CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 44 - 46)

6. Tổng quan tài liệu

1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN

1.4.1. iảm tỷ lệ nợ xấu.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cũng là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng, của từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên chỉ tiêu mức giảm tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn phản ánh chính xác hơn về mức độ tổn thất có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng.

Mức giảm nợ xấu trung dài hạn = Số dư nợ xấu trung dài hạn cuối kỳ - Số dư nợ xấu trung dài hạn đầu kỳ

Mức giảm tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn = Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn cuối kỳ - Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn đầu kỳ

Mức giảm nợ xấu trung dài hạn càng cao cho thấy công tác quản trị RRTD trung dài hạn đạt hiệu quả tốt, ngược lại nếu mức giảm tỷ lệ nợ xấu là âm ( Nợ xấu tăng) cho thấy công tác quản trị RRTD trung dài hạn của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả.

1.4.2. giảm tỷ lệ xóa nợ ròng.

Xóa nợ ròng = Dư nợ xóa trong bảng – số tiền đã thu hồi được

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ xấu đã được xóa nợ ròng và cho biết mức độ tổn thất tín dụng của Ngân hàng.

Tỷ lệ xóa nợ ròng = Các khoản xóa nợ ròng / Tổng dư nợ

Mức giảm xóa nợ trung dài hạn = Số xóa nợ trung dài hạn cuối kỳ - Số xóa nợ trung dài hạn đầu kỳ

Tỷ lệ xóa nợ trung dài hạn = Tỷ lệ xóa nợ trung dài hạn cuối kỳ - Tỷ lệ xóa nợ trung dài hạn đầu kỳ

Mức giảm tỷ lệ xóa nợ trung dài hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác quản trị RRTD bởi vì nó phản ánh mức tăng/giảm tỷ lệ giá trị tổn thất tín dụng thực tế phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng chứ không chỉ mới phản ánh nguy cơ có thể phát sinh rủi ro và tổn thất tín dụng như hai chỉ tiêu trên

1.4.3. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro = Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập/ Tổng dư nợ

Mức giảm số trích lập dự phòng tuyệt đối= số trích lập dự phòng cuối kỳ - số trích lập dự phòng đầu kỳ

Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng = Tỷ lệ trích lập dự phòng cuối kỳ - Tỷ lệ trích lập dự phòng đầu kỳ.

Tương tự như mức giảm tỷ lệ nợ xấu, mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD được sử dụng để đánh giá hiệu quả công tác quản trị RRTD của Ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể. Mức giảm càng lớn hiệu quả càng cao và ngược lại.

Tuy nhiên do số trích lập RR trong kỳ còn phụ thuộc vào nhìn nhận, đánh giá RR và công tác thực hiện trích lập RRTD của từng ngân hàng nên chỉ tiêu này nên sử dụng đối với những ngân hàng thực hiện tốt công tác trích lập DPRRTD nhằm đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 44 - 46)