Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sởgiáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 95 - 96)

4.3.1.Những thuận lợi và khó khăn, tồn tại trong hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua

4.3.1.1. Thuận lợi

Trong thời gian qua, hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và của cả nước nói chung tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội.

Kinh tế của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2017 tiếp tục phát triển, dự kiến độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 11% - 12%. Đến năm 2017 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 44,7%, dịch vụ chiếm 35,1%, nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 20,3%. Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn phát triển, có nhu cầu thu hút một lượng lớn lao động.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc, Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đến năm 2020 - 2025 sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng hướng; thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động đào tạo nghề và phân bố nguồn lao động hợp lý và hiệu quả hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế là thời cơ để thu hút vốn khoa học kỹ thuật, công nghệ từ nước ngoài cho sự nghiệp phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

4.3.1.2 Khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi đưa đến kết quả về hoạt động đào tạo nghề đã đạt được nêu trên, hoạt động đào tạo nghề trong thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, tồn tại sau:

- Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề còn bị coi nhẹ; đa số vẫn trọng bằng cấp chưa coi trọng học nghề.

- Chất lượng đào tạo nghề chưa toàn diện, một số cơ sở GDNN còn nặng về dạy lý thuyết, chưa chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng nghề cho người học; ý thức, tác phong công nghiệp của người học nghề chưa chuyên nghiệp. Quy mô đào tạo ở từng cơ sở GDNN còn nhỏ bé, cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý, chủ yếu là các cơ sở GDNN trình độ sơ cấp, quy mô tuyển sinh trình độ CĐN, TCN chiếm tỷ lệ thấp.

- Cơ sở vật chất tuy đã được tăng cường đầu tư nhưng vẫn còn thiếu và lạc hậu so với yêu cầu của hoạt động đào tạo nghề trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước cũng như sự huy động của các tổ chức, cá nhân còn khó khăn.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Số lượng đội ngũ giáo viên ở nhiều trung tâm còn thiếu.

- Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ ngày càng cao đó là khó khăn thách thức lớn đối với chất lượng đào tạo nghề…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)