Nhóm giải pháp xử lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 92 - 94)

1.5.2 .Các yếu tố khách quan

3.2.2. Nhóm giải pháp xử lý

Việc xử lý nợ xấu hay phát sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, hoạt động của ngân hàng. Sỡ dĩ như vậy vì nợ xấu phát sinh tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng. Chính vì lẽ đó cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu phát sinh.

a. Thực hiện hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề

Vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu tại Bản Việt ĐăkLăk luôn là mối lo đối với tất cả cán bộ làm công tác tín dụng cũng như Ban Lãnh đạo ngân hàng, bởi việc thẩm định giải quyết món vay đã khó, thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi là công việc khó hơn. Tuy nhiên cũng không ít khách hàng chây ỳ để phát sinh nợ quá hạn thậm chí trở thành nợ xấu cần có những biện pháp xử lý để làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng.

Trong xử lý nợ xấu có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống. Muốn làm tốt công tác xử lý nợ cần giải quyết tốt các vấn đề sau.

- Phân loại chi tiết loại nợ xấu

Thực hiện đánh giá phân tích để phân loại nợ xấu thành các nhóm khách quan, chủ quan, có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc thực thi kế hoạch trả nợ, chây ỳ trong việc trả nợ, có TSĐB tiền vay, không có TSĐB tiền vay… để có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để xử lý nợ

Hàng tuần, hàng tháng nhóm xử lý nợ họp lại báo cáo kết quả xử lý nợ xấu để Giám đốc Chi nhánh giao nhiệm vụ xử lý tiếp theo. Thực hiện phân công giao nhiệm vụ, giao trách nhiệm, giao khoán thu nợ như một chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần chủ động xây dựng

phương án xử lý, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý thu hồi.

- Hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ trong xử lý nợ có vấn đề

Đối với nợ quá hạn trường hợp khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, biến động bất lợi của giá cả hàng hóa, đau ốm… cần xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn như gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng. Do vậy CV.QHKH là người gần gữi với khách hàng nhất đề xuất các biện pháp nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng để giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Khi trả nợ, nếu khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn có thể thực hiện miễn giảm lãi trong khuôn khổ và khả năng cho phép. Làm tốt công tác này, mối quan hệ giữa Bản Việt ĐăkLăk với khách hàng ngày càng khăng khít hơn.

Trường hợp khách hàng có biểu hiện thiếu tích cực, không hợp tác tốt với ngân hàng trong việc xây dựng kế hoạch trả nợ, tùy mức độ trường hợp cụ thể áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau nhưng phải tuân thủ theo nguyên tắc là kiêm quyết, dứt khoát. Nếu khách hàng không chịu trả nợ cần áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn như phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện, phát mãi tài sản….

Trường hợp nợ xấu có liên quan đến CV.QHKH tiêu cực thì nhất thiết phải xử lý, quy trách nhiệm vật chất, chuyển công tác khác hoặc xử lý ngừng cho vay, chuyển đi thu nợ hoặc nặng hơn là sa thải, khởi kiện ra pháp luật. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả hơn công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề Bản Việt ĐăkLăk cần tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của chính quyền, các cơ sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiêm quyết đối với đối tượng chây ỳ, khó thu

b. Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay

RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ra xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:

Ngân hàng cần xây dựng một chính sách rõ ràng về TSĐB, các tiêu chuẩn của TSĐB, cách định giá… yêu cầu đối với TSĐB có thể căn cứ dựa vào xếp hạng tín dụng và lịch sử giao dịch của khách hàng.

Chỉ cần cầm cố thế chấp những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ xử lý khi có rủi ro xảy ra. Đối với những tài sản mà khách hàng chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về sở hữu tài sản thì yêu cầu khách hàng hoàn thành việc đăng ký sở hữu tài sản, nhất là đối với tài sản là nhà xưởng, công trình trên đất… rồi mới nhận cầm cố, thế chấp. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của TSĐB.

Cho vay khách hàng trung dài hạn nhất thiết phải có TSĐB vì đối tượng khách hàng rất phức tạp. Các khoản vay tín chấp chỉ được thực hiện đối với cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp uy tín, có trả lương hàng tháng qua tài khoản mở tại Chi nhánh đồng thời có xác nhận của lãnh đạo đơn vị. Bởi vì TSĐB không phải là căn cứ để quyết định cấp tín dụng, đây chỉ là cơ sở để xác định hạn mức cho vay. Chứng minh nguồn trả nợ mới là yếu tố quyết định khách hàng có được cấp tín dụng hay không

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)