Đặc điểm của vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 92 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở GDNN

4.2.6. Đặc điểm của vùng

Từ khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực đến nay, các cơ sở GDNN gặp khó khăn trong việc tuyển sinh vı̀ tâm lý của phụ huynh và ho ̣c sinh mong muốn lựa chọn con đường học đại học. Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông còn yếu mặc dù đã có những quy định, chính sách hỗ trợ khi học sinh tham gia học nghề sớm. Kết quả khảo sát năm 2018 học sinh tốt nghiệp THCS, THPT khi được hỏi về dự định tương lai của HS sau khi tốt nghiệp THCS, THPT cho thấy phần lớn các em muốn tiếp tục học lên cao đẳng, đại học (80%); sau đó là dự kiến đi học nghề với tỷ lệ là 15,2%; tỷ lệ HS dự kiến đi làm để trang trải cuộc sống chiếm 4,8%. các em còn cho biết lí do không muốn học nghề và trung cấp chuyên nghiệp là do học nghề ít cơ hội phát triển, không muốn thua kém bạn bè, vị trí xã hội thấp, vì gia đình không muốn. Ngoài ra điều kiện của các cơ sở GDNN chưa đáp ứng được nhu cầu; khả năng liên thông hạn chế từ TC lên CĐ, ĐH.. Cơ cấu hệ thống giáo dục trung học và sau trung học cũng ảnh hưởng đến phân luồng với sự mở rộng quá nhanh các trường THPT… Trong khi đó, các cơ sở giáo dục mới thành lập chưa đủ mạnh để nhân rộng mô hình có nhiều điểm ưu việt, vừa dạy chữ, vừa dạy nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ và thực hiện rất tốt phân luồng. Hơn nữa, đối với đào ta ̣o la ̣i nghề cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa được chuẩn bi ̣ kỹ, do vậy người lao động chưa được đào ta ̣o ki ̣p thời. Chẳng ha ̣n như chưa chủ động về chuẩn bi ̣ nguồn nhân lực cần thiết khi phê duyệt các dự án đầu tư ta ̣i tı̉nh, dẫn đến tı̀nh tra ̣ng khi mất đất thı̀ người nông dân chưa được đào ta ̣o ki ̣p thời để chuyển đổi nghề nhằm bổ sung lực lượng lao động có tay nghề cho tı̉nh.

Nhı̀n chung, tı̀nh hı̀nh chı́nh tri ̣ ta ̣i đi ̣a bàn tı̉nh Bắc Giang là tương đối ổn đi ̣nh, trong thời gian qua chưa xảy ra biến cố nào nghiêm tro ̣ng. Do vậy học sinh có thể yên tâm ho ̣c tập ta ̣i các trường mı̀nh đã cho ̣n. Bên ca ̣nh đó ta ̣i một số trường vẫn xảy ra tı̀nh tra ̣ng một số sinh viên quá sa đà vào chơi game, điện tử, các ma ̣ng xã hội... dẫn đến việc không đến lớp thường xuyên, kết quả học tập yếu kém. Hoặc đáng nói hơn nữa là một số ho ̣c sinh, sinh viên không thể tiếp tu ̣c theo ho ̣c hoặc bi ̣ nhà trường đı̀nh chı̉ do mải chơi, không hoàn thành nhiệm vu ̣ ho ̣c tập. Tuy nhiên, những sinh viên này cũng chı̉ là thiểu số.

Các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước có vai trò to lớn trong đầu tư ta ̣o ra sản phẩm và ta ̣o ra việc làm. Tính đến ngày 31/3/2018, toàn tỉnh có 7.815 doanh nghiệp và 1057 chi nhánh, văn phòng đại diện với số vốn đăng ký là 51.208 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là 351 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 3.175 tỷ USD.

Chia theo địa bàn: thành phố Bắc Giang có số doanh nghiệp nhiều nhất 2.716 doanh nghiệp, chiếm 34,8 % tổng số doanh nghiệp của tỉnh;

Tiếp đến lần lượt là các huyện:

Việt Yên có 1219 doanh nghiệp, chiếm 15,6 % Lạng Giang có 797 doanh nghiệp chiếm 10,2 % Hiệp Hoà có 616 doanh nghiệp, chiếm 7,9 % Lục Nam có 586 doanh nghiệp, chiếm 7,5 % Yên Dũng có 561 doanh nghiệp, chiếm 7,2 % Tân Yên có 415 doanh nghiệp, chiếm 5,3 % Lục Ngạn có 352 doanh nghiệp, chiếm 4,5 % Sơn Động có 299 doanh nghiệp, chiếm 3,8 %.

Và ít nhất là huyện Yên Thế có 254 doanh nghiệp, chiếm 3,3 %

Sự mở rộng của các công ty thuộc nhiều thành phần kinh tế cũng góp phần tăng nhu cầu về lao động qua đào tạo, giải quyết việc làm cho các lao động này và tăng hiệu quả cho lı̃nh vực đào ta ̣o nghề trong tı̉nh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)