Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở GDNN
4.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Đến năm 2018, các cơ sở GDNN đã có trụ sở làm việc riêng; 12 CSDN trực thuộc doanh nghiệp có trụ sở làm việc ngay tại doanh nghiệp, các cơ sở công lập đã được quy hoạch riêng
Bảng 4.5: Diện tích sử dụng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Đơn vị tính: m2
TT Diện tích sử dụng Trường
CĐN
Trường
TCN TTDN
1 Diện tích khuôn viên bình quân/cơ sở 36.250 42.780 2.150
2 Diện tích xây dựng bình quân/cơ sở 5.250 4.750 2.270
3 Diện tích phòng học bình quân/cơ sở 1.500 1.350 520
4 Diện tích xưởng thực hành bình quân/cơ sở 2.800 2.620 1.150 5 Diện tích phòng học bình quân/1 học sinh. 1,5 1,4 1,3 6 Diện tích xưởng thực hành bình quân/1 HS. 2,8 2,6 2,1 7 Diện tích ký túc xá bình quân/1 học sinh
(có nhu cầu ở ký túc xá).
4,2 3,7 -
Nguồn: Sở Lao động - TB&XH.(2018) Tính đến năm 2018 các cơ sở GDNN công lập đã có đủ diện tích theo quy định, một số cơ sở dân lập vẫn còn thiếu diện tích đất theo quy định.
Hình 4.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về trụ sở làm việc và diện tích đất sử dụng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Đề tài đã tiến hành khảo sát đối với 230 người là cán bộ, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên đang học nghề tại 10 cơ sở GDNN công lập của tỉnh trong tháng 4 năm 2018; với 460 lượt lưa chọn các câu hỏi về trụ sở làm việc và diện tích đất sử dụng của các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh đã có 131 lượt đánh giá tốt và rất tốt, 200 lượt đánh giá bình thường, 129 lượt đánh giá không tốt.
Cũng về vấn đề này, theo đánh giá của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; có 28/30 người được hỏi (chiếm 93%) cho rằng diện tích đất đai của các Ccơ sở GDNN công lập là vừa đủ đảm bảo, 02/30 người được hỏi cho rằng chưa đảm bảo.
Trong giai đoạn 2010 - 2015 có gần 50% số cơ sở GDNN được xây dựng, cải tạo, mở rộng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Hầu hết các cơ sở GDNN có đủ thiết bị thực tập cơ bản. Các cơ sở GDNN công lập đều đã được đầu tư xây dựng, cải tạo đạt tiêu chuẩn (ngoài 03 cơ sở thuộc tổ chức chính trị xã hội).
Một số cơ sở GDNN được đầu tư tập trung trọng điểm đã xây dựng đồng bộ từ phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thư viện, ký túc xá, khu giáo dục thể chất... Nhờ đó quy mô tuyển sinh đã tăng từ 2 đến 3 lần như các trường: CĐ nghề công nghệ Việt Hàn, Cao đẳng Kỹ Thuật - Công nghiệp, TCN Giao thông vận tải, TCN miền núi Yên Thế. Đến nay, toàn tỉnh có 606 phòng học lý thuyết, tăng 284 phòng so với năm 2010, trong đó 415 phòng học kiên cố, chiếm 68,5%; 191 phòng cấp 4, chiếm 31,5%; 392 xưởng, phòng học thực hành, tăng 155 xưởng so với năm 2010, trong đó 204 xưởng kiên cố, chiếm 52%; 188 xưởng cấp 4, chiếm 48%.
Ngoài hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng thực hành nêu trên, các cơ sở GDNN còn hợp đồng liên kết thêm hàng trăm phòng học lý thuyết tại các xã để dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hàng trăm xưởng thực hành của các
cơ sở sản xuất phục vụ quá trình thực tập cho học sinh. Một số cơ sở GDNN công lập có thư viện và ký túc xá, nhà đa năng... đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo.
Bảng 4.6: Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề công lập năm 2018
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số Trong đó: Công lập Cấp quản lý
Trung ương Địa phương
Tổng số Trong đó: Công lập Tổng số Trong đó: Công lập Cơ sở vật chất dạy nghề
a. Giảng đường, phòng học lý thuyết phòng 606 415 148 148 458 267
b. Xưởng thực tập, thực hành; phòng thí nghiệm xưởng/ phòng 392 291 115 115 277 176
c. Thư viện phòng 28 28 6 6 22 22
1 Trường CĐN
a. Giảng đường, phòng học lý thuyết phòng 76 76 31 31 45 45
b. Xưởng thực tập, thực hành; phòng thí nghiệm xưởng/ phòng 61 61 12 12 49 49
c. Thư viện phòng 3 3 1 1 2 2
2 Trường TCN
a. Giảng đường, phòng học lý thuyết phòng 126 95 49 49 77 46
b. Xưởng thực tập, thực hành; phòng thí nghiệm xưởng/ phòng 82 69 26 26 56 43
c. Thư viện phòng 5 5 1 1 4 4
3 TTGDNN -GDTX
a. Giảng đường, phòng học lý thuyết phòng 190 96 10 10 180 86
b. Xưởng thực tập, thực hành; phòng thí nghiệm xưởng/ phòng 117 66 18 18 99 48
c. Thư viện phòng 7 7 2 2 5 5
4 Cơ sở khác có dạy nghề
a. Giảng đường, phòng học lý thuyết phòng 214 148 58 58 156 90
b. Xưởng thực tập, thực hành; phòng thí nghiệm xưởng/ phòng 132 95 59 59 73 36
c. Thư viện phòng 13 13 2 2 11 11
Nhìn chung, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có quy mô nhỏ, mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây, một số cơ sở GDNN chưa đủ diện tích phòng học lý thuyết, diện tích cơ sở thực hành tối thiểu so với quy định (1,3 m2 phòng học lý thuyết/01 học sinh quy đổi, 2,5 m2 cơ sở thực hành/01 học sinh quy đổi).
Hình 4.6. Đánh giá của cán bộ giáo viên và học sinh sinh viên về các công trình xây dựng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Tháng 4 năm 2018, đề tài tiến hành khảo sát đối với 230 người là cán bộ, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên đang học nghề tại 10 cơ sở GDNN công lập; với 430 lượt lưa chọn các câu hỏi về các công trình xây dựng (phòng học, xưởng thực hành…) của các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh đã có 25 lượt đánh giá rất tốt, 132 lượt đánh giá tốt, 139 lượt đánh giá bình thường, 134 lượt đánh giá không tốt.
Cũng về vấn đề này, theo đánh giá của các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; có 02/30 người (chiếm 6,7%) cho rằng các công trình xây dựng của các cơ sở GDNN công lập đã đảm bảo cho thực hiện hoạt động dạy nghề, 16/30 người (chiếm 53,3%) cho rằng đảm bảo về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng, 8/30 người (chiếm 26,7%) cho rằng đảm bảo về chất lượng nhưng chưa đảm bảo về số lượng và 4/30 người (chiếm 13,3%) cho rằng chưa đảm bảo.
Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và dạy nghề trong 5 năm 2014- 2018 đã được tăng cường và đạt được những kết quả bước đầu.
Bảng 4.7. Tổng hợp kinh phí đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ sở GDNN công lập giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Tên chủ đầu tư
Thực hiện
Tổng cộng Chi XDCB Mua
TTBDN
Tổng 97237,402 52500 44737,402
1 Trường CĐ CN Việt Hàn 43350 23000 20350
2 Trường TCN miền núi Yên Thế 14898 10500 4398
3 Trường TCN thủ công mỹ nghệ 19/5 7350 6000 1350
4 Trường TCN Giao thông vận tải 2200 0 2200
5 Trường TCN số 12 1650 0 1650
6 Trường TCN số 1 BG 350 0 350
7 TTGDNN-GDTX Bắc Giang 5586,502 3000 2586,502
8 TTGDNN-GDTX Hiệp Hoà 5700 3000 2700
9 TTGDNN-GDTX huyện Tân Yên 4100 2500 1600
10 TT DN và GTVL 8/3 100 0 100
11 TT DN và GTVL Thanh Niên 450 0 450
12 TT DN - Dịch vụ hỗ trợ Nông dân 100 0 100
13 TT DN Việt Đức 100 0 100
14 TT Ngoại ngữ - Tin học BG 204 0 204
15 TT DN - Đào tạo LĐXK Hữu Nghị 300 0 300
16 TT DN Công đoàn BG 250 0 250
17 TTGDNN-GDTX huyện Lục Ngạn 4500 2500 2000
18 TTGDNN-GDTX huyện Lục Nam 900 0 900
19 TTGDNN-GDTX huyện Lạng Giang 500 0 500
20 TTGDNN-GDTX huyện Việt Yên 600 0 600
21 TTGDNN-GDTX huyện Yên Dũng 3300 2000 1300
22 TT GTVL Bắc Giang 200 0 200
23 TT Giáo dục LĐXH Bắc Giang 348,9 0 348,9
24 TT DN Mạnh Hùng 200 0 200
Tổng nguồn vốn, bao gồm vốn Trung ương (vốn Chương trình mục tiêu quốc gia tăng cường năng lực đào tạo nghề) và vốn ngân sách địa phương. Riêng Chương trình mục tiêu quốc gia "tăng cường năng lực đào tạo nghề" đã đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho 27 trường, cơ sở GDNN công lập với tổng kinh phí là 97237,4 triệu đồng; qua đó các cơ sở GDNN công lập của tỉnh đều đã có đủ thiết bị thực tập nghề cơ bản cho các nghề đào tạo. Một số trường công lập được đầu tư trong điểm như: CĐCN Việt Hàn, TCN miền núi Yên Thế, TCN số 12 đã đầu tư trang thiết bị dạy nghề hiện đại, phù hợp với công nghệ sản xuất thực tế cho một số nghề đào tạo của trường, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể bắt tay ngay vào công việc sau khi tốt nghiệp.
Nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động từ công tác xã hội hóa đã đầu tư cho giáo dục và dạy nghề 618,2 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho đào tạo nghề là 284,6 tỷ đồng (huy động xã hội hoá là 39,3 tỷ đồng).
Đối với các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề; vì dạy nghề không phải là nhiệm vụ chính của các trường này nên khả năng đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy nghề có nhiều hạn chế; nhìn chung thiết bị cho dạy và học của các trường này còn rất thiếu và lạc hậu, đặc biệt là các trường công lập thuộc địa phương quản lý.
Đối với các TTDN và cơ sở GDNN khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đa số có quy mô nhỏ, chủ yếu đào tạo SCN nên việc đầu tư thiết bị dạy nghề cũng gặp nhiều khó khăn. Trừ một số Trường, TTDN công lập trong điểm được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia "tăng cường năng lực đào tạo nghề" như Trường CĐN Việt Hàn, Trường TCN Miền núi Yên Thế, Trường TCN thủ công mỹ nghệ 19/5 được đầu tư đồng bộ thiết bị dạy nghề còn lại đa số các Trường, Trung tâm, cơ sở GDNN khác đều ở tình trạng thiếu thiết bị dạy nghề, thiết bị dạy nghề lạc hậu.
Các thiết bị dạy nghề được trang bị cho các cơ sở GDNN công lập có đến gần 73% là các thiết bị do nước ngoài sản xuất; tuy nhiên, số thiết bị tiên tiến phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp chỉ chiếm 36,3% số thiết bị dạy nghề được trang bị, còn lại là các thiết bị trung bình hoặc đã lạc hậu về công nghệ.
Bảng 4.8. Tình trạng trang thiết bị dạy nghề hiện có tính đến năm 2018 của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Bình quân chung Trường CĐN Trường TCN TTDN
Năm sản xuất 100 100 100 100 - Trước 1990 6,7 1,8 9,6 8,7 - Từ 1990 đến 1999 29,1 21,7 28,3 37,4 - Từ 2000 đến nay 64,2 76,5 62,1 53,9 Trình độ thiết bị 100 100 100 100 - Tiên tiến 36,3 53,4 29,7 25,8 - Trung bình 35,9 31,7 39,6 36,4 - Lạc hậu 27,8 14,9 30,7 37,8 Nơi sản xuất 100 100 100 100 - Ngoài nước 72,7 65,5 72,4 80,3 - Trong nước 16,4 13,7 15,9 19,7 - Tự lắp ráp 10,9 20,8 11,7 -
Nguồn: Sở Lao động – TB&XH (2018) Theo khảo sát của đề tài trong tháng 4 năm 2018 đối với 230 người là cán bộ, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên đang học nghề tại cơ sở GDNN công lập của tỉnh về trang thiết bị dạy nghề; với 3.260 lượt lưa chọn các câu hỏi đã có 608 lượt đánh giá rất tốt, 832 lượt đánh giá tốt, 1038 lượt đánh giá bình thường, 782 lượt đánh giá không tốt.
Trong những năm qua, tuy đã được quan tâm đầu tư trong thời gian qua nhưng về cơ bản trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy nghề của các cơ sở GDNN công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẩn còn thiếu và lạc hậu. Các máy móc, trang thiết bị dạy nghề phần lớn là phổ thông như máy may công nghiệp, máy tính, dụng cụ điện dân dụng...thiếu những trang thiết bị như dạng máy công nghệ cao, máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn công nghệ cao...trang bị máy móc dạy nghề thường không theo kịp sự phát triển nhanh nhạy của thực tiễn sản xuất đang diễn ra cho nên kết quả đào tạo thường có sự chênh lệch (độ trễ) của trình độ, kỹ năng đào tạo và nhu cầu thực tế.
Hình 4.7. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về trang thiết bị dạy nghề
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Các nguồn kinh phí chi trực tiếp cho công tác đào tạo nghề từ các nguồn như học phí từ người học, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và trung ương hỗ trợ từ chương trình mục tiêu.
Hàng năm kinh phí chi trực tiếp cho công tác đào tạo nghề đã tăng chủ yếu cho đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng, tính từ 2015 đến 2017 riêng đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng tăng lên 24.602 triệu đồng, nhưng chi phí cho dạy nghề sơ cấp thì giảm do nhu cầu của người dân và doanh nghiệp có sự thay đổi.
Bảng 4.9. Kinh phí dành cho đào tạo nhân lực trong các cơ sở GDNN
Đơn vị: Triệu đồng
Hệ đào tạo Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 14.230 14.313 14.936 14.240 13.539 2. Trung cấp nghề 20.640 20.824 21.504 32.010 36.300 3. Cao đẳng nghề 2.717 9.074 7.475 10.608 17.280 Tổng số 37.587 44.211 43.915 56.858 67.119
Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang (2014-2018)