Kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 66 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề trong các cơ sở GDNN trên địa bàn

4.1.2. Kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc

Bắc Giang

4.1.2.1. Kết quả về số lượng đào tạo nghề

Trong giai đoạn 2014-2018 các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã 144.780 người được đào tạo nghề, trong đó trình độ CĐN 3.450 người; trình độ TCN 14.073 người; trình độ SCN và dạy nghề thường xuyên 127.257 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nên 62.5%

Trong những năm qua, các cơ sở GDNN lập đã chủ động triển khai thực hiện hoạt động đào tạo nghề dưới nhiều hình thức: đào tạo chính quy tập trung, đào tạo tại chức cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở, đào tạo theo địa chỉ … dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; dạy nghề theo hình thức kèm cặp trực tiếp tại nhà hoặc tại xưởng; dạy nghề theo hình thức vừa học vừa làm tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề lưu động tại các làng, xã, thôn, bản cho lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng và số lượng lao động của tỉnh được tham gia học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp.

Bảng 4.1. Kết quả đào tạo nghề trong giai đoạn 2014-2018 ĐVT:Người ĐVT:Người Trình độ đào tạo Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cộng Cao đẳng 209 698 575 816 1 152 3 450 Trung cấp 2 580 2 603 2 688 2 910 3 300 14 073

Sơ cấp và thường xuyên 25 411 25 559 26 672 25 429 24 178 127 257

Tổng cộng 28 200 28 860 29 935 29 155 26 630 144 780

Nguồn: Sở Lao động - TB&XH (2014-2018) Trong năm năm qua, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 144.780 lao động được đào tạo nghề (bình quân 28.955 người/năm). Trong đó, làm việc trong nước 77,87%; xuất khẩu lao động 22,13%. Và là một trong 10 tỉnh có số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài lớn nhất toàn quốc. Hiện tại số lao động trên địa bàn tỉnh đang làm việc ở nước ngoài có trên 25.000 người, tập trung chủ yếu ở các thị trường như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc,...; lượng thu nhập ngoại tệ do lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về hàng năm qua các Ngân hàng Thương mại đạt từ 50 - 70 triệu USD (chưa kể nguồn do lao động mang về bằng con đường khác).

4.1.2.2 Kết quả về chất lượng đào tạo nghề

a.Kết quả học tập của học sinh nghề

Thống kê mới đây cho thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề tại Bắc Giang ở các hệ cũng tăng đáng kể năm 2018: hệ sơ cấp và phổ cập nghề: số học sinh đạt tốt nghiệp là 100%, trung cấp là 96,1% và cao đẳng là 95,3%. So với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ này tương đối là cao (tính chung cả nước, tỷ lệ tốt nghiệp học nghề đạt 95%)

Kết quả học tập của các sinh viên là cơ sở để đánh giá năng lực của sinh viên sau khi ra trường. Kết quả đào tạo nghề được tính bằng điểm bình quân chung của các môn học trong suốt quá trình học của học sinh. Trong những năm gần đây, số học sinh đạt loại khá giỏi đều chiếm trên 50%, tỷ lệ này ngày càng tăng lên theo từng năm. Theo nhận xét sơ bộ của hiệu trưởng của một số trường trong tỉnh cho biết, kết quả học tập của học sinh nghề trong năm học vừa qua có

những tiến bộ đáng kể so với những khóa học trước. Đó là điều đáng mừng, kết quả đó đánh giá sự cố gắng phấn đấu dạy và học của giáo viên cũng như của học sinh trong toàn trường. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số học sinh có ý thức học tập chưa tốt, kết quả học tập kém, làm giảm thành tích thi đua của trường, và ảnh hưởng đến phong trào học tập trong học sinh, sinh viên.

Theo kết quả điều tra của Đề tài trong tháng 4 năm 2018 đối với 200 lao động đã qua đào tạo nghề tại 10 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thấy, người lao động trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang vẫn có tới 14,8% số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp này chưa hề qua các lớp đào tạo nghề. Trong số lao động đã qua đào tạo nghề, tỷ lệ cao đẳng và đại học trở lên - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật là 1 - 0,5 - 1. Có thể nói đây là một cơ cấu lao động chưa hợp lý và sử dụng thiếu hiệu quả. Đối với các lao động phổ thông, khi được tuyển dụng chỉ có 32,5% số lao động phổ thông được đào tạo nghề, với thời gian đào tạo trung bình 6,2 tháng, có nhiều trường hợp được đi đào tạo tới 60 tháng. Như vậy, tỷ lệ lao động phổ thông có qua đào tạo chỉ chiếm ít hơn 1/3 trong tổng số lao động phổ thông cần thiết. Vấn đề này đòi hỏi phải có phương pháp và điều kiện thích hợp để bồi dưỡng nghề hoặc chuyên môn kỹ thuật cho các đối tượng này.

Hô ̣p 4.1. Đào tạo nghề tại tỉnh Bắc Giang

Phần lớn người lao động (76,4%) cho rằng tay nghề của họ đã được cải thiện nhiều so với ba năm trước. Trong số này, chỉ có 8% cho rằng tay nghề nâng cao là do tham gia các lớp đào tạo nâng cao tay nghề ngắn hạn (dưới 6 tháng), và 12,1% tham gia các lớp đào tạo nghề dài hơn 6 tháng; 9,2% cho rằng các chuyên gia đến đơn vị hướng dẫn hoặc có những buổi thực hành trực tiếp trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, 42,5% người lao động cho rằng tay nghề họ nâng cao được là do học hỏi từ đồng nghiệp trong quá trình sản xuất; 56,7% Đào tạo công nhân kỹ thuật là nhu cầu rất cấp thiết ở các công ty trên địa bàn Bắc Giang. “Mỗi năm, công ty có nhu cầu cần tuyển thêm từ 300-500 lao động mới, mà 1/3 trong số này đòi hỏi phải được trang bị kiến thức chuyên môn kỹ thuật một cách chính thức và có hệ thống từ các trường đào tạo nghề, khoảng 1/3 do chúng tôi tự đào tạo bằng cách hướng dẫn làm việc, số còn lại làm các công việc phổ thông không nhất thiết phải đào tạo”

cho rằng tay nghệ được nâng cao là do làm nhiều tay quen. Kết quả này ngụ ý rằng, để nâng cao tay nghề cho người lao động, giải pháp tối ưu chưa chắc đã nằm ở khâu đào tạo nghề mà là quá trình vừa học vừa làm (learning by doing). Vì vậy, các doanh nghiệp cần tạo điều kiện khuyến khích người lao động tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Kết quả từ điều tra người sử dụng lao động cho biết trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động một cách khách quan hơn. Theo đó, 75% cán bộ làm trong các phòng ban của các doanh nghiệp có trình độ từ Cao đẳng trở lên khi mới tuyển dụng phải đào tạo lại, trong đó đào tạo lại do không đúng ngành nghề đã học là 37,5%; 12,5% đào tạo lại là do người lao động làm việc đúng ngành nghề đào tạo nhưng không đáp ứng được công việc. Kết quả này cũng tương tự cho lao động kỹ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, công nhân kỹ thuật, và người lao động nói chung mới tuyển dụng. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng lần lượt là 55,7% đối với lao động kĩ thuật có trình độ từ cao đẳng trở lên, 25,5% đối với công nhân kĩ thuật và 37,5% đối với người lao động mới tuyển dụng.

Bảng 4.2. Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng

Tỷ lệ đào tạo lại(%)

Cán bộ phòng ban có trình độ cao đẳng trở lên 65,0 Cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng trở lên 50,7

Lao động tuyển dụng mới 25,5

Công nhân kỹ thuật 15,5

Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang (2018) Kết quả này cho thấy đào tạo không theo tín hiệu của thị trường dẫn tới người lao động phải làm trái ngành, trái nghề và kết quả là doanh nghiệp sử dụng lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đối với những người làm việc đúng ngành nghề thì nội dung đào tạo hoặc kiến thức trang bị cho người học chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, do đó đào tạo lại là việc các doanh nghiệp đều phải làm. Kết quả này còn được cụ thể hơn trong bảng đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua.

Bảng 4.3. Đánh giá về lao động đã tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang làm việc trong các doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang

Đánh giá trên thang điểm 5

Có kiến thức chung tốt 3,5

Thực hành tốt 2,9

Năng lực làm việc tập thể tốt 3,5

Tuân thủ các nội quy công ty 3,8

Có ý thức tự giác 3,5

Có ý thức nâng cao trình độ/kỹ năng 3,6

Tích cực tham gia hoạt động tập thể 3,8

Chuyên môn phù hợp với yêu cầu 3,0

Tiếp thu kiến thức mới nhanh 3,5

Có sức khỏe đáp ứng công việc 2,7

Đánh giá chung 3,2

Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang (2018) Lao động đã tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đánh giá là có kiến thức và khả năng tiếp thu kiến thức tốt, nhưng khả năng thực hành thì yếu, điều này có nghĩa là các lao động được trang bị lý thuyết tốt nhưng thời gian cho thực hành, phương tiện, hoặc nội dung thực hành chưa đáp ứng được mong muốn, nhu cầu của doanh nghiệp. Theo kết quả này, có ba tiêu thức mà lao động tỉnh Bắc Giang cần khắc phục đó là: sức khỏe, kỹ năng thực hành, và thứ ba là lựa chọn chuyên môn đúng với ngành nghề đào tạo.

b. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của lao động

Một khía cạnh khác là khả năng gắn bó lâu dài với công ty, nơi công tác của người lao động. Theo kết quả điều tra cung cầu lao động của tỉnh Bắc Giang trong tháng 5 năm 2018, người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có sự hợp tác gắn kết với doanh nghiệp. Có tới 39,1% số người lao động có ý định và mong muốn làm việc cho doanh nghiệp đến hết đời, và 41,4% số lao động muốn làm việc đến khi doanh nghiệp không còn cần họ nữa. Đây có

thể nói là một điểm mạnh của nguồn nhân lực tỉnh Bắc Giang, thể hiện thái độ lao động rất đúng mực. Nếu doanh nghiệp hiểu được nguyện vọng của người lao động thì nhóm những người chờ cải thiện tình hình về chế độ cho người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu dài hơn, và do đó có lợi hơn cho cả người lao động và giới doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và sau cùng là sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Kết quả điều tra phản ánh qua biểu đồ dưới đây:

13.79 5.74

39.08 41.38

Sẵn sàng làm việc cả đời tại đây Làm đến khi họ không dùng mình nữa

Tiếp tục làm việc nếu doanh nghiệp cải thiện chế độ cho nhân viên Làm tạm thời, tìm được công việc tốt hơn sẽ chuyển đi

Hình 4.1. Khả năng gắn bó của người lao động với công ty/đơn vị công tác

Nguồn: Nguồn: Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang (2018) Về phía người sử dụng lao động, kết quả điều tra người sử dụng lao động cho thấy có tới 60% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ có người lao động thôi việc trong năm 2013. Trong số các doanh nghiệp có người thôi việc này, lý do thôi việc chính là nghỉ vì gia đình, sức khỏe... chiếm 60%, và 40% còn lại là do lao động tự bỏ việc. Các doanh nghiệp ghi nhận, trong năm 2013 không có ai bị đuổi việc do vi phạm kỷ luật lao động, do không đáp ứng được yêu cầu công việc mà chủ yếu là do lao động tự ý bỏ việc.

Đây cũng là một điểm yếu của nguồn lao động nói chung trên phạm vi cả nước và cũng là một điểm yếu của nguồn lao động tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra người lao động có tới 7,4% số người lao động bị hình phạt (không đến mức đuổi việc) do uống rượu, đi làm muộn, và vi phạm nội quy của Công ty ví dụ như hút thuốc lá không đúng nơi quy định, mặc đồng phục, có phản ánh không tốt từ phía khách hàng của doanh nghiệp…

Hộp 4.2. Thái độ lao động qua ý kiến nhận xét của Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)