Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng trung dài hạn đến hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 28 - 30)

6. Tổng quan tài liệu

1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG DÀ

1.2.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng trung dài hạn đến hoạt động kinh

kinh doanh Ngân hàng và nền kinh tế

a. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng

Khi rủi ro trong tín dụng xảy ra, Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền khi đến hạn, gây mất cân đối thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng. Từ đó, bắt buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những đối với thị trường nội địa mà còn lan rộng sang các nước, kết quả kinh doanh của Ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

Trong cho vay trung dài hạn khi gặp rủi ro, Ngân hàng không thu được khoản tiền gốc và tiền lãi, nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho những khoản vốn huy động đến hạn, làm cho Ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân đối thu chi và ro rủi thanh khoản xảy ra.

Chi phí tăng do trích lập dự phòng, làm cho kết quả kinh doanh giảm sút. Trong cho vay trung và dài hạn các khoản vay thường có thời hạn dài và các khoản vay tương đối lớn nếu xảy ra rủi ro kéo dài, Ngân hàng có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán.

b. Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội

Ngân hàng là một tổ chức tín dụng trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại, nên khi có rủi ro tín dụng xảy ra thì chẳng những ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng sẽ co tác động dây chuyền, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.

Khi uy tín của Ngân hàng giảm sút, hệ thống Ngân hàng không còn khả năng thực hiện chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp. Hơn nữa, sự đổ vỡ của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế làm cho nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định….

Trong cho vay trung dài hạn với các dự án lớn có mang tính hệ thống do có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong nền kinh tế, rủi ro có thể gây hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia

Rủi ro tín dụng trung dài hạn khiến Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động chỉ cần người gửi tiền mất niềm tin vào Ngân hàng họ tiến hành rút ồ ạt, tạo hiệu ứng tâm lý rút tiền ở các Ngân hàng khác, hậu quả có thể khiến hệ thống Ngân hàng sụp đổ. RRTD trung dài hạn cũng khiến cho việc cung

ứng vốn cho nền kinh tế gặp khó khăn, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, chất lượng cuộc sống giảm sút.

Tóm lại, rủi ro tín dụng sẽ gây ảnh hưởng ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là giảm lợi nhuận khi trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất là ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay. Đối với dự án lớn, Ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Do đó, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng an toàn là vấn đề vô cùng trọng đại, không chỉ là công việc thường xuyên và quan trọng của một ngân hàng riêng lẻ mà còn là vấn đề của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng TMCP bản việt chi nhánh đăk lăk (Trang 28 - 30)