trên các lĩnh vực, so sánh qua các giai đoạn
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2005– 2015
Hạng mục Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015
1. Tổng sản phẩm (GDP)
- Giá cố định năm 1994 Tỷ đồng 1.760,1 2.586,1 3.872,1 - Giá hiện hành Tỷ đồng 1.831,0 3.289,6 8.984,0 2. Cơ cấu giá trị sản phẩm % 100,00 100,00 100,00
- Nông - Lâm nghiệp, thủy sản % 48,6 43,1 36,7
- Công nghiệp - Xây dựng % 17,1 23,5 30,4
- Dịch vụ - Thương mại % 34,3 33,4 32,9
3. GDP/người Tr. đồng 2,4 4,3 10,9
4. Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 113,7 298,1 1.080,0 5. Tổng kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 6.355 28.800 36.000 Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2018)
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy nền kinh tế tỉnh Hòa Bình phát triển tương đối nhanh. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp – xây dựng và giảm tỷ lệ nông – lâm nghiệp, thủy sản. GDP/ người tăng từ 2,4 triệu đồng năm 2005 lên 10,9 triệu đồng năm 2015.
3.1.2.3. Đặc điểm Văn hoá - xã hội
- Các hoạt động văn hóa, GD&ĐT, y tế, truyền thông, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên đạt được kết quả quan trọng. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến cuối năm 2018 là 44,3%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 97,2%. Toàn tỉnh ước có 16.400 lao động được giải quyết việc làm, vượt 4% so với kế hoạch năm. Tình hình vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh cơ bản ổn định; công tác quản lý Nhà nước về dân tộc tiếp tục được quan tâm. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn khoảng 14,74%, giảm 3,26% so với năm 2017 (UBND tỉnh Hòa Bình, 2018).
Bên cạnh kết quả đạt được về kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình còn gặp một số hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục, đó là:
Kinh tế tăng trưởng khá nhưng tiềm ẩn nguy cơ kém bền vững, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Sản phẩm nông nghiệp thị trường
không ổn định, chủ yếu tiêu thụ nội địa, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Công nghiệp tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn nhưng chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên, khoáng sản tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Công tác quy hoạch đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng còn một số bất cập, nội dung quy hoạch chưa có bước đột phát, thiếu đồng bộ; quản lý nhà nước về xây dựng, cấp phép xây dựng, kiến trúc đô thị còn hạn chế. Quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản gặp nhiều khó khăn.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; xử lý vi phạm đất đai, làm nhà trên đất chuyển đổi chưa được quan tâm đúng mức; ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục hiệu quả.
Chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất kỹ thuật y tế và trình đội ngũ y bác sỹ mặc dù từng bước được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân một số nơi còn khó khăn.
Giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng lao động còn thấp, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chưa phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc dạy nghề, tuyển dụng lao động và chưa có biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở một số cơ sở, cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Thực hiện một số kết luận sau thanh tra, kiểm tra còn chậm, khả năng tự phát hiện tham nhũng còn thấp. Phạm pháp hình sự vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình tỉnh Hòa Bình
3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, nước, khoáng sản, môi trường, đo đạc và bản đồ, thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Về tổ chức bộ máy: Sở Tài nguyên và Môi trường có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc; có 07 phòng chuyên môn và 07 đơn vị trực thuộc.
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình (2018)
Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Văn phòng Sở Phòng Tài nguyên nước Phòng Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu Phòng Kế hoạch- Tài chính Phó Giám Đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Chi cục Quản lý đất đai Phòng đo đạc, bản đồ và viễn thám Trung tâm kỹ thuật TN&MT Thanh tra sở Chi cục Bảo vệ Môi trường Trung tâm Quan trắc TN&MT Phòng Khoáng sản Trung tâm phát triển quỹ đất Văn phòng Đăng ký download by : skknchat@gmail.com
- Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Khoáng sản; Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám; Phòng Tài nguyên nước; Phòng Kế hoạch -Tài chính; Phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu.
- Đơn vị trực thuộc: Chi cục Bảo vệ Môi trường; Chi cục Quản lý đất đai; Văn phòng Đăng ký đất đai; Trung tâm Công nghệ Thông tin Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Phát triển quỹ đất; Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường.
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức đến thời điểm hiện tại của Sở là 151 người, trong đó có 51 công chức, 93 viên chức và 07 hợp đồng theo Nghị định 68/CP.
Bảng 3.4. Số lượng công chức, viên chức tại các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
STT TÊN PHÒNG, ĐƠN VỊ
SỐ LƯỢNG CB, CC Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Văn phòng Sở 8 7 7
2 Thanh tra Sở 7 7 7
3 Phòng Tài chính – Kế hoạch 3 3 2
4 Phòng Đo Đạc, Bản đồ và Viễn thám 3 3 2
5 Phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu
3 3 3
6 Phòng Khoáng sản 4 4 3
7 Phòng Tài nguyên nước 3 3 3
8 Chi cục Bảo vệ môi trường 13 13 12
9 Chi cục Quản lý đất đai 11 11 12
10 Văn phòng Đăng ký đất đai 72 71 71
11 Trung tâm Công nghệ thông tin 9 9 8
12 Trung tâm Phát triển quỹ đất 9 8 8
13 Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường
6 6 6
14 Hợp đồng theo Nghị định 68 7 7 7
15 Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường Tự chủ 100% Tự chủ 100% Tự chủ 100% Tổng 158 155 151
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng công chức làm việc tại các phòng chuyên môn giảm qua các năm. Thực hiện đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021, tổng số biên chế tại các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp giảm thêm 10%, dự kiến đến năm 2021, biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao đồng làm việc tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Sở dự kiến còn 149 người. Nhận thức được tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính, với sự quan tâm của tỉnh ủy Hòa Bình, sự quyết tâm HĐND&UBND tỉnh và kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính của các địa phương khác, sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện cơ sở vật chất, tuyển chọn đội ngũ cán bộ công chức, tháng 7/2017, UBND tỉnh đã đưa mô hình “Một cửa” tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình vào hoạt động. Trong quá trình triển khai thực hiện, bên cạnh những thành tích đã đạt được, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cần phải khắc phục kịp thời.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này dùng để điều tra, thu thập số liệu, thông tin cần thiết