Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 49 - 50)

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của một số nước trên thế giới

Ở Malaysia triển khai các chính sách đào tạo thông qua khuyến khích người lao động học nghề với học bổng do nhà nước cấp ở các trường đại học để nhận bằng thạc sỹ và tiến sỹ cả trong và ngoài nước. Chính sách này được triển khai bằng việc lập Quỹ “phát triển nguồn nhân lực” được thành lập năm 1997 với mục đích tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học- công nghệ sản xuất hiện đại. Quỹ này tài trợ cho việc cấp học bổng cho những thanh niên trẻ có đủ điều kiện tham gia đào tạo và sử dụng trong việc hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực (Bùi Hồng Đăng, 2017).

Thái Lan đào tạo nghề chính quy - dựa vào trường (khóa dài hạn) do Bộ Giáo dục quản lý, không chính quy - dựa vào trung tâm (khóa ngắn hạn) do Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội quản lý. Tuy nhiên, sự phát triển đào tạo nghề nói chung và tiêu chuẩn kỹ năng của người lao động nói riêng phải theo hướng phát triển nguồn nhân lực mà Bộ Lao động chịu trách nhiệm về chiến lược và quản lý nghề theo Bùi Hồng Đăng (2017).

Philippin, sau một thời kỳ lâu dài chồng chéo trong quản lý giữa Bộ Giáo dục và Bộ lao động. Năm 1995, Philippin thành lập Tổng cục Giáo dục kỹ thuật và Phát triển kỹ năng TESDA. Philippin đào tạo nghề vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, vừa để xuất khẩu lao động. Hiện nay, Philippin đang

chiếm ưu thế thứ bậc cao về chất lượng đào tạo nghề ở Đông Nam Á (Bùi Hồng Đăng, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)