Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 94 - 96)

1.5.2 .Các yếu tố khách quan

3.2.3.Nhóm giải pháp khác

a. Chú trọng đến việc phát triển chất lượng cán bộ, nhân viên ngân hàng

Con người luôn là nhân tố quyết định trong mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với lĩnh vực tín dụng, cán bộ ngân hàng là người chịu trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định cho vay. Chính vì thế, Ngân hàng nên tiến hành đào tạo

thường xuyên và định kỳ, tránh tình trạng lạc hậu về nghiệp vụ. Ngân hàng thường xuyên cử cán bộ dự lớp học, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ ngắn ngày do Bản Việt Hội Sở tổ chức đào tạo. Trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công việc có thể mở và thuê chuyên gia, cán bộ kỹ thuật về giảng cho cán bộ Ngân hàng

Chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ Ngân hàng, Ngân hàng nên phân nhóm ngành cho từng cán bộ chuyên trách. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp cho cán bộ khách hàng tránh khỏi tình trạng quá tải do phải ôm nhiều lĩnh vực, có thời gian đi sâu vào từng loại hình cụ thể. Nhờ đó mà khi thẩm định dự án sẽ có sự đánh giá chính xác hơn và cụ thể hơn về nhóm ngành hàng mà mình đang theo dõi để có cái nhìn thực tế và cụ thể nhất.

Tuân thủ quy chế cho vay và quy trình cấp tín dụng. Để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Các cán bộ NH phải luôn tuân thủ quy chế cho vay của NHNN và quy trình cấp tín dụng của Bản Việt. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong việc nghiêm túc tuân thủ các quy định, quy trình về nghiệp vụ cấp tín dụng. Tránh tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn cấp những khoản tín dụng không hợp lý, lập hồ sơ giả, làm gia tăng RRTD.

Giao chỉ tiêu đến từng cán bộ. Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để điều chỉnh sao cho phù hợp với sự thay đổi đột ngột của nền kinh tế, làm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Nghiêm khắc với tiêu cực tín dụng, gây rủi ro cho Ngân hàng khi cho vay. Tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng cả về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp.

Ngân hàng có những chính sách khuyến khích thỏa đáng với cán bộ nhân viên, CV.QHKH tại Bản Việt ĐăkLăk là người làm việc vì tập thể nhưng lại chịu trách nhiệm cá nhân lớn nhất khi có rủi ro xảy ra, chính vì vậy Ngân hàng phải có chính sách động viên, khen thưởng. Có thể hàng tháng,

hàng quý bầu xét thi đua. Với những cán bộ làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ được khen thưởng hay đề bạt những vị trí cao hơn… Đồng thời Ngân hàng cũng có hình thức kỷ luật đối với cán bộ thiếu trách nhiệm… Chính thưởng phạt phân minh, quyền lợi gắn kiền với trách nhiệm, sẽ là động lực thúc đẩy CV.QHKH tại Bản Việt ĐăkLăk hoàn thành tốt công việc của mình và không ngừng nỗ lực nâng cao kiến thức và nhiệt huyết làm việc để cống hiến hết mình vì sự phát triển của chi nhánh.

b. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng

Áp dụng hiệu quả những phần mềm, chương trình tin học mà Bản Việt cung cấp. Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin ngân hàng. Hiện tại số lượng cán bộ tại chi nhánh có đủ trình độ để vận hành và ứng dụng công nghệ vào quản trị rủi ro cũng còn hạn chế.Công nghệ nhằm phục vụ cho công tác thu nhập, xử lý và lưu trữ thông tin tín dụng cũng cần được hiện đại hóa hơn nữa, để làm tăng số lượng cũng như độ chính xác, cập nhật của thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Nếu không quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ am hiểu về công nghệ thông tin thì sẽ dẫn đến lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng công nghệ thấp. Do đó, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên làm công tác tin học vừa phải ứng phó ngay với thực tế trước mắt, vừa phải có chiến lược lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển côg nghệ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 94 - 96)