Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề trong các cơ sở GDNN trên địa bàn
4.1.1. Khái quát về hệ thống các cơ sởgiáo dục nghềnghiệp trên địa bàn tỉnh
SỞ GDNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Khái quát về hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang
Đến nay đã trên địa bàn tỉnh có 27 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (giảm cơ sở so với năm 2015 là 16 cơ sở). Trong đó:
Cơ sở thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý có 1 cơ sở
Cơ sở do tỉnh quản lý có 15 cơ sở; (Gồm 01 trường Cao đẳng nghề, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề, 9 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên).
Cơ sở tư thục quản lý có 11 cơ sở.
Tổng quy mô đào tạo của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh là 25.580 người/năm trong đó:
- CĐN là 2.212 người. - TCN là 3.115 người.
- SCN và dạy nghề thường xuyên là 20.253 người.
Các cơ sở GDNN đã định hướng và chọn ngành nghề đào tạo trên cơ sở các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động; ngoài việc triển khai thực hiện chỉ tiêu dạy nghề được giao hàng năm theo các cấp trình độ CĐN, TCN, SCN và dạy nghề thường xuyên, đã có sự đa dạng hóa các hình thức đào tạo, cơ cấu đào tạo.
- Về hình thức đào tạo chính quy và dạy nghề thường xuyên:
+ Đào tạo chính quy tại các cơ sở GDNN; là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.đào tạo lưu động tại các huyện, thị xã, thành phố; liên kết mở các lớp đào tạo ở trình độ cao đẳng; liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDNN; kết hợp đào tạo chính quy ở cơ sở với đào tạo tại
đơn vị nhận liên kết; đào tạo theo đơn đặt hàng và nhu cầu sử dụng của các cơ quan doanh nghiệp.
+ Dạy nghề thường xuyên cũng được các cơ sở GDNN chủ động tổ chức thực hiện như: bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề, chuyển giao công nghệ cho người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp; hầu hết học sinh học nghề tại doanh nghiệp được thực hành trên những dây truyền sản xuất thực tế nên sau khi tốt nghiệp có việc làm và có thể bắt tay ngay vào công việc. Hình thức kèm cắp nghề, truyền nghề chủ yếu được thực hiện đối với lao động nông nghiệp trực tiếp tại các địa phương nhằm giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
- Về hình thức đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ:
+ Đối với dạy nghề trình độ cao đẳng, các cơ sở GDNN tập trung đào tạo nghề gồm: Công nghê ô tô, sửa chữa điện công nghiệp, quản trị mạng và quản trị cơ sở dữ liệu, ...
+ Đối với dạy nghề trình độ TCN, các cơ sở GDNN tập trung đào tạo một số nghề chủ yếu sau: Kỹ thuật may và thiết kế thời trang, Hàn, Sửa chữa ô tô, xe máy, sửa chữa điện công nghiệp, điện tử dân dụng, xây dựng, Y tá, dược tá, trồng trọt, chăn nuôi thú y…
+ Đối với dạy nghề trình độ SCN và dạy nghề thường xuyên, các cơ sở GDNN tập trung đào tạo một số nghề chủ yếu sau: May công nghiệp, Gò –Hàn, Điện, lái xe ô tô, Điện lạnh, Tin học Văn phòng, Mộc dân dụng, Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, Thêu tranh xuất khẩu, Mây tre đan xuất khẩu, Trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Nuôi trồng thuy sản….
- Cơ cấu chia theo ngành nghề đào tạo (03 nhóm nghề chủ yếu):
+ Nhóm 1: Đào tạo nghề cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc chuyển đổi việc làm, gồm các nghề: công nghệ ô tô, quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ thuật may và thời trang, hàn, điện, điện tử, sửa chữa cơ khí, sửa chữa xe máy, lái xe ô tô....
+ Nhóm 2: Đào tạo nghề phụ cho người lao động để tạo việc làm trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập, tăng thời gian sử dụng lao động, gồm các nghề: mây tre đan xuất khẩu, móc sợi, thêu tranh xuất khẩu, làm lông mi giả....
+ Nhóm 3: Đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động để phát triển sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương góp phần tăng năng suất lao động, tăng giá trị của sản phẩm, gồm các nghề: Trồng cây ăn quả, cây thuốc lá, rau sạch, cây cảnh; chăn nuôi gà đồi, thỏ, lợn, cá, ếch, ba ba...
Tổng số lao động được đào tạo nghề giai đoạn 2014 - 2018 của tỉnh Bắc Giang là 144.780 người, trong đó người lao động tham gia học chủ yếu ở một số nghề sau: nghề May 27,3%; Vận tải 21,9%; Kỹ thuật 16,8%... nghề Xây dựng có số người theo học ít nhất 0,1%.
Theo kết quả khảo sát của đề tài trong tháng 5 năm 2018, ý kiến đánh giá của 30 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang khi được hỏi về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu hình thức đào tạo của các cơ sở GDNN; có 21/30 người (chiếm 70%) cho rằng cơ cấu ngành nghề đào tạo như vậy là phù hợp, 9/30 người cho rằng chưa phù hợp; có 30/30 người (bằng 100%) cho rằng cơ cấu hình thức đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ như hiện nay là hợp lý.