Nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 31 - 33)

6. Tổng quan tài liệu

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

1.3.3. Nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng

Nguyên tắc chấp nhận rủi ro: Trong cho vay trung dài hạn là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng xem xét đánh giá rủi ro (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu…) nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ

xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm kiểm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư. Khi đánh giá mức độ rủi ro của các NHTM cần xây dựng chiến lược phòng chống rủi ro. Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng là sự hiện hữu khách quan có trong các nghiệp vụ ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình QTRR đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải biết chấp nhận rủi ro cho phép. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro.

Nguyên tắc khống chế rủi ro cho phép: Các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường, đối tượng khách hàng, điều kiện cấp tín dụng…) nhằm xây dựng quy trình cho vay phù hợp cho từng khách hàng trên cơ sở các thông tin phù hợp, đánh giá khách quan kỹ lưỡng. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại và mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp

Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung và khả năng đáp ứng của ngân hàng thương mại: Quy mô của ngân hàng được đánh giá để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề.

Đây là những nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt. Chính sách quản trị rủi ro ngân hàng phải được xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng

chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các hoạt động xấu đến tình hình tài chính ngân hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 31 - 33)