Tổng hợp cơ cấu lao động của tỉnh theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 59 - 67)

Ngành

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2018

Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng số 895.952 100 976.412 100 996.676 100

Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 700.418 78,2 676.654 69,3 638.870 64,1

Công nghiệp và

xây dựng 76.595 8,5 142.556 14,6 174.418 17,5

Dịch vụ 118.939 13,3 157.202 16,1 183.388 18,4

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang.(2018) Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế năm 2015 là 976 nghìn người chiếm 62,3% dân số. Cơ cấu lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn 2010 – 2015 đã dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp; năm 2015 cơ cấu lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh như sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 69,3%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 14,6%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 16,1%.

Bảng 3.5: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2018

Tổng số 1.173.299 1.231.241 1.259.891

Phân theo giới tính

Nam 563.791 602.077 613.601

Nữ 609.508 629.164 646.290

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 106.652 121.569 126.586

Nông thôn 1.066.647 1.109.672 1.133.305

Lực lượng lao động nữ năm 2010 là 609.508 người/1.173.299 người, chiếm 51,95%; năm 2015 con số này là 629.164 người/1.231.241 người chiếm 51,1% tổng số lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động nữ tham gia trong các ngành kinh tế mang tính ổn định. Riêng tỷ lệ nhân lực nữ trong khu vực nhà nước tăng, năm 2010 là 47,3% và năm 2015 là 48,2%.

- Cơ sở hạ tầng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, mạng lưới giao thông đường bộ có tổng chiều dài 7.702 km. Quốc lộ có 4 tuyến với chiều dài 254 km; đường tỉnh có 18 tuyến dài 411 km; đường huyện có 87 tuyến dài 770 km, rải nhựa được 20%; đường xã 1.523 km, chủ yếu là đường đất; đường thôn, xóm, cụm dân cư cứng hóa đạt 42%, còn lại là đường cấp phối; đường đô thị dài 111 km. Mạng lưới đường sông hiện có 1 cảng sông, 3 cảng chuyên dùng và 14 bến thủy nội địa....

Mạng lưới y tế của tỉnh gồm 7 bệnh viện tuyến tỉnh; 9 bệnh viện tuyến huyện, thành phố; 3 phòng khám đa khoa khu vực; 230 trạm y tế xã và 10 trung tâm y tế dự phòng. Toàn tỉnh có 263 trường mầm non; 259 trường tiểu học; 240 trường THCS, dân tộc nội trú; 49 trường THPT; 10 trung tâm giáo dục thường xuyên; 1 trường cao đắng sư phạm và hệ thống trường dạy nghề với 82 cơ sở. Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non là 44,1%; tiểu học là 77,2%; THCS, dân tộc nội trú và THPT là 45,8%; THPT công lập là 32,4%; tỷ lệ phòng học/lớp học ở các cấp học đạt 0,8%.

- Văn hóa xã hội: Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống; các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và chủ yếu sống bằng nghề nông lâm nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, đây là một khó khăn trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm.

Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao so với bình quân chung của cả nước, theo kết quả điều tra năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 9,78%; có huyện Sơn Động là 1 trong 54 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ.

Văn hóa Bắc Giang có tính chất đan xen đa văn hóa, tất cả cùng tồn tại tạo nên sự phong phú, đa dạng. Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ (Bắc Ninh) và văn hóa Tày Nùng (Lạng Sơn); là cái nôi của quan họ cổ với 23 làng ven sông Cầu. Bắc Giang có hơn 500 lễ hội lớn nhỏ; có chùa Vĩnh Nghiêm là cái nôi đào tạo phật pháp thiền phái Trúc Lâm; chùa Bổ Đà phản ánh tính chất

cổ kính gần với phật giáo Ấn Độ; đình Lỗ Hạnh được dựng vào cuối thế kỷ XVI từng được mệnh danh là "Đệ nhất Kinh Bắc".

Con người Bắc Giang vốn là những cư dân đồng cam cộng khổ, cưu mang nhau vượt qua thiên tai địch họa, khai phá rừng hoang lập làng, lập bản. Tính chất hào hùng còn dễ nhận thấy hơn qua các cuộc bảo vệ đất nước của dòng họ Giáp, họ Thân và đặc biệt hơn là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1.Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1.Phương pháp thu thập thông tin

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Giang. Cục Thống kê; các Sở: Lao động TB&XH, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch Đầu tư và các cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề tại địa phương.

Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, thảo luận, phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng là cán bộ, giáo viên dạy nghề; học sinh, sinh viên đang học nghề; người lao động tại các doanh nghiệp đã qua đào tạo nghề; chủ sử dụng lao động của các doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia của nhóm đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Công cụ chính được sử dụng trong thu thấp thông tin là bảng hỏi các đối tượng.

- Đối tượng khảo sát là:

+ Khảo sát 20 cán bộ, giáo viên dạy nghề và 200 học sinh, sinh viên đang học nghề tại 03 cơ sở GDNN công lập.

+ Khảo sát 10 chủ sử dụng lao động và 200 lao động có qua đào tạo nghề tại 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Khảo sát 20 chuyên gia làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở LĐTB&XH và Phòng LĐTB&XH.

Đề tài tiến hành điều tra khảo sát chọn mẫu đối với các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, chuyên gia, chủ doanh nghiệp sử dụng lao động được tính toán trên cơ sở chia đều cho các vùng miền, ngành nghề đang đào tạo hiện nay của tỉnh Bắc Giang.

- Nội dung khảo sát:

+ Các thông tin chung về các đối tượng khảo sát.

+ Chương trình, giáo trình, trang thiết bị phục vụ dạy nghề. + Phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo, mô hình đào tạo.

+ Số lượng và chất lượng giáo viên dạy nghề tại các cơ sở GDNN công lập. + Quy mô đào tạo của các trường công lập.

+ Hình thức, loại hình đào tạo. + Kết quả đào tạo nghề.

+ Nhu cầu, mong muốn về đào tạo nghề của người lao động và người sử dụng lao động; các đề xuất, kiến nghị.

+ Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của học sinh, sinh viên học nghề ra trường đối với các doanh nghiệp….

Bảng 3.6. Đối tượng khảo sát và số lượng mẫu khảo sát:

Đơn vị tính: Phiếu

STT Tên đơn vị/Đối tượng khảo sát Số lượng

1 UBND tỉnh Bắc Giang 02

2 Sở Giáo dục và Đào tạo 02

3 Sở Lao động – TB&XH 02

4 Phòng Lao động – TB&XH TP Bắc Giang 02

5 Phòng Lao động – TB&XH huyện Lạng Giang 02

6 Phòng Lao động – TB&XH huyện Hiệp Hòa 02

7 Phòng Lao động – TB&XH huyện Việt Yên 02

8 Phòng Lao động – TB&XH huyện Yên Thế 02

9 Phòng Lao động – TB&XH huyện Tân Yên 02

10 Phòng Lao động – TB&XH huyện Yên Dũng 02

11 10 Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Chủ sử dụng lao động (3 phiếu/01 doanh nghiệp) 30

- Người lao động (20 phiếu/01 doanh nghiệp) 200

12 05 cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh

- Cán bộ, giáo viên dạy nghề (4 phiếu/01 cơ sở) 20 - Học sinh, sinh viên đang học nghề (20 phiếu/01 cơ sở) 100

3.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng, biểu, sơ đồ...

- Đối với thông tin sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành được kiểm tra, nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để xử lý tổng hợp.

3.2.3. Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích định tính và định lượng được sử dụng và kết hợp một cách linh hoạt, áp dụng một cách cơ bản đối với các số liệu điều tra thu thập được. Sử dụng chủ yếu các phương pháp phân tích:

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để mô tả và phân tích.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu;

+ So sánh định lượng: So sánh cơ sở vật chất; số lượng, chất lượng giáo viên dạy nghề; số lao động được đào tạo nghề; số lượng cơ sở GDNN…

+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về việc làm, xã hội để đánh giá. Trong quá trình so sánh ta cũng có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định lượng để phân tích vấn đề.

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào ý kiến đánh giá của những người như: Cán bộ có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động dạy nghề; cán bộ, giáo viên dạy nghề; người sử dụng lao động.

- Phân tích SWOT: Trên cơ sở thực trạng của hoạt động đào tạo nghề trong các cơ sở GDNN công lập; phân tích, nhìn nhận những cơ hội, thách thức trong thời gian tới.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu

- Các chỉ tiêu về đặc điểm của các trường dạy nghề: số lượng trường, phân bổ, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị….

- Thực trạng hoạt động đào tạo nghề: quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo, hiệu quả đào tạo, sự hài lòng của đơn vị sử dụng lao động….

- Các chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng: chính sách, chế độ, đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở vật chất kỹ thuật, môi trường làm việc.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CÁC CƠ SỞ GDNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG SỞ GDNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Khái quát về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Đến nay đã trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (giảm cơ sở so với năm 2015 là 16 cơ sở). Trong đó:

Cơ sở thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý có 1 cơ sở

Cơ sở do tỉnh quản lý có 15 cơ sở; (Gồm 01 trường Cao đẳng nghề, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề, 9 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên).

Cơ sở tư thục quản lý có 11 cơ sở.

Tổng quy mô đào tạo của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh là 25.580 người/năm trong đó:

- CĐN là 2.212 người. - TCN là 3.115 người.

- SCN và dạy nghề thường xuyên là 20.253 người.

Các cơ sở GDNN đã định hướng và chọn ngành nghề đào tạo trên cơ sở các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động; ngoài việc triển khai thực hiện chỉ tiêu dạy nghề được giao hàng năm theo các cấp trình độ CĐN, TCN, SCN và dạy nghề thường xuyên, đã có sự đa dạng hóa các hình thức đào tạo, cơ cấu đào tạo.

- Về hình thức đào tạo chính quy và dạy nghề thường xuyên:

+ Đào tạo chính quy tại các cơ sở GDNN; là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.đào tạo lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố; liên kết mở các lớp đào tạo ở trình độ cao đẳng; liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDNN; kết hợp đào tạo chính quy ở cơ sở với đào tạo tại

đơn vị nhận liên kết; đào tạo theo đơn đặt hàng và nhu cầu sử dụng của các cơ quan doanh nghiệp.

+ Dạy nghề thường xuyên cũng được các cơ sở GDNN chủ động tổ chức thực hiện như: bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề, chuyển giao công nghệ cho người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp; hầu hết học sinh học nghề tại doanh nghiệp được thực hành trên những dây truyền sản xuất thực tế nên sau khi tốt nghiệp có việc làm và có thể bắt tay ngay vào công việc. Hình thức kèm cắp nghề, truyền nghề chủ yếu được thực hiện đối với lao động nông nghiệp trực tiếp tại các địa phương nhằm giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

- Về hình thức đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ:

+ Đối với dạy nghề trình độ cao đẳng, các cơ sở GDNN tập trung đào tạo nghề gồm: Công nghê ô tô, sửa chữa điện công nghiệp, quản trị mạng và quản trị cơ sở dữ liệu, ...

+ Đối với dạy nghề trình độ TCN, các cơ sở GDNN tập trung đào tạo một số nghề chủ yếu sau: Kỹ thuật may và thiết kế thời trang, Hàn, Sửa chữa ô tô, xe máy, sửa chữa điện công nghiệp, điện tử dân dụng, xây dựng, Y tá, dược tá, trồng trọt, chăn nuôi thú y…

+ Đối với dạy nghề trình độ SCN và dạy nghề thường xuyên, các cơ sở GDNN tập trung đào tạo một số nghề chủ yếu sau: May công nghiệp, Gò –Hàn, Điện, lái xe ô tô, Điện lạnh, Tin học Văn phòng, Mộc dân dụng, Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, Thêu tranh xuất khẩu, Mây tre đan xuất khẩu, Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Nuôi trồng thuy sản….

- Cơ cấu chia theo ngành nghề đào tạo (03 nhóm nghề chủ yếu):

+ Nhóm 1: Đào tạo nghề cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc chuyển đổi việc làm, gồm các nghề: công nghệ ô tô, quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ thuật may và thời trang, hàn, điện, điện tử, sửa chữa cơ khí, sửa chữa xe máy, lái xe ô tô....

+ Nhóm 2: Đào tạo nghề phụ cho người lao động để tạo việc làm trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời gian sử dụng lao động, gồm các nghề: mây tre đan xuất khẩu, móc sợi, thêu tranh xuất khẩu, làm lông mi giả....

+ Nhóm 3: Đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động để phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương góp phần tăng năng suất lao động, tăng giá trị của sản phẩm, gồm các nghề: Trồng cây ăn quả, cây thuốc lá, rau sạch, cây cảnh; chăn nuôi gà đồi, thỏ, lợn, cá, ếch, ba ba...

Tổng số lao động được đào tạo nghề giai đoạn 2014 - 2018 của tỉnh Bắc Giang là 144.780 người, trong đó người lao động tham gia học chủ yếu ở một số nghề sau: nghề May 27,3%; Vận tải 21,9%; Kỹ thuật 16,8%... nghề Xây dựng có số người theo học ít nhất 0,1%.

Theo kết quả khảo sát của đề tài trong tháng 5 năm 2018, ý kiến đánh giá của 30 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang khi được hỏi về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu hình thức đào tạo của các cơ sở GDNN; có 21/30 người (chiếm 70%) cho rằng cơ cấu ngành nghề đào tạo như vậy là phù hợp, 9/30 người cho rằng chưa phù hợp; có 30/30 người (bằng 100%) cho rằng cơ cấu hình thức đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ như hiện nay là hợp lý.

4.1.2. Kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Bắc Giang

4.1.2.1. Kết quả về số lượng đào tạo nghề

Trong giai đoạn 2014-2018 các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã 144.780 người được đào tạo nghề, trong đó trình độ CĐN 3.450 người; trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)