Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở GDNN
4.2.1. Chính sách đào tạo nghề
Với vai trò quan trọng của dạy nghề không chỉ đối với sự phát triển kinh tế đất nước mà còn có ý nghĩa xã hội, nhân văn cao cả, Nhà nước đã ban hành và triển khai nhiều chính sách ưu đãi về dạy nghề cho các đối tượng: chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên trong dạy nghề chính quy; chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số; bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn, lao động bị thu hồi đất canh tác…các chính sách này đều đang được triển khai thực hiện tại các cơ sở day nghề công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; cụ thể là:
- Chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú: Chính sách dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số nội trú được quy định trong Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 65/2006/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 12/7/2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - TB&XH.
- Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên: Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ: Ngày 09/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg về cơ chế hoạt động “Thái độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của người lao động với công việc cũng như với tổ chức. Một người có thể có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp nhưng thái độ bàng quan với cuộc sống, vô trách nhiệm với xã hội thì đôi khi lại có hại cho xã hội. Thái độ làm chủ, là cái thiếu nhất của người lao động Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng”.
“Khi tôi mới chuyển lên đây công tác, tôi có nghĩ rằng lao động ở đây cần cù và chăm chỉ, nhưng thực tế thì không hẳn là vậy. Một số không nhỏ lao động ở đây không cần cù, cũng không chăm chỉ, ý thức kỷ luật thì còn tệ hơn.”
của các CSDN thuộc Bộ Quốc phòng và chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề. Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ quy định bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ TCN, trình độ CĐN được học nghề theo cơ chế đặt hàng đối với các CSDN theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008; được vay vốn học nghề theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007; bộ đội xuất ngũ học nghề trình độ sơ cấp được cấp ‘‘Thẻ học nghề’’ có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm học nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp thẻ.
- Chính sách dạy nghề cho người nghèo: Chính sách dạy nghề cho người nghèo đã được quan tâm thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 44/2010/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 29/3/2010 của Liên Bộ Tài chính - Lao động - TB&XH).
- Chính sách dạy nghề cho người khuyết tật: Chính sách này được quy định tại Thông tư số 19/2005/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19/3/2005 của liên Bộ Lao động - TB&XH - Bộ Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật và các quy đi ̣nh hiê ̣n hành.
- Chính sách dạy nghề cho thanh niên: Chính sách học nghề và tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 2008 - 2015 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) đang mở ra triển vọng mới về dạy nghề, tạo bước đột phá tăng về số lượng, nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên, giúp thanh niên học nghề, lập nghiệp.
- Chính sách dạy nghề cho phụ nữ: Chính sách hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26/2/2010.
- Chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn: Chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn được thực hiện từ năm 2005 theo Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 của liên Bộ Tài chính, Lao động - TB&XH nhằm phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần tăng
thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho lao động nông thôn. Để phát triển và nhân rộng những kết quả đó, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân.