3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ Bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ Đông; Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 07 phường và 16 thị trấn).
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang (2017)
- Đặc điểm địa hình: tỉnh Bắc Giang có đặc điểm địa hình của cả miền núi lẫn trung du. Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi là chia cắt mạnh, phức
tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Vùng đồi núi thấp chiếm 72% diện tích toàn tỉnh có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như vải thiều, cam, chanh, na, đậu tương…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác.
- Khí hậu: Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.533 mm, đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Chế độ gió cơ bản chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam (mùa Hè) và gió Đông Bắc (mùa Đông). Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới; ít chịu ảnh hưởng của bão do có sự che chắn của nhiều dãy núi cao; một số huyện miền núi có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ vào mùa mưa.
- Diện tích tự nhiên và nguồn tài nguyên tự nhiên:
+ Tài nguyên đất: Bắc Giang có 384.157,63 ha đất tự nhiên với trên 272.913 ha đất nông nghiệp, trên 92.339 ha đất phi nông nghiệp, còn lại là đất chưa sử dụng. Nhìn chung, Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Đất nông nghiệp của tỉnh ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
+ Tài nguyên nước: phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 03 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm; khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha; lượng nước ngầm ước tính khoảng 0,33 tỷ m3/năm, chất lượng nước ngầm khá tốt.
+ Tài nguyên rừng: Bắc Giang có 110 nghìn ha rừng, trong đó có gần 64 nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 46 nghìn ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.
+ Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như: mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, có trữ lượng hơn 10 triệu tấn; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng; 100 m³ sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, tỉnh Bắc Giang xác định phát triển công nghiệp, dịch vụ đi đôi với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lưu ý của tỉnh
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2015 2017
1 Thu ngân sách nhà nước Tỷ đồng 2.773 6.485 8.977
2 Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng 2.707 6.400 8.977
3 Số lượng các khu công nghiệp KCN 5 5 5
4 Số doanh nghiệp hoạt động tại thời
điểm DN 1.014 1.538 1.973
5 Số dự án đầu tư nước ngoài (lũy kế) Dự án 30 93 119
6 Giá trị kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 32.447 72.236 114.572 7 Giá trị kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 36.761 84.838 113.792 8 Số trường đại học, cao đẳng trên
địa bàn Trường 2 4 4
9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 24 33,5 50
10 Số lao động đi làm việc tại nước
ngoài qua các năm Người 2.534 5.017 5.681
11 Tỷ lệ hộ nghèo % 30,67 9,78 12,11
Nguồn số liệu: Cục Thống Kê tỉnh Bắc Giang (2017) Tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Đến hết năm 2010 có 5 khu công nghiệp được thành lập với diện tích 1.209 ha,
và 30 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 591 ha, thu hút được 600 dự án đầu tư, trong đó 507 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 28.175 tỷ đồng và 93 dự án đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký 613,5 triệu USD. Vốn thực hiện các dự án đầu tư trong nước ước đạt 38,3%; các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 37,2% vốn đăng ký. Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần xây dựng hạ tầng KT - XH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong tỉnh.
- Dân số và lao động: Dân số toàn tỉnh đến hết năm 2010 là 1.567.557 người, mật độ dân số bình quân là 408,1 người/km2. Dân số sống ở khu vực thành thị khoảng 151.000 người, chiếm khoảng 9,62% dân số, dân số ở khu vực nông thôn là 1.416.614 người, chiếm 90,38%. Đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu vực trung du.
Bảng 3.2. Dân số tỉnh Bắc Giang phân theo huyện, thành phố
Chỉ tiêu: Người
STT Huyện, tp Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017
Tổng số 1.537.265 1.567.557 1.588.523 1 Thành phố Bắc Giang 100.303 103.335 149.127 2 Huyện Lục Ngạn 201.012 207.388 209.906 3 Huyện Lục Nam 197.392 200.339 202.366 4 Huyện Sơn Động 67.823 69.112 70.404 5 Huyện Yên Thế 92.340 95.110 96.579
6 Huyện Hiệp Hòa 209.385 213.358 215.987
7 Huyện Lạng Giang 195.662 198.612 191.160
8 Huyện Tân Yên 158.520 159.018 161.238
9 Huyện Việt Yên 156.128 160.110 162.118
10 Huyện Yên Dũng 158.700 161.175 129.638
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2017) Năm 2010, dân số nữ trung bình là 777.240/1.537.265 người, chiếm 50,55%; năm 2015 là 790.903/1.567.557 người, chiếm 50,5%.
Hình 3.2. Cơ cấu dân số theo giới tính
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang (2017) Đến năm 2015, với dân số 1567,6 nghìn người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 1.231 nghìn người chiếm 78,5% tổng dân số, số còn lại là người già và trẻ em.
Bảng 3.3. Cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số trong độ tuổi lao động năm 2015
Đơn vị tính: Người 5hóm tuổi (tuổi) Năm 2015 Tổng số Trong đó: Nam Nữ Tổng số 1.231.241 602.077 629.164 15-20 192095 95087 97008 21-25 167178 81085 86093 26-30 163723 78078 85645 31-35 153067 72838 80229 36-40 140824 66682 74142 41-45 135623 63627 71996 46-50 136119 62576 73543 51-55 109637 49129 60508 56-60 32975 32975
Phải nói rằng nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang là nguồn nhân lực trẻ, lực lượng lao động từ 16 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng lớn đây là một nguồn lao động rồi dào cần được đào tạo để nâng cao tay nghề góp phần phát triển nền kinh tế của tỉnh và đất nước.
Bảng 3.4: Tổng hợp cơ cấu lao động của tỉnh theo ngành kinh tế
Ngành
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2018
Số lượng (người) % Số lượng (người) % Số lượng (người) % Tổng số 895.952 100 976.412 100 996.676 100
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản 700.418 78,2 676.654 69,3 638.870 64,1
Công nghiệp và
xây dựng 76.595 8,5 142.556 14,6 174.418 17,5
Dịch vụ 118.939 13,3 157.202 16,1 183.388 18,4
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang.(2018) Số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế năm 2015 là 976 nghìn người chiếm 62,3% dân số. Cơ cấu lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn 2010 – 2015 đã dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp; năm 2015 cơ cấu lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh như sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 69,3%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 14,6%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 16,1%.
Bảng 3.5: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2018
Tổng số 1.173.299 1.231.241 1.259.891
Phân theo giới tính
Nam 563.791 602.077 613.601
Nữ 609.508 629.164 646.290
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 106.652 121.569 126.586
Nông thôn 1.066.647 1.109.672 1.133.305
Lực lượng lao động nữ năm 2010 là 609.508 người/1.173.299 người, chiếm 51,95%; năm 2015 con số này là 629.164 người/1.231.241 người chiếm 51,1% tổng số lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động nữ tham gia trong các ngành kinh tế mang tính ổn định. Riêng tỷ lệ nhân lực nữ trong khu vực nhà nước tăng, năm 2010 là 47,3% và năm 2015 là 48,2%.
- Cơ sở hạ tầng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, mạng lưới giao thông đường bộ có tổng chiều dài 7.702 km. Quốc lộ có 4 tuyến với chiều dài 254 km; đường tỉnh có 18 tuyến dài 411 km; đường huyện có 87 tuyến dài 770 km, rải nhựa được 20%; đường xã 1.523 km, chủ yếu là đường đất; đường thôn, xóm, cụm dân cư cứng hóa đạt 42%, còn lại là đường cấp phối; đường đô thị dài 111 km. Mạng lưới đường sông hiện có 1 cảng sông, 3 cảng chuyên dùng và 14 bến thủy nội địa....
Mạng lưới y tế của tỉnh gồm 7 bệnh viện tuyến tỉnh; 9 bệnh viện tuyến huyện, thành phố; 3 phòng khám đa khoa khu vực; 230 trạm y tế xã và 10 trung tâm y tế dự phòng. Toàn tỉnh có 263 trường mầm non; 259 trường tiểu học; 240 trường THCS, dân tộc nội trú; 49 trường THPT; 10 trung tâm giáo dục thường xuyên; 1 trường cao đắng sư phạm và hệ thống trường dạy nghề với 82 cơ sở. Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non là 44,1%; tiểu học là 77,2%; THCS, dân tộc nội trú và THPT là 45,8%; THPT công lập là 32,4%; tỷ lệ phòng học/lớp học ở các cấp học đạt 0,8%.
- Văn hóa xã hội: Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống; các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và chủ yếu sống bằng nghề nông lâm nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, đây là một khó khăn trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm.
Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao so với bình quân chung của cả nước, theo kết quả điều tra năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 9,78%; có huyện Sơn Động là 1 trong 54 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ.
Văn hóa Bắc Giang có tính chất đan xen đa văn hóa, tất cả cùng tồn tại tạo nên sự phong phú, đa dạng. Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ (Bắc Ninh) và văn hóa Tày Nùng (Lạng Sơn); là cái nôi của quan họ cổ với 23 làng ven sông Cầu. Bắc Giang có hơn 500 lễ hội lớn nhỏ; có chùa Vĩnh Nghiêm là cái nôi đào tạo phật pháp thiền phái Trúc Lâm; chùa Bổ Đà phản ánh tính chất
cổ kính gần với phật giáo Ấn Độ; đình Lỗ Hạnh được dựng vào cuối thế kỷ XVI từng được mệnh danh là "Đệ nhất Kinh Bắc".
Con người Bắc Giang vốn là những cư dân đồng cam cộng khổ, cưu mang nhau vượt qua thiên tai địch họa, khai phá rừng hoang lập làng, lập bản. Tính chất hào hùng còn dễ nhận thấy hơn qua các cuộc bảo vệ đất nước của dòng họ Giáp, họ Thân và đặc biệt hơn là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1.Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1.Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Giang. Cục Thống kê; các Sở: Lao động TB&XH, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch Đầu tư và các cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề tại địa phương.
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, thảo luận, phỏng vấn sâu để tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng là cán bộ, giáo viên dạy nghề; học sinh, sinh viên đang học nghề; người lao động tại các doanh nghiệp đã qua đào tạo nghề; chủ sử dụng lao động của các doanh nghiệp và ý kiến chuyên gia của nhóm đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Công cụ chính được sử dụng trong thu thấp thông tin là bảng hỏi các đối tượng.
- Đối tượng khảo sát là:
+ Khảo sát 20 cán bộ, giáo viên dạy nghề và 200 học sinh, sinh viên đang học nghề tại 03 cơ sở GDNN công lập.
+ Khảo sát 10 chủ sử dụng lao động và 200 lao động có qua đào tạo nghề tại 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Khảo sát 20 chuyên gia làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở LĐTB&XH và Phòng LĐTB&XH.
Đề tài tiến hành điều tra khảo sát chọn mẫu đối với các cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, chuyên gia, chủ doanh nghiệp sử dụng lao động được tính toán trên cơ sở chia đều cho các vùng miền, ngành nghề đang đào tạo hiện nay của tỉnh Bắc Giang.
- Nội dung khảo sát:
+ Các thông tin chung về các đối tượng khảo sát.
+ Chương trình, giáo trình, trang thiết bị phục vụ dạy nghề. + Phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo, mô hình đào tạo.
+ Số lượng và chất lượng giáo viên dạy nghề tại các cơ sở GDNN công lập. + Quy mô đào tạo của các trường công lập.
+ Hình thức, loại hình đào tạo. + Kết quả đào tạo nghề.
+ Nhu cầu, mong muốn về đào tạo nghề của người lao động và người sử dụng lao động; các đề xuất, kiến nghị.
+ Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của học sinh, sinh viên học nghề ra trường đối với các doanh nghiệp….
Bảng 3.6. Đối tượng khảo sát và số lượng mẫu khảo sát:
Đơn vị tính: Phiếu
STT Tên đơn vị/Đối tượng khảo sát Số lượng
1 UBND tỉnh Bắc Giang 02
2 Sở Giáo dục và Đào tạo 02
3 Sở Lao động – TB&XH 02
4 Phòng Lao động – TB&XH TP Bắc Giang 02
5 Phòng Lao động – TB&XH huyện Lạng Giang 02
6 Phòng Lao động – TB&XH huyện Hiệp Hòa 02
7 Phòng Lao động – TB&XH huyện Việt Yên 02
8 Phòng Lao động – TB&XH huyện Yên Thế 02
9 Phòng Lao động – TB&XH huyện Tân Yên 02