Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 100 - 106)

1.5.2 .Các yếu tố khách quan

3.3.3.Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành liên quan

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.3.Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành liên quan

Hoàn thiện lại hệ thống thông tin tín dụng của ngành.

NHNN Cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và khách hàng có quan hệ tín dụng, cung câó thông tin tín dụng cho CIC ngành NH, phải có quy định chế tài khi các TCTD cng cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trường hợp phát hiện thông tin không chính xác, NHTM phải bồi thường cho những TCTD khác đã sử dụng thông tin không chính xác đó.

Thông tin cung cấp trên nên có cả phần định tính về khách hàng vay bên cạnh các chỉ tiêu định lượng như hiện nay. Ví dụ như: Tư cách khách hàng, tài sản đảm bảo….

Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín dụng độc lập ở Việt nam để hỗ trợ cho các NHTM dựa trên sự tiếp thu và học tập của mô hình này trên thế giới

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng:

Việc xử lý tài sản đảm bảo qua trung tâm đấu giá và khởi kiện ra toàn án trong thời gián qua đã gây khó khăn, tốn nhiều thời gian và gây không ít trở nagị cho các NHTM. VÌ thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD nói chung và cho Bản VIệt nói riêng trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho ngân hàng. Nhà nước cần cải cách quy trình xử lý đối với tài sản cần phải được tinh giảm như: khi ngân hàng nộp hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ thì tòa nên tiến hành giải quyết và xử lý nhanh chóng hồ sơ khởi kiện trong một khoảng thời gian nhất định để ngân hàng được phép xử lý tài sản và khi quyết đúng của tòa án có hiệu lực thì TCTD được chủ động trong việc lựa chọn hình thực phát mãi tài sản mà không cần phải qua thi hành án kéo dài thời gian như hiện nay.

Đối với việc quản lý các doanh nghiệp, Nhà nước cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp và cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về độ chính xác, tính minh bạch của việc kiểm toán, giúp phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá đúng về khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết đụng đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn công tác quản trị rủi ro trung dài hạn giai đoạn 2012-2014 của Bản Việt ĐăkLăk, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quá trình quản trị rủi ro tín dụng của Bản Việt ĐăkLăk nói riêng và Bản Việt nói riêng nói chung. Đồng thời cũng nêu lên một số đề xuất kiến nghĩ đối với Ngân hàng nhà nước và chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tác nghiệp của các Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động sinh lời chủ yếu và quyết định đến hiệu quả kinh doanh trong hoạt động khinh doanh ngân hàng. Tín dụng không chỉ mang lợi nhuận cao cho ngân hàng mà còn đóng góp vào quá trình thực thi, bình ổn các chính sách tiền tệ của NHNN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là hoạt động tín dụng. Là một chi nhánh hoạt động trên địa bàn Tỉnh ĐăkLăk cũng phải đối mặt với những vấn đề trên. Trên cơ sở đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu các lý luận cơ bản về RRTD và RRTD trong cho vay trung dài hạn

Luận văn còn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của Bản Việt ĐăkLăk, đi sâu phân tích thực trạng công tác quản trị RRTD trong cho vay trung dài hạn tại Bản Việt ĐăkLăk trong dai đoạn 2012-2014. Qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác QTRR trong cho vay trung dài hạn tại Bản Việt ĐăkLăk

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro trong cho vay trung dài hạn nói riêng tại Bản Việt ĐăkLăk nhằm đưa ra các giải pháp đối với Bản Việt Hội Sở, Ngân Hàng Nhà Nước, Chính Phủ để hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của Ban Lãnh Đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên tại Bản Việt ĐăkLăk.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Võ Thị Thúy Anh (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê.

2 Báo cáo thường niên của Bản Việt chi nhánh ĐăkLăk (2012- 2013)

3 Lâm Chí Dũng (2011), Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học Đà Nẵng 4 Lâm Chí Dũng, Võ Hoàng Diễm Trinh ( 2010), Bài giảng Quản trị hoạt

động ngân hàng 2, Đại học Đà Nẵng.

5 Nguyễn Anh Dũng (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định, Luận văn thạc sỹ.

6 Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

7 Nguyễn Minh Kiều (2019) Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê, Hà Nội.

8 Châu Văn Phúc (2013), Quản trị RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội – Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ.

9 Quyết định 249/ QĐ- TGĐ (25/12/2014) Quyết định của TGĐ về việc ban hành hướng dẫn thủ tục pháp lý trong quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bản Việt

10 Quyết định 120/ QĐ- TGĐ ( 29/6/2014) Quyết định của TGĐ về việc ban hành Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Bản Việt

11 Quyết định 33/14/ QĐ- TGĐ ( 24/02/2014) Quyết định của TGĐ về việc quy định xếp hạng tín dụng nội bộ - cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp

12 Nguyễn Hồ Thủy Tiên (2015), Quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ.

13 Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê

14 Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 100 - 106)