Diện tích sử dụng của các cơ sởgiáo dục nghềnghiệp công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 85)

Đơn vị tính: m2

TT Diện tích sử dụng Trường

CĐN

Trường

TCN TTDN

1 Diện tích khuôn viên bình quân/cơ sở 36.250 42.780 2.150

2 Diện tích xây dựng bình quân/cơ sở 5.250 4.750 2.270

3 Diện tích phòng học bình quân/cơ sở 1.500 1.350 520

4 Diện tích xưởng thực hành bình quân/cơ sở 2.800 2.620 1.150 5 Diện tích phòng học bình quân/1 học sinh. 1,5 1,4 1,3 6 Diện tích xưởng thực hành bình quân/1 HS. 2,8 2,6 2,1 7 Diện tích ký túc xá bình quân/1 học sinh

(có nhu cầu ở ký túc xá).

4,2 3,7 -

Nguồn: Sở Lao động - TB&XH.(2018) Tính đến năm 2018 các cơ sở GDNN công lập đã có đủ diện tích theo quy định, một số cơ sở dân lập vẫn còn thiếu diện tích đất theo quy định.

Hình 4.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về trụ sở làm việc và diện tích đất sử dụng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Đề tài đã tiến hành khảo sát đối với 230 người là cán bộ, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên đang học nghề tại 10 cơ sở GDNN công lập của tỉnh trong tháng 4 năm 2018; với 460 lượt lưa chọn các câu hỏi về trụ sở làm việc và diện tích đất sử dụng của các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh đã có 131 lượt đánh giá tốt và rất tốt, 200 lượt đánh giá bình thường, 129 lượt đánh giá không tốt.

Cũng về vấn đề này, theo đánh giá của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; có 28/30 người được hỏi (chiếm 93%) cho rằng diện tích đất đai của các Ccơ sở GDNN công lập là vừa đủ đảm bảo, 02/30 người được hỏi cho rằng chưa đảm bảo.

Trong giai đoạn 2010 - 2015 có gần 50% số cơ sở GDNN được xây dựng, cải tạo, mở rộng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Hầu hết các cơ sở GDNN có đủ thiết bị thực tập cơ bản. Các cơ sở GDNN công lập đều đã được đầu tư xây dựng, cải tạo đạt tiêu chuẩn (ngoài 03 cơ sở thuộc tổ chức chính trị xã hội).

Một số cơ sở GDNN được đầu tư tập trung trọng điểm đã xây dựng đồng bộ từ phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thư viện, ký túc xá, khu giáo dục thể chất... Nhờ đó quy mô tuyển sinh đã tăng từ 2 đến 3 lần như các trường: CĐ nghề công nghệ Việt Hàn, Cao đẳng Kỹ Thuật - Công nghiệp, TCN Giao thông vận tải, TCN miền núi Yên Thế. Đến nay, toàn tỉnh có 606 phòng học lý thuyết, tăng 284 phòng so với năm 2010, trong đó 415 phòng học kiên cố, chiếm 68,5%; 191 phòng cấp 4, chiếm 31,5%; 392 xưởng, phòng học thực hành, tăng 155 xưởng so với năm 2010, trong đó 204 xưởng kiên cố, chiếm 52%; 188 xưởng cấp 4, chiếm 48%.

Ngoài hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng thực hành nêu trên, các cơ sở GDNN còn hợp đồng liên kết thêm hàng trăm phòng học lý thuyết tại các xã để dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hàng trăm xưởng thực hành của các

cơ sở sản xuất phục vụ quá trình thực tập cho học sinh. Một số cơ sở GDNN công lập có thư viện và ký túc xá, nhà đa năng... đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)