Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở GDNN
4.2.7. Công tác kiểm tra, giám sát, quản lý
Hoạt động kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ quan trọng được các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Bắc Giang quan tâm, đó là cơ sở để đánh giá công tác quản lý đào tạo, công tác chỉ đạo điều hành hoạt động dạy và học của các cơ sở
GDNN. Qua thanh tra, kiểm sát giúp cho việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định, thông qua hoạt động kiểm tra giám sát nhằm phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDNN bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, giảng viên, nhân viên và học viên.
Công tác tự kiểm tra, giám sát tại các cơ sở GDNN chủ yếu tập trung vào việc thực hiện kế hoạch năm học đã được phê duyệt. Lấy kết quả công việc làm thước đo phẩm chất và năng lực thước đo chất lượng và hiệu quả công tác của từng cá nhân. Có lịch kiểm tra thường kỳ, đột xuất. Đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn cần tập trung vào những nội dung cụ thể như: Việc thực hiện phân phối nội dung, chương trình giảng dạy của Bộ LĐTB&XH. Tiến độ giảng dạy của cơ sở GDNN và từng lớp học thông qua sổ đầu bài và sổ báo giảng. Việc chuẩn bị giáo án, các đề cương bài giảng, chuẩn bị đồ dùng vật tư cho bài học, tiết giảng. Công tác đảm bảo hồ sơ chuyên môn theo mẫu quy định. Hồ sơ cá nhân, kế hoạch học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn. Hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm (nếu làm).
Xây dựng kế hoạch kiểm tra năm học, từng học kỳ hoặc đợt học, môn học. Trong kế hoạch cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung phương pháp và cách thức tổ chức kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra thông báo cho các đối tượng để mọi người biết, cùng theo dõi và thực hiện.
Kiểm tra sự chỉ đạo của các tổ chuyên môn trong phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, cho điểm học sinh theo quy định.Cải tiến phương pháp thanh tra, kiểm tra, đánh giá chuyên môn đảm bảo tính trung thực, công bằng trong kiểm tra, đánh giá. Quá trình kiểm tra phải trung thực, nghiêm túc tránh tình trạng người kiểm tra thì qua loa, người bị kiểm tra thì đối phó. Khi kiểm tra xong phải tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá khen thưởng kịp thời, phê bình, nhắc nhở những đơn vị, người làm chưa tốt để họ khắc phục, sửa chữa. Giữ vững quan điểm và phương châm: Kiểm tra để thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy việc thực hiện quy chế và chuyên môn ngày một tốt hơn.
Đối với học sinh: Thông qua kiểm tra, đánh giá ý thức, tinh thần thái độ, kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp, kết quả học tập của học sinh rất quan trọng nó góp phần chủ yếu trong quá trình đào tạo. Kiểm tra đánh giá đúng khả năng của học sinh góp phần việc điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp hơn.
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG