Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của một số nước trên thế giới
Ở Malaysia triển khai các chính sách đào tạo thông qua khuyến khích người lao động học nghề với học bổng do nhà nước cấp ở các trường đại học để nhận bằng thạc sỹ và tiến sỹ cả trong và ngoài nước. Chính sách này được triển khai bằng việc lập Quỹ “phát triển nguồn nhân lực” được thành lập năm 1997 với mục đích tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học- công nghệ sản xuất hiện đại. Quỹ này tài trợ cho việc cấp học bổng cho những thanh niên trẻ có đủ điều kiện tham gia đào tạo và sử dụng trong việc hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực (Bùi Hồng Đăng, 2017).
Thái Lan đào tạo nghề chính quy - dựa vào trường (khóa dài hạn) do Bộ Giáo dục quản lý, không chính quy - dựa vào trung tâm (khóa ngắn hạn) do Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội quản lý. Tuy nhiên, sự phát triển đào tạo nghề nói chung và tiêu chuẩn kỹ năng của người lao động nói riêng phải theo hướng phát triển nguồn nhân lực mà Bộ Lao động chịu trách nhiệm về chiến lược và quản lý nghề theo Bùi Hồng Đăng (2017).
Philippin, sau một thời kỳ lâu dài chồng chéo trong quản lý giữa Bộ Giáo dục và Bộ lao động. Năm 1995, Philippin thành lập Tổng cục Giáo dục kỹ thuật và Phát triển kỹ năng TESDA. Philippin đào tạo nghề vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, vừa để xuất khẩu lao động. Hiện nay, Philippin đang
chiếm ưu thế thứ bậc cao về chất lượng đào tạo nghề ở Đông Nam Á (Bùi Hồng Đăng, 2017).
2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề của Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm của Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên 16.487,29 km2, dân số có 3.003.000 người. Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.477.687 người, đa số là lao động ở khu vực nông thôn với 1.335.743 người chiếm hơn 90% lực lượng lao động của tỉnh (Số liệu tính đến 31/12/2012).
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nghệ An luôn xác định công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn nói riêng là một trong những nội dung quan trọng, góp phần tích cực và sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và địa phương.
Để thực hiện mục tiêu đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu tập trung xây dựng các chương trình, đề án, chính sách đào tạo nghề, được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt và chỉ đạo phối hợp thực hiện đạt kết quả tốt. Từ năm 2006 đến 2010, thông qua các chương trình phát triển kinh tế -xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, trang trại, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế. Nghệ An đã tạo thêm việc làm cho 130.000 lao động (trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 2,6 đến 2,7 vạn người, trong đó tạo việc làm mới tập trung trên 30.000 lao động) và nâng tỷ lệ sử dụng thờì gian lao động ở khu vực nông thôn từ 73,93 % năm 2006 lên 77,71 % năm 2010. Để đạt kết quả đó, tỉnh Nghệ An đã thực hiện đồng bộ các chủ trương và các nhóm giải pháp như sau:
- Công tác đào tạo nghề đã được toàn tỉnh xác định là một trong những nội dung chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
- Nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về lĩnh vực lao động - việc làm, dạy nghề và xoá đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến sâu sắc, phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng phần nào yêu cầu của sự nghiệp, công nghiệp hóa - hiện
đại hoá quê hương. Toàn tỉnh đã quán triệt và thực hiện tốt hơn chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết việc làm, dạy nghề và xoá đói giảm nghèo trước yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn các phong trào, xây dựng phát triển các mô hình, cách làm hiệu quả trong công tác đào tạo nghề; có nhiều cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Nghệ An; đồng thời xúc tiến đẩy nhanh tiến độ dạy nghề và xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong công tác đào tạo nghề.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, miền núi. Hiện nay tỉnh đã có 13 trường đào tạo nghề, 24 trung tâm dạy nghề công lập và 9 cơ sở dạy nghề ngoài công lập với cơ cấu ngành nghề đa dạng phong phú phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường. Tỉnh đã có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề tư nhân, ngoài công lập, các doanh nghiệp và các làng nghề, đa dạng hoá phương thức đạo tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất trong từng khu vực kinh tế. Bên cạnh việc tuyển sinh đạo tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề tại các làng nghề, hoạt động liên kết đào tạo nghề tại các cơ sở sản xuất, các vùng dân tộc cũng được quan tâm mở rộng. Nhờ vậy, quy mô đào tạo tăng nhanh, năm 2006 là 14.532 người đến 2010 đã tăng lên 29.520 người, nâng tổng số lao động được đào tạo nghề từ 2006 dến 2010 ở Nghệ An lên 105.520 người. Chất lượng dạy nghề của tỉnh đã phần nào đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và thị trường lao động. Hơn 80% học sinh sau học nghề đều có việc làm và tự tạo được việc làm ổn định (Bùi Hồng Đăng, 2017).
2.2.2.2. Kinh nghiệm của Yên Bái
Với mục tiêu xây dựng Yên Bái thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm, các cơ sở dạy nghề đã cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học. Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, tổ chức tốt các hội giảng, hội thi nâng cao trình độ giáo viên, thông qua rà soát, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng phù hợp, các cơ sở dạy nghề cần tích cực chỉnh sửa, biên soạn mới
chương trình, giáo trình dạy nghề nhất là cho lao động nông thôn.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác dạy nghề vẫn còn những khó khăn nhất định như Tại một số cơ sở, đội ngũ giáo viên còn yếu về trình độ chuyên môn, nhất là trình độ về sư phạm, ngoại ngữ, tin học...Đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường trung cấp và các trung tâm dạy nghề còn những bất cập do tình trạng thừa và thiếu. Hiện các trung tâm đang thừa giáo viên dạy văn hóa nhưng lại thiếu giáo viên dạy nghề, do đó, việc triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn gặp khó khăn. Chất lượng không đồng đều cùng tình trạng thiếu cơ sở vật chất, thiếu đồ dùng thực tập, thiếu liên kết với doanh nghiệp và ở góc độ nào đó, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên chưa bảo đảm...
Để giải quyết những khó khăn trên nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề đòi hỏi cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, sắp xếp mạng lưới dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của địa phương; thu hút nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp thời gian tới; các cấp, các ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ, thực hiện một cách đồng bộ và xem công tác đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi căn bản nhận thức của người lao động, đặc biệt là lao động trẻ về mục đích ý nghĩa của việc học nghề để có cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định; Tiếp tục kiện toàn đội ngũ giáo viên dạy nghề, tăng cường mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, từng bước chuẩn hóa đạt 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo quy định; chú trọng liên kết với các doanh nghiệp đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các cơ sở sản xuất trong và ngoài Tỉnh, đây chính là sự gắn kết giữa các bên liên quan để đảm bảo cho người học nghề xong có việc làm và có thu nhập ngay (Bùi Hồng Đăng, 2017).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho giải pháp nâng cao chất lượng đào nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn của tỉnh Nghệ An, chúng ta có thể rút ra được bài học có thể vận dụng vào giải pháp giải quyết vấn đề đào tạo nghề cho người lao động ở tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác có điều kiện tương đồng đó là:
Trước hết, cần đẩy mạnh việc phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn trên cả ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, cần phải tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân ở khu vực nông thôn theo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương trong tỉnh.
Thứ ba, cần đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người dân nông thôn nhằm thúc đẩy xã hội hoá công tác dạy nghề ở cả Nhà nước lẫn tư nhân.
Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động sang các thị trường truyền thống và các thị trường có thu nhập cao một cách hiệu quả và an toàn để tăng cường hiệu quả đầu ra cho lao động đã qua đào tạo.
Thứ năm, sử dụng và quản lý có hiệu quả Quỹ Quốc gia hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động ở khu vực nông thôn.